SKKN “một số biện pháp góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường thpt
- Mã tài liệu: MP1192 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 493 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 60 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 60 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm ““một số biện pháp góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm
3.2. Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua hình thức tổ chức sự kiện.
3.3. Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua hình thức diễn đàn
3.4. Phát triển năng định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động câu lạc bộ
3.5. Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua trải nghiệm trong môn học
3.6. Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm thực tế một số mô hình nghề nghiệp tại địa phương
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ÐẶT VẤN ÐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại số hóa, rất nhiều ngành nghề bị đào thải và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Theo dự đoán của diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và thuật toán chiếm đến 52%. Cho nên việc giáo dục đơn thuần chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp. Để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những biến đổi của thế giới mới, giáo dục cần có những thay đổi rõ rệt và hiệu quả hơn để tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi. Vì thế giáo dục lựa chọn nghề nghiệp phù hợp năng lực của công dân tương lai là vô cùng cần thiết.
Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, dù đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng thị trường lao động nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Các con số cụ thể như 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh bao gồm người mất việc, nghỉ giãn việc, giảm giờ làm…Tỷ lệ thất nghiệp của giai đoạn này cũng được xem là cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Chính vì những lí do trên mà các bậc phụ huynh và các em học sinh cần phải lựa chọn đúng nghề nghiệp trong tương lai để có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp mà vẫn dự phòng trường hợp dịch bệnh có những chuyển biến xấu hơn.
Một thực trạng đang diễn ra hiện nay là đa phần học sinh đang lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, thời vụ, theo phong trào, theo bạn bè rủ rê mà không biết và không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp, sự phù hợp của bản thân với nghề lựa chọn cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường. Hiện tại hết học kì 1, nhưng nhiều em 2k5 chưa hiểu rõ về năng lực, khả năng bản thân thích nghề gì, chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu về ngành nghề mình lựa chọn. Nhiều phụ huynh không định hướng nghề nghiệp cho con hoặc không dựa vào năng lực, sở trường mà dựa vào “sở thích” gia đình hoặc không quan tâm, do bận hoặc không hiểu biết. Hệ lụy của sự không hiểu biết này có thể là chọn sai nghề, lãng phí thời gian để chọn lại, hoặc làm trái nghề, học những nghề mà sau khi ra trường nhu cầu xã hội không cần đến… Vì vậy, bản thân chúng tôi là một giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, chúng tôi nhận thấy cần phải có trách nhiệm trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT hiện nay.Với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới trong việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường THPT Diễn Châu 4 ” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm năm nay.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu về năng lực lựa định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Diễn Châu 4 nói riêng.
- Đưa ra một một số biện pháp góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp (PTNLĐHNN) cho các em, nâng cao nhận thức để các em chọn nghề phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.
- Hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp phù hợp cho từng đối tượng học sinh, góp phần thực hiện kế hoạch, định hướng phân luồng học sinh tại các trường THPT.
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực định hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp, tầm quan trọng của việc chọn nghề phù hợp cho bản thân.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông Diễn Châu 4.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhằm định hướng, tư vấn hướng nghiệp cho các em chọn nghề một cách phù hợp nhất với năng lực sở trường của mình.
- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
+ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. + Phạm vi, địa bàn nghiên cứu:
- Phạm vi, địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường THPT Diễn Châu 4, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học: 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp cho học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh. – Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với học sinh, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể,…
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên đi trước, tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hướng nghiệp hàng năm.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác tư vấn hướng nghiệp, công tác chủ nhiệm, lồng ghép qua bộ môn, sinh hoạt các câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm.
- ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài về tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp thì đề cập khá nhiều nhưng phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp thì chưa có đề tài nào đề cập. – Giúp học sinh THPT phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp, từ đó phân luồng năng lực nghề nghiệp học sinh theo từng nhóm dựa vào khảo sát năng lực, sở trường, nguyện vọng học sinh sau tốt nghiệp THPT.
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu giúp giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách dạy hướng nghiệp định hướng đúng đắn năng lực nghề nghiệp cho học sinh THPT.
- Đề xuất biện pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu về tư vấn, định hướng, phân luồng nghề nghiệp, cho học sinh các trường THPT khác theo yêu cầu phát triên nguồn nhân lực trên địa bàn.
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT | Thời gian | Nội dung công việc |
1 | Tháng 8/2022 | – Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu |
2 |
Tháng 9/2022 |
-Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng kiến kinh nghiệm |
3 | Tháng 10;11 /2022 |
|
4 |
Tháng 12/2022; 1/2023 |
|
5 | Tháng 2;3/2023 | – Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường |
PHẦN II: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN.
- 1.Một số khái niệm liên quan.
- 1.Năng lực.
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Còn theo từ điển tâm lý học, năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.
Năng lực được chia thành 2 nhóm: Năng lực chung phần chìm: Chiếm khoảng 8090% bao gồm những loại như năng lực tư duy, phán xét, khái quát vấn đề, tưởng tượng…Những yếu tố tiềm ẩn, cần được khai thác và phát huy trong quá trình làm việc hay chịu sự tác động của môi trường xung quanh, điều kiện, tình huống cụ thể để bộc lộ. Năng lực chuyên môn: Phần nổi: Chiếm 10% – 20%, là loại năng lực cụ thể cho một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống, có thể là kinh doanh, bán hàng, tổ chức, âm nhạc, hội họa…
Như vậy có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của một người về kiến thức, kỹ năng, thái độ… cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác, cũng là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau.
1.1.2.Phát triển năng lực.
Phát triển năng lực là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Phát triển khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí… Phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]