SKKN Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11
- Mã tài liệu: MP0774 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 319 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11″ triển khai các biện pháp như sau:
1. Kết thúc bài học bằng tổ chức trò chơi
2. Kết thúc bài học bằng tổ chức diễn kịch, đóng vai
3. Kết thúc bài học bằng việc thiết kế mô hình
4. Kết thúc bài học bằng việc thảo luận câu hỏi nêu vấn đề được GV nêu ra đầu tiết học
5. Kết thúc bài học bằng SĐTD, hệ thống sơ đồ hóa kiến thức, điền sơ đồ trống, bảng biểu.
6. Kết thúc bài học bằng tranh luận, lật ngược lại vấn đề
7. Kết thúc bài học bằng việc cung cấp thêm thông tin, tư liệu để khắc sâu kiến thức.
8. Kết thúc bài học bằng cách gắn kiến thức sinh học với thực tế
9. Kết thúc bài học bằng việc đặt vấn đề, câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ để HS về nhà suy nghĩ tìm lời giải đáp, hoàn thành nhiệm vụ
10. Kết thúc bài học bằng thực hiện các thí nghiệm
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHVC&NL: | Chuyển hóa vật chất và năng lượng |
ĐC: | Đối chứng |
GV: | Giáo viên |
HS: | Học sinh |
KĐ: | Khởi động |
KTBH: | Kết thúc bài học |
NL: | Năng lực |
PPCT: | Phân phối chương trình |
SGK: | Sách giáo khoa |
SH: | Sinh học |
THPT: | Trung học phổ thông |
TN: | Thí nghiệm |
TNSP: | Thực nghiệm sư phạm |
SĐTD: | Sơ đồ tư duy |
SKKN: | Sáng kiến kinh nghiệm |
MỤC LỤC
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………. 1
- Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………. 1
- Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 2
- Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 2
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………….. 2
- Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………… 2
- Phương pháp nghiên cứu lý luận …………………………………………………………… 2
- Phương pháp điều tra …………………………………………………………………………… 3
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm ……………………………………………………….. 3
- Phương pháp thống kê toán học …………………………………………………………….. 3
- Những đóng góp mới của đề tài ……………………………………………………………….. 3 PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………………………………….. 4
- Cơ sở khoa học của đề tài ……………………………………………………………………….. 4
- Cơ sở lí luận ………………………………………………………………………………………. 4
- Cơ sở thực tiễn. ………………………………………………………………………………….. 6
- Xây dựng một số biện pháp tích cực để tổ chức hoạt động KTBH nhằm phát huy
năng lực của HS ……………………………………………………………………………………….. 8
- Nguyên tắc xây dựng hoạt động KTBH ………………………………………………….. 8 2.2. Quy trình xây dựng hoạt động KTBH …………………………………………………….. 9
- Những kiến thức có thể thiết kế hoạt động KTBH của từng bài trong phần:
Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11. …………………………………………. 9
- Một số biện pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học
Sinh học ở trường phổ thông …………………………………………………………………….. 11
- Áp dụng các biện pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11 ……………………………. 18
- Thực nghiệm sư phạm ………………………………………………………………………….. 46
- Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm. …………………………………………………….. 46
- Phương pháp thực nghiệm ………………………………………………………………….. 46
- Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm …………………………………………. 47
- Tiến hành thực nghiệm ………………………………………………………………………. 48
- Kết quả thực nghiệm …………………………………………………………………………. 48
- Kết luận về thực nghiệm …………………………………………………………………….. 51
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………. 52
- Kết luận ……………………………………………………………………………………………… 52
- Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………. 54 PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………….
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, toàn ngành giáo dục đang hướng tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của mỗi HS. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua nhiều đặc trưng trong đó dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…là một trong những đặc trưng vô cùng quan trọng.
Một trong những yêu cầu của tiết học thành công là phải có hoạt động KTBH. Hoạt động KTBH đóng góp vào thành công của tiết dạy. KTBH không chỉ hoàn thành nội dung sau một giờ học nhằm củng cố, hệ thống kiến thức bài học mà còn có thể liên hệ, vận dụng và mở rộng kiến thức giúp HS có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về kiến thức đã học. Nó giúp người học nắm vững hệ thống kiến thức, là tiền đề để xây dựng cho người học khả năng vận dụng vững chắc, có hiệu quả các kiến thức vào học tập và thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp dạy học truyền thống lâu nay vẫn tổ chức hoạt động KTBH đều dựa vào vai trò của GV, phần vì GV là người hướng dẫn nội dung bài học ngay từ đầu giờ cho đến cuối giờ và đa phần HS được GV giao nhiệm vụ hoặc hướng dẫn các hoạt động học tập trong quá trình truyền tải nội dung bài học, nên GV là người KTBH bằng một hoạt động củng cố, và hướng dẫn HS liên hệ vận dụng, mở rộng… và ở dạy học truyền thống GV chỉ hệ thống lại kiến thức mà HS đã được học ở phần nội dung bài học, hơn nữa vào thời điểm KTBH thời gian cũng không còn nhiều nên có khi phần KTBH GV làm thật nhanh hoặc làm qua để hoàn thành các bước lên lớp, cho nên việc đánh giá được mức độ nhận thức cũng như năng lực của HS sau giờ học còn nhiều hạn chế. Vì vậy hoạt động KTBH cần được GV quan tâm hơn và chú trọng hơn đến những hoạt động của HS.
Việc thực hiện hoạt động dạy học tích cực ở phần KTBH rất quan trọng trong một giờ học, ở phần hoạt động này khi bài học đã kết thúc, mọi vấn đề đã được thông qua trong bài học thì HS có thể nhìn được một cách khái quát nhất của vấn đề, hay có những cái nhìn, đánh giá khách quan hơn qua nhiều kênh thông tin đã được tiếp cận, để giúp HS có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn.
Muốn có một hoạt động KTBH ấn tượng, có dấu ấn thì GV phải có những hoạt động đổi mới tích cực cuối giờ học nhằm hướng tới HS. Thay vì KTBH chỉ dựa vào hoạt động của GV thì GV nên hướng tới những hoạt động của HS bằng những phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của HS, khơi gợi những năng lực trong mỗi con người vốn có.
Là một GV giảng dạy bộ môn Sinh học tôi luôn trăn trở phải dạy và giáo dục cho HS những cái gì, dạy như thế nào để giúp HS trở thành những con người có phẩm chất tốt, tự chủ, năng động, sáng tạo, thích ứng với xã hội hiện nay.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11” với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới trong tổ chức dạy học để phát huy những năng lực tích cực cho HS trong phần KTBH.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm những biện pháp tích cực để KTBH nhằm phát huy năng lực của HS qua phần chuyển hóa vật chất và năng lương – sinh học 11 để nâng cao hiệu quả quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động KTBH.
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học, đặc biệt phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11.
- Nghiên cứu các biện pháp và cách thức để tổ chức hoạt động KTBH áp dụng vào từng bài học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng- sinh học 11.
- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
– HS THPT khối 11, GV giảng dạy sinh học ở THPT
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
– Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
5.2. Phƣơng pháp điều tra
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được và so sánh với lớp đối chứng.
5.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng toán xác suất, thống kê để xử lí số liệu và tính toán.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về sử dụng các biện pháp tích cực để KTBH.
- Về mặt thực tiễn: cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào bài dạy để phát huy năng lực cho HS. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập trong dạy HS học ở trường phổ thông.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về hoạt động KTBH
KTBH Là những hoạt động cuối cùng, KTBH và tạo ra một ấn tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Hoạt động KTBH gồm hoạt động luyện tập, củng cố và liên hệ vận dụng, mở rộng để tìm tòi kiến thức mới. Ở hoạt động này thay vì GV là người vừa tổ chức và vừa thực hiện thì mục đích của GV là hướng những hoạt động đến người học.
GV sử dụng các hoạt động kết thúc để: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm kiến thức, nhấn mạnh các thông tin quan trọng, kết thúc mở, nhận ra những nhận thức sai của người học. HS thấy các hoạt động kết thúc giờ học hữu ích cho việc: Tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết của họ về những điểm chính, củng cố và tiếp thu các thông tin quan trọng, liên kết các ý tưởng bài học với khung khái niệm và kiến thức đã học trước đó, áp dụng ý tưởng vào tình huống mới.
1.1.2. Mục đích của hoạt động KTBH
KTBH là hoạt động cuối cùng của giờ học bao gồm hoạt động luyện tập củng cố và hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức: KTBH nhằm tạo ra những ấn tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học với mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Trong phần KTBH GV tạo điều kiện để HS hình thành và phát triển các năng lực như năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực đánh giá, nhận xét…
1.1.3. Cấu trúc hoạt động KTBH
Hoạt động KTBH bao gồm hoạt động luyện tập, củng cố và hoạt động mở rộng kiến thức dưới những hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp mới nhằm hướng tới những năng lực cho HS.
- Hoạt động luyện tập, củng cố:
Mục đích của hoạt động này là giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa mới lĩnh hội được. Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập, tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp HS kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp GV kiểm tra kết quả HS đã lĩnh hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]