SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học
- Mã tài liệu: BM0264 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3627 |
Lượt tải: | 34 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Phan Chu Trinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
3. Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học
4. Quản lí và bảo quản đồ dùng dạy – học
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học ở Tiểu học đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng, nó vừa mang tính minh họa vừa mang nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập. Xác định đúng tầm quan trọng của đồ dùng dạy học, nên trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước ta về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “ Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học ”( Trích Nghị quyết 40/2000/QH10 ).
Như chúng ta đã biết, trong quá trình dạy – học, học sinh nhận thấy nội dung bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên và minh họa cụ thể của đồ dùng dạy học. Theo các chuyên gia của Hiệp hội nghe nhìn quốc tế thì khi nghe, con người chỉ tiếp nhận và lưu giữ được 10% – 30% nội dung thông tin. Khi nhìn, thì đạt được 20% – 40%. Nhưng nếu kết hợp cả nghe và nhìn thì hiệu quả sẽ đạt tới 60 % – 80%. Chính vì vậy việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học vào dạy học là tất yếu. Nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, giúp cho học sinh hứng thú học tập, làm cho hoạt động dạy của giáo viên trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng hơn, hình thành tốt kỹ năng thực hành.
Trong mấy năm vừa qua, phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cũng đã quan tâm đầu tư, mua sắm trang bị thêm nhiều trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Ngoài ra, hàng năm giáo viên cũng đã tự làm rất nhiều đồ dùng dạy học nhằm phục vụ tiết dạy. Song do giáo viên chưa được tập huấn nhiều về kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, nhân viên phụ trách thiết bị cũng chưa được tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ, một bộ phận giáo viên chưa nhận thấy hết vai trò của đồ dùng dạy học nên hiệu quả sử dụng chưa cao.
Vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường? Đây là vấn đề làm tôi trăn trở, suy nghĩ. Sau nhiều lần tìm hiểu, trao đổi với giáo viên sau khi thăm lớp dự giờ, đóng góp, chia sẻ ý kiến với cán bộ giáo viên nhà trường, qua tìm hiểu ở các tài liệu liên quan tôi thấy việc sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, với mong muốn mỗi giáo viên khi lên lớp đều có đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy, dù đồ dùng đó tự làm với vật liệu sẵn có, vật liệu rẻ tiền hay đồ dùng được cấp phát sao cho hiệu quả. Tôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học Phan Chu Trinh, Krông Nô, Đắk Nông” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy- học trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi xây dựng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân vấn đề sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường nơi tôi đang công tác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học ở trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp quan sát, khảo sát
– Đọc các loại tài liệu, giáo trình, sách, báo ngành, … có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
– Khảo sát bảng thống kê kết quả các mặt giáo dục của học sinh để biết thực tế
chất lượng về kiến thức, kỹ năng của học sinh; việc sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên nơi tôi đang công tác.
– Thông qua thăm lớp, dự giờ tại các lớp học ở trường.
Phương pháp phân tích
– Phân tích chất lượng giờ dạy của giáo viên.
– Phân tích đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, kĩ năng sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên để có cách hướng dẫn phù hợp giúp cho học sinh tự học và tự thực hiện các kỹ năng ứng dụng thực tiễn, giáo viên có kĩ năng sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học trong dạy học trên lớp.
Phương pháp dạy thực nghiệm
Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài, cùng những biện pháp đề ra giúp giáo viên thực hiện tốt hơn trong việc dạy – học, học sinh tiếp thu tốt hơn các kiến thữc, kỹ năng trong học tập.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chúng ta biết rằng, việc sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học ở trường Tiểu học phải được vận dụng linh hoạt và tùy theo từng lứa tuổi, từng môn học và điều kiện cụ thể của từng vùng miền. Đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất – trang thiết bị của từng nhà trường. Vì thế việc sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể ở từng nhà trường. Nên trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chọn việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học ở trường Tiểu học Phan Chu Trinh, Krông Nô, Đắk Nông năm học 2018- 2019 để nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đồ dùng dạy học
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên – Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội, Việt Nam thì:
– Đồ: Vật do con người làm ra để dùng vào một việc cụ thể nào đó trong đời sống hàng ngày.
– Đồ dùng: Vật do con người tạo ra để dùng trong sinh hoạt, trong hoạt động
hàng ngày. Ví dụ: Đồ dùng nấu ăn, đồ dùng học sinh.
– Thiết bị: Tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó. Ví dụ: Thiết bị nhà máy, thiết bị của phòng thí nghiệm, thiết
bị quân sự, thiết bị điện,……
Từ các ý trên, ta có thể khái quát được: Thiết bị và đồ dùng dạy học bao gồm những phương tiện vật chất có chứa thông tin về nội dung dạy học.
Ví dụ: Bảng cài dùng để dạy học các môn, thẻ từ dùng để dạy học tiếng Việt, toán, máy chiếu dùng trong trình chiếu powerpoint trong dạy học, …
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]