SKKN Một số biện pháp góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học các chuyên đề Lịch sử (chương trình gdpt 2018)
- Mã tài liệu: MP1291 Copy
Môn: | LỊCH SỬ |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 503 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 131 |
Tác giả: | Trần Thị Hòe |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 131 |
Tác giả: | Trần Thị Hòe |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Lương Văn Tụy |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học các chuyên đề Lịch sử (chương trình gdpt 2018)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học Các chuyên đề học tập môn Lịch sử, lớp 10 (Chương trình 2018) tại trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, tỉnh Ninh Bình
2.3.1. Vận dụng dạy học theo dự án
2.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm
2. 3.3. Sử dụng hệ thống bài tập lịch sử
2.3.4. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
– Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học các chuyên đề học tập môn Lịch sử, lớp 10 (Chương trình 2018) tại trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy và các trường THPT tỉnh Ninh Bình”
– Lĩnh vực áp dụng:
+ Giảng dạy các chuyên đề học tập môn Lịch sử, lớp 10 (Chương trình 2018) tại trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy và các trường THPT, tỉnh Ninh Bình.
+ Ôn thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi khu vực, học sinh giỏi Quốc gia và thi THPT quốc gia.
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm
* Chi tiết giải pháp cũ:
+ Trong quá trình giảng bài mới, có thể đã áp dụng công nghệ thông tin để cung cấp những hình ảnh sinh động… nhưng giáo viên chủ yếu dành thời gian cho thông báo, miêu tả, giải thích, ghi bảng hoặc đọc cho học sinh chép bài. Nếu có phát huy trí lực học sinh, gây sự chú ý các em, giáo viên cũng chỉ nêu câu hỏi đơn giản: Ví dụ, khi dạy chuyên đề “Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917”, giáo viên thường hỏi học sinh: “Tại sao trước cách mạng Tháng Mười, nước Nga được coi là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc?”,“Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917”, “Phân tích ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cho biết công lao của Lê Nin đối với cuộc cách mạng này?” V…v…
+ Cuối giờ học, giáo viên căn dặn học sinh về nhà học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.
*Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
+ Ưu điểm: đảm bảo đựợc tiến độ thời gian, chương trình, giáo viên không mất nhiều thời gian, công sức cho việc soạn bài và giảng dạy.
+ Nhược điểm: không gây được hứng thú, không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, bên cạnh việc lĩnh hội kiến thức thì học sinh còn rất cần được rèn luyện về khả năng độc lập làm việc, tinh thần và ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập.
b. Giải pháp mới cải tiến:
* Mô tả bản chất của giải pháp mới:
– Tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi biết:
+ Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử cấp THPT được xây dựng theo hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà HS đã được học ở cấp THCS.
Bên cạnh các nội dung cốt lõi được cấu trúc theo các chủ đề, những HS có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề với mục tiêu: Mở rộng, nâng cao kiến thức và NL sử học đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu ở cấp THPT; Giúp các em hiểu sâu hơn vai trò của sử học trong đời sống thực tế, cũng như có đủ NL cơ bản để giải quyết những vấn đề có liên quan đến lịch sử và tiếp tục tự học lịch sử suốt đời; Tăng cường HĐTN thực tế để HS phát triển tình yêu, sự say mê, ham thích tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử thế giới.
+ Hiện nay, việc phát triển NL VDKTKN cho HS trong DHLS đã và đang được nhiều nhà giáo dục và GV quan tâm. Tuy nhiên, thực tế DHLS ở các trường phổ thông hiện nay cho thấy, việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển NL vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là việc dạy học với mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các NL theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn rất mới mẻ. Hầu hết GV vẫn còn lúng túng trong việc phát triển, đánh giá các NL nói chung và NL KTKN nói riêng. Vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này nhằm giúp cho GV làm tài liệu tham khảo đáp ứng với yêu cầu dạy học chương trình mới.
– Dựa trên sự kế thừa những vấn đề được nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018, nghiên cứu về 03 chuyên đề học tập lớp 10, gồm: Chuyên đề “Các lĩnh vực của Sử học”; “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam”; “Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử”
+ Tiếp tục nghiên cứu về mặt lí luận về NL và DH PTNL, khẳng định ý nghĩa của việc PTNL cho HS, đặc biệt là NL VDKTKN trong DH nói chung và DHLS nói riêng ở trường THPT. Trong đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu về NL VDKTKN trong DHLS trên các khía cạnh: quan niệm; nội dung và biểu hiện, các tiêu chí đánh giá mức độ của NL VDKTKN của HS ở trường THPT
+ Tiến hành khảo sát thực tiễn việc PT NL VDKTKN trong DHLS ở trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình làm cơ sở cho việc xác định nội dung, đề xuất các hình thức tổ chức dạy học và biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả bài học, thúc đẩy việc PTNL cho HS, đặc biệt là NL VDKTKN ở trường THPT, nhất là các trường THPT Chuyên có nhiều đặc thù.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm PTNL VDKTKN cho HS trong dạy học các chuyên đề Lịch sử, lớp 10 (chương trình 2018) ở trường THPT.
+ Triển khai việc dạy học cụ thể theo lý thuyết đã nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy để kiểm định tính khả thi của các biện pháp và rút ra kết luận khoa học.
– Cụ thể, khi tiến hành đề tài, chúng tôi đã tập trung triển khai và làm rõ các vấn đề sau:
Về yêu cầu cần đạt
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Chuyên đề 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC
Thông sử và Lịch sử theo lĩnh vực
– Tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống
thông qua ví dụ cụ thể.
– Giải thích được khái niệm thông sử.
– Nêu được nội dung chính của thông sử.
– Nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử
– Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo
lĩnh vực.
Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới – Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc
– Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử thế giới.
Một số lĩnh vực của
lịch sử Việt Nam
– Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá
Việt Nam.
– Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hoá Việt Nam trên đường thời gian.
– Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
– Tóm tắt được nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam
trên đường thời gian.
– Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội.
– Tóm tắt được nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên
đường thời gian.
– Giải thích được đối tượng của lịch sử kinh tế.
– Tóm tắt được nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên
đường thời gian.
Chuyên đề 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM
Di sản văn hoá – Giải thích được khái niệm di sản văn hoá.
– Nêu được ý nghĩa của di sản văn hoá: tài sản vô giá của
cộng đồng, dân tộc, nhân loại được kế thừa từ các thế hệ
trước cho các thế hệ mai sau.
– Chỉ ra được một số cách phân loại, xếp hạng di sản
văn hoá.
– Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại,
xếp hạng di sản văn hoá.
Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá – Giải thích được khái niệm bảo tồn di sản văn hoá.
– Phân tích được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá: bảo tồn phải đặt trong bối cảnh phát triển bền vững để bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của phát triển.
– Phân tích được cơ sở khoa học của công tác bảo tồn di sản văn hoá trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
– Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá: tuyên truyền giáo dục ý thức bảo tồn di sản, đầu
tư cơ sở vật chất, tăng cường biện pháp bảo vệ di sản,…
– Giải thích được vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
– Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua ví dụ cụ thể.
– Có ý thức trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá ở địa phương và đất nước.
Một số di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam (gợi ý) – Xác định được vị trí phân bố các di sản văn hoá phi vật
thể tiêu biểu trên bản đồ.
– Giới thiệu được nét cơ bản về một trong số những di sản
văn hoá phi vật thể
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 413
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 10
- [product_views]