SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường
- Mã tài liệu: BM0246 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1677 |
Lượt tải: | 62 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Công tác kiểm tra của các tổ chuyên môn
2. Sinh hoạt tổ khối theo định kì, thường xuyên trong tháng
3. Chỉ đạo đánh giá tiết dạy
4. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho tổ trưởng
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển nền gíáo dục. Tuy nhiên đất nước muốn phát triển thì phải có con người có đủ đức, đủ tài để sẵn sàng đáp ứng mọi công việc.
Đối với một nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học phần lớn do quyết tâm của đội ngũ CB,VC. Với phong trào “ Tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học ” thì hoạt động chuyên môn của trường chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc dạy học và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Trong hoạt động dạy và học của nhà trường thì hoạt động bộ phận chuyên môn, các tổ khối là tổ chức hết sức quan trọng đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường TH có phong trào chuyên môn tốt đều rất chú trọng đến sinh hoạt tổ chuyên môn. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ chuyên môn sinh hoạt chưa hiệu quả như: tổ chức họp nhưng đôi lúc chưa bàn sâu về chuyên môn, chưa tổ chức thảo luận, để có những biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với từng phân môn trong giảng dạy. Một số tổ trưởng còn lúng túng trong chỉ đạo các thành viên trong tổ. Chưa nắm rõ nhiệm vụ của người tổ trưởng.
Để hoạt động các tổ chuyên môn có hiệu quả là một công việc rất khó đòi hỏi Ban giám hiệu phải nhiệt tình, bám sát kiểm tra và có quyết tâm xây dựng. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường”.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu
Đề ra những vấn đề lý luận về chuyên môn và nhiệm vụ của tổ chuyên môn. Nhằm nâng cao năng lực quản lí trong từng tổ chuyên môn được tốt hơn.
Nhiệm vụ
Nội dung và cách tiến hành một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả.
Với mục đích tìm ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu trên nhằm nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường.
- Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong trường tiểu học
Hoạt động của tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu.
- Giới hạn đề tài
Thông qua dự giờ, quan sát tìm hiểu hoạt động chuyên môn của nhà trường TH Phan Bội Châu và các trường bạn.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp Quan sát; Điều tra; Thống kê.
- Phần nội dung
- Cơ sở lí luận
– Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ:
- a) Nhiệm vụ, chức năng của người tổ trưởng chuyên môn
* Nhiệm vụ của tổ khối trưởng chuyên môn
– Chịu trách nhiệm về việc tổ chức quá trình giảng dạy, giáo dục trong khối, về hoàn thành chương trình dạy học, về chất lượng giảng dạy và chất lượng kiến thức của học sinh trong khối.
– Quản lý và chỉ đạo nề nếp giáo viên và học sinh của khối.
* Chức năng của tổ khối trưởng chuyên môn :
– Lập kế hoạch hoạt động để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra học tập của học sinh trong khối.- Hướng dẫn giáo viên công tác giảng dạy, giáo dục như: cách sử dụng ĐDDH, quy định về công tác trực nhật, lịch trực nhật lớp; quy định lịch kiểm tra; lịch dự giờ, chế độ báo cáo của các lớp …
– Cộng tác với các ĐDCMHS, các hoạt động về mặt giảng dạy giáo dục của gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh yếu, cá biệt.
- Thực trạng
Trường tiểu học Phan Bội Châu có 10 lớp. với tổng số 240 HS ; 100% học sinh học 2 buổi/ngày.
Toàn trường có 25 CB – GV, 11 Đảng viên.
Phần lớn đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn để dạy tốt – nêu gương sáng cho học sinh noi theo; Đa số đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường rất tích cực, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, trong việc bồi dưỡng chuyên môn.
* Mặt yếu – hạn chế
Một số tổ chuyên môn sinh hoạt chưa hiệu quả như: tổ chuyên môn có họp nhưng bàn về chuyên môn chưa sâu, chưa tổ chức thảo luận, để có những biện pháp, phương pháp phù hợp với từng phân môn trong giảng dạy.
Một số ít khối trưởng chưa đáp ứng kịp được trong công việc.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn chưa đa dạng, chưa nhiều hình thức. Lãnh đạo trường tham gia sinh hoạt cùng với tổ chưa được thường xuyên. Một số cá nhân chưa có sự đầu tư cao trong công việc.
Một số tổ trưởng còn ngại trong chỉ đạo. đánh giá nhận xét còn cào bằng
Đội ngũ khối trưởng chưa được tập huấn về công tác quản lí.
Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ khối trưởng chưa đồng đều, chưa linh hoạt trong hoạt động của tổ dẫn đến một số hiệu quả giáo dục chưa cao.
Kết quả học sinh giỏi qua các kì thi so với yêu cầu thực tế còn thấp.
Từ những thực trạng trên chúng ta thấy nhiệm vụ tổ chuyên môn là Quản lý và chỉ đạo giáo viên và học sinh của khối của mình, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp dạy học, về đổi mới nội dung chương trình một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh là người theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những tồn tại về phương pháp giảng dạy của GV, học tập của HS. Vì vậy các tổ trưởng chuyên môn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Để thành công hơn trong công tác giáo dục toàn diện đáp ứng công cuộc đổi mới thì cần có những giải pháp, biện pháp cụ thể:
- Nội dung và hình thức của Giải pháp
- a) Mục tiêu của giải pháp
Nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chuyên môn trong trường giúp các tổ trưởng có đủ năng lực tham gia vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn.
- b) Nội dung và cách thức thực hiện
Việc lập kế hoạch : Công việc chỉ đạo chuyên môn bắt đầu từ lập kế hoạch. Toàn bộ kết quả của sinh hoạt chuyên môn phụ thuộc vào các hoạt động:
– Ban giám hiệu nhà trường cụ thể hóa nội dung công việc cần thực hiện bằng kế hoạch năm, tháng, tuần theo trình tự thời gian nhất định. Công khai, bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm, tập trung xây dựng hệ thống chỉ tiêu và các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học (thông qua hội nghị CBVC; Họp hội đồng sư phạm đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ…).
– Kế hoạch hoạt động được thể hiện cả định tính và định lượng, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân. Quy định rõ về thời gian thực hiện, thời gian tổng hợp báo cáo kết quả.
– Trong hội nghị (cuộc họp), sau khi Hiệu trưởng dự kiến nội dung công việc cần làm, thời gian và các giải pháp tổ chức thực hiện. Tiếp đến tập thể thảo luận, đưa ra những sáng kiến cá nhân, bổ sung thêm bớt một số nội dung, giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]