SKKN Một số biện pháp lồng ghép các chuyên đề seminar nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0316 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 482 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp lồng ghép các chuyên đề seminar nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Lựa chọn chuyên đề sinh hoạt phù hợp hàng tháng tại tổ, nhóm chuyên môn
2. Xây dựng giáo án Seminar chuyên đề mẫu
3. Triển khai tiết sinh hoạt chuyên môn mẫu
4. Triển khai tiết sinh hoạt tại tổ, nhóm chuyên môn nhà trường
5. Đánh giá việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn có sự lồng ghép Seminar chuyên đề tại các tổ, nhóm
6. Khảo sát ý kiến các thành viên tổ, nhóm khi tham gia các buổi Seminar
7. Tổ chức các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn Đề tài
Nói đến hoạt động chuyên môn trong trường THPT thì không thể không nói đến hoạt động của tổ chuyên môn, vì tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh, nhưng vẫn còn một số tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại. Những tồn tại ở các tổ này là: ít bàn về chuyên môn, chưa biết sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài dạy của phân môn mình đảm nhiệm, chỉ tập trung vào sự vụ hành chính… Bên cạnh đó, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như GV bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên (GV) theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, GV ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Để thực hiện tốt chương trình GDPT 2018, GV và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cần chủ động tự bồi dưỡng, có kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp tại nhà trường với sự hỗ trợ của của đồng nghiệp. Xuất phát từ những hiện trạng và tính cấp thiết của vấn đề trên, với nhiệm vụ là GV trực tiếp giảng dạy, đồng thời nhận nhiệm vụ quản lý chuyên môn của tổ và nhà trường, để có góc nhìn toàn diện và giúp bản thân, đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chúng tôi nghiên cứu giải pháp với Đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép các chuyên đề Seminar nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đính và nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về khái niệm: Vị trí của tổ chuyên môn; Chức năng tổ chuyên môn; Nhiệm vụ tổ chuyên môn; Sinh hoạt tổ chuyên môn; Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn.
- Vai trò của việc xây dựng Seminar chuyên đề trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn.
- Đề xuất được một số biện pháp xây dựng Seminar chuyên đề trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn tại trường THPT Quỳnh Lưu 2.
- Phƣơng pháp nghiên cứu – Nghiên cứu lý luận.
- Khảo sát ý kiến GV và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. – Phỏng vấn, điều tra.
4. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm
Đề tài được nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023.
- Những đóng góp của Đề tài Đề tài không chỉ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, mà còn giúp GV và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phát triển năng lực nghề nghiệp tại nhà trường với sự hỗ trợ của của đồng nghiệp. Khi thực hiện thực nghiệm Đề tài tại các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi nhận thấy được chuyển biến rõ rệt từ chất lượng các buổi sinh hoạt tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, và những thành tích đạt được của các tổ chuyên môn là minh chứng cho sự hiệu quả của Đề tài.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận
1.1. Vị trí của tổ chuyên môn
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có:
- Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có).
- Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
1.2. Chức năng tổ chuyên môn
- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học.
- Trực tiếp quản lý GV trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.
Tổ trưởng chuyên môn bản thân phải là người năng động, có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải phải luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, học tập kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh, gương mẫu trong các hoạt động. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp GV trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Điều 14. Tổ chuyên môn
- Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, GV, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
- Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại
các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]