SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0259 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 673 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cờ Đỏ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cờ Đỏ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Quản lý bằng văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên; các biểu mẫu báo cáo, thống kê
2. Biện pháp thứ hai: Quản lý hình thức qua hiệu quả công việc
3. Biện pháp thứ ba: Ứng dụng CNTT trong quản lý
4. Biện pháp thứ tư: Quản lý tổ chuyên môn qua phong trào thi đua
5. Biện pháp thứ năm: Nghệ thuật quản lý của lãnh đạo đối với cán bộ, giáo viên
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tổ chuyên môn là một bộ phận của một nhà trường, gồm một nhóm GV cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp đổi mới giáo dục… đồng thời TCM cũng là nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu quả của phương pháp giáo dục của đơn vị cơ sở. Trong tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Trong các nhà trường ở các cấp học, vai trò của tổ chuyên môn có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụ thể, là cấp quản lý cơ sở và trực tiếp trong quá trình chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Do khách quan, chủ quan mà hiện nay việc quản lý tổ hoạt động của các tổ chuyên môn trong các trường phổ thông chưa được chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn chưa cao.
Vấn đề đổi mới quản lý các hoạt động của trường phổ thông nói chung, trong trường THPT nói riêng đã có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt trong nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục. Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ thể như: Xác định đúng trọng tâm chương trình môn dạy, bài dạy; bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới của nội dung, chương trình; bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạy; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đối với cả giáo viên và học sinh.
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Quản lý hoạt động chuyên môn là trách nhiệm của cả Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và TTCM với những nội dung và yêu cầu nhất định được phân cấp và thực hiện trong sự phối hợp. Về mặt quản lý, TTCM là chủ thể quản lý trong hệ thống tổ, là đối tượng quản lý trong hệ thống quản lý nhà trường. Nếu công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chủ yếu mang tính chất hành chính, chỉ thị, giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát thì công tác quản lý của TTCM mang tính chất chuyên môn hóa, trực tiếp và phù hợp với nhiệm vụ của GV.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT trong bối cảnh hiện nay thì nhà quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) cần có những biện pháp, cách thức tổ chức mới, linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
Trường THPT Tây Hiếu và THPT Cờ Đỏ là 2 ngôi trường có bề dày lịch sử và tương đồng về tổ chức, đều ra đời trước hết để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các nông trường trên địa bàn (Nông trường 19/5, Nông trường Tây Hiếu 1, Nông trường Tây Hiếu 2, Nông trường Tây Hiếu 3, Nông trường Cờ Đỏ…). Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Sở GD&ĐT Nghệ An, hai trường đã có những thay đổi cơ bản, xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, BGH đã có những cách làm phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Trong bối cảnh toàn ngành đã và đang thực hiện đổi mới theo chương trình GDPT 2018, sự quản lý của Cấp ủy, BGH đối với hoạt động tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng. Nhằm xây dựng cẩm nang một số kinh nghiệm qua thực tiễn công tác chia sẻ với anh em đồng nghiệp, với các nhà quản lý giáo dục, vì thế chúng tôi chọn đề tài là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu, TX Thái Hòa và trường THPT Cờ Đỏ, Huyện
Nghĩa Đàn” làm sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, hoàn thành sứ mạng và niềm tin của cán bộ, nhân dân địa phương tin giao.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý tổ chuyên môn ở các trường THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn tại trường THPT Tây Hiếu, THPT Cờ Đỏ, theo đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Tây Hiếu và THPT Cờ Đỏ, tỉnh Nghệ An.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THPT Tây Hiếu và THPT Cờ Đỏ, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Fredrich Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học – chìa khoá vàng mở ra kỷ nguyên mới cho người Mỹ, đã đưa ra định nghĩa “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
Hoạt động Tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã thực hiện cơ bản theo đúng quy định của Điều lệ trường học và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý tổ chuyên môn cần được cập nhật những phương thức quản lí mới…để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, số lượng tổ chuyên môn giảm đi, các môn trong mỗi tổ tăng lên…nếu đề xuất được các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TCM sát với thực tiễn nhà trường, tập trung khắc phục những mặt hạn chế thì chất lượng hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường sẽ được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tây Hiếu, THPT Cờ Đỏ nói riêng và các trường THPT trên địa bàn, trong tỉnh nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt đông của tổ chuyên môn ở trường THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp quản lý đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn của các trường THPT.
- Phạm vi khảo sát: Tại các trường THPT trên địa bàn Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tác giả đã tiến hành khảo sát 11 CBQL, 30 tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn trong các nhà trường, thu thập số liệu báo cáo các trường, tình hình thực tế CSVC…
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu khoa học về tổ chuyên môn, quản lý trường học, quản lý giáo dục, các văn bản có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu hỏi dành cho HT, các PHT, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên của 05 trường trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Hyện Nghĩa Đàn để tìm hiểu thực trạng quản lý tổ chuyên môn các trường THPT.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Thiết kế các câu hỏi bằng biểu Google để phỏng vấn, nắm bắt ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT ở Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu kế hoạch hoạt động, nghiên cứu biên bản sinh hoạt của tổ chuyên môn, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và các sản phẩm khác của hoạt động quản lý tổ chuyên môn.
7.2.4. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý tổ chuyên môn, hoạt động giáo dục của các tổ chuyên môn ở các nhà trường THPT trên địa bàn.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý, chuyên gia giáo dục, các Hiệu trưởng và giáo viên có kinh nghiệm về việc quản lý tổ chuyên môn trong các trường THPT trên địa bàn.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu cần nghiên cứu như: Sử dụng công thức tính điểm trung bình, tính tỷ lệ %…để phân tích định lượng một số kết quả nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là chuyên môn. Các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng và nòng cốt trong các nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học, giáo dục, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung.
Ở đề tài này, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An dựa trên các cơ sở của khoa học quản lý giáo dục, yêu cầu đổi mới giáo dục…góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động của TCM là quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo chỉ đạo của cấp trên bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 1.2.2. Quản lý
Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt dược mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
1.2.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Trong phạm vi của đề tài, quản lý hoạt động tổ chuyên môn có thể hiểu là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý để tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các thành viên tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của tổ được quy định trong Điều lệ trường học nhằm đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục chung của nhà trường đề ra.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]