SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học
- Mã tài liệu: BM0242 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2762 |
Lượt tải: | 65 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Phạm Thị Mai Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Đông Xuân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Phạm Thị Mai Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Đông Xuân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Đi thực tế xuống địa bàn các điểm trường tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân và của giáo viên.
Biện pháp 2: Phân công giáo viên thành các tổ chuyên môn theo khu, cụm bản. Có tổ trưởng, tổ phó trực tiếp phụ trách.
Biện pháp 3: Sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Biện pháp 4: Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý cho các tổ chuyên môn giáo viên
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
Những năm qua, vấn đề chất lượng giáo dục luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ðiều đó đòi hỏi toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung, mỗi nhà trường, thầy giáo, cô giáo nói riêng cần có những biện pháp đổi mới hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, đổi mới giáo dục là nhiệm vụ đã được toàn ngành triển khai từ những năm gần đây. Đây cũng là năm học Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo việc kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức việc đánh giá định kỳ qua đó, tạo lập được phương pháp đánh giá chất lượng học sinh hiệu quả. Vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên.
Mặc dù việc đổi mới đã bước đầu đạt được một số kết quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nhất là việc quản lý, chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên chưa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ. Ðáng chú ý là việc quản lý, chỉ đạo các điều kiện bảo đảm chất lượng nói chung, còn hạn chế, thậm chí gây bức xúc cho xã hội. Chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ở địa phương chưa cao.
Việc xử lý những bất cập chưa triệt để những cán bộ, giáo viên bê trễ công việc chưa hoàn thành nhiệm vụ còn chưa đủ để những cán bộ, giáo viên này thay đổi cách nghĩ, cách làm việc để tạo chuyển biến mạnh mẽ theo công cuộc đổi mới. Các chuyên gia giáo dục cho rằng: “.Cần có thêm những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục”. Việc nên bắt đầu từ đâu ? Đổi mới như thế nào ? luôn là câu hỏi thường trực để tôi và các đồng nghiệp có trách nhiệm với con em các dân tộc Sông Mã luôn suy nghĩ tìm tòi để đưa chất lượng giáo dục tiểu học huyện Sông Mã tiến nhanh, tiến chắc cùng các huyện bạn.
Thực tế công tác giáo dục tại huyện Sông Mã những năm qua do địa bàn rộng địa hình phức tạp nên việc phân công giáo viên giảng dạy tại các trường, các trường lại có các khu cách xa trung tâm gặp không ít khó khăn trong quản lý (toàn huyện có 30 trường tiểu học chia thành hơn 180 khu lẻ). Đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học nhiều năm qua được phân chia nhận nhiệm vụ công tác rải rác ở nhiều khu, điểm trường lẻ nên Ban giám hiệu quản lý các đơn vị gặp không ít khó khăn. Việc khắc phục tình trạng trên là vấn đề không đơn giản với các đơn vị. Làm sao để quản lý, duy trì được việc dạy và học đảm bảo chất lượng mặt khác kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia cho bậc tiểu học phải đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp, đảm bảo số lượng, chất lượng học sinh được học 2 buổi/ngày. Là một cán bộ quản lý tại trường đã có 04 năm làm công tác chuyên môn tại phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý chuyên môn cả bậc tiểu học, hiện nay tôi đang làm công tác quản lý tại trường tiểu học Bản Mé. Một đơn vị trường đóng ở xã đặc biệt khó khăn, trường có 07 điểm lẻ đi lại khó khăn lại cách sông, cách suối, mỗi điểm lại có các bản, các dân tộc với phong tục, tập quán và điều kiện sống khác nhau. Vì vậy tôi đã tìm hướng “Đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học Bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
- Nội dung sáng kiến.
2.1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết.
Hiện nay các cán bộ quản lý các trường thường được bổ nhiệm từ giáo viên qua quá trình công tác là những người giúp một phần việc cho BGH, chưa qua các lớp đào tạo, tập huấn hay thực tế quản lý tổ chức hoạt động. Việc tạo điều kiện cho các giáo viên làm quen với công việc quản lý trên thực tế với quy mô nhỏ để tạo tiền đề cho các cán bộ quản lý trong tương lai là cần thiết.
Trường tiểu học Bản Mé được tách ra từ trường PTCS Nà Nghịu từ năm 1997 cho tới năm học …………đã là 18 năm việc quản lý nhà trường có những đặc điểm sau:
2.1.1. Thuận lợi:
– Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Phòng GD&ĐT Sông Mã, các cấp Đảng uỷ và chính quyền địa phương xã Nà Nghịu cũng như nhân dân nơi đơn vị trường đóng. Các chi bộ bản được quán triệt chủ trương từ Đảng ủy xã đã tích cực triển khai cùng nhà trường tu sửa CSVC đảm bảo cho các hoạt động dạy và học được duy trì.
– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm năng động trong công việc được giao.
– Nhà trường có tương đối đầy đủ phòng học từ lớp 1 đến lớp 5 ở các điểm trường.
– Trường đang trong giai đoạn hoàn thiện xây dựng các tiêu chí chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 để đề nghị công nhận vào năm ………….
2.1.2. Khó khăn:
– Địa bàn trường rộng chia thành 07 điểm lẻ nằm rải rác ở các cụm bản cách xa khu trung tâm trường phải qua sông, qua cầu phao và còn có khá nhiều bản đặc biệt khó khăn đời sống nhân dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào làm nương rẫy. Trong các năm học …………và …………liên tục xảy ra hạn hán, lũ quét.
– Hệ thống đường giao thông liên bản khu Nậm ún, Co phường đã xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ tới việc học sinh tới trường và giáo viên tới lớp.
Vẫn còn một số hộ ý thức xây dựng trường lớp, quan tâm đến việc học tập của con em còn hạn chế phó mặc cho nhà trường.
– Còn một số cán bộ, giáo viên nhận thức còn hạn chế về chủ trương, chính sách của Nhà nước, văn bản quy định của ngành.
– Việc tập trung các tổ trưởng, tổ phó ở khu trung tâm từ nhiều năm trước đã tạo nên thói quen xa rời cơ sở của các cán bộ giúp việc cho Ban giám hiệu. Mặt khác việc tập trung các tổ trưởng, tổ phó ở khu trung tâm khi có các hoạt động dự giờ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, khối thì các tổ trưởng, tổ phó khối lại phải bỏ lớp để thực hiện các hoạt động nói trên.
– Cảnh quan môi trường giáo dục nhà trường nhiều năm trước ít được quan tâm.
– Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho dạy và học vừa thiếu vừa cũ, chưa đảm bảo các yêu cầu của chuẩn.
Năm học …………. Tổng số lớp: 28 lớp. Năm học …………. Tổng số lớp: 27 lớp.
Cách thức điều hành quản lý (xem Mô hình quản lý nhà trường từ năm học …………trở về trước Phụ lục 1).
2.2. Nội dung của sáng kiến.
2.2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
* Tháng 10/2013, Hội nghị Trung ương 8 đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục. Hội nghị đã căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước và yêu cầu phát triển giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.
Hội nghị đã thống nhất quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
– “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
– Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
– Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
– Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển GD&ĐT tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]