SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của giáo viên tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0260 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 682 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của giáo viên tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao hiểu biết của bản thân về công tác tư vấn
2. Thu thập thông tin, tìm hiểu về các đối tượng tư vấn
3. Phối kết hợp giữa giáo vien và phụ huynh học sinh, giữa giáo viên và các ban ngành, đoàn thể
4. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm
5. Lồng ghép hoạt động tư vấn đa dạng trong các tiết học
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
- Trong tiến trình phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, nhu cầu được trợ giúp để giải quyết khó khăn ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Đối với HS THPT, bên cạnh những khó khăn, thách thức kể trên, các em còn gặp phải những khó khăn do sự thay đổi tâm – sinh lí của lứa tuổi mang lại, nên việc gặp những khó khăn trong cuộc sống và trong quá trình học tập là điều không thể tránh khỏi. Xã hội càng phát triển thì những khó khăn, thách thức đó càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều HS gặp phải những khó khăn trong cuộc sống và trong quá trình học tập của mình. Những vấn đề các em gặp phải là rất rộng, bao gồm các vấn đề về: tâm lí, sinh lí; học tập; định hướng nghề nghiệp; giải quyết các mối quan hệ xã hội, bạn bè, thầy cô, gia đình; định hướng giá trị sống và kỹ năng sống; pháp luật … Tất cả những vấn đề này HS vẫn thường xuyên gặp phải và chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của các em.
- Vai trò của GV không chỉ dừng lại ở việc dạy học kiến thức mà còn có trách nhiệm hỗ trợ HS giải quyết những vấn đề khó khăn để các em phát triển toàn diện, góp phần hoàn thành tốt vai trò GD của người GV. Thực vậy, GV chính là những người có điều kiện gần gũi, hiểu biết HS về mọi mặt, nhất là những vấn đề các em gặp phải trong quá trình học tập ở trường. Không những thế, GV còn là người có điều kiện tiếp cận thông tin chính thống và có chức năng GD, hỗ trợ HS trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Chính vì thế, vai trò TV của người GV đã được khẳng định tại nhiều văn bản. Luật giáo dục (ban hành năm 2019), tại điều 69 đã khẳng định: Nhiệm vụ của nhà giáo “tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người học.” Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT, ban hành 05/05/2014,về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động GD cho HS-SV trong các cơ sở giáo dục, đào tạo” đã nêu cụ thể là: “…Các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tăng cường vai trò GV chủ nhiệm, GV tổng phụ trách đội, cố vấn học tập và các tổ chức đoàn thể trong công tác GD đạo đức, lối sống, TV tâm lí, hướng nghiệp cho HS…”. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cũng đã quy định một số nội dung chuẩn liên quan đến NLTV của GV trường trung học (Cụ thể: Điều 5 – tiêu chuẩn 2. NL tìm hiểu đối tượng và môi trường GD; Điều 7 – tiêu chuẩn 4. NL GD). Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về “Hướng dẫn thực hiện công tác TV tâm lí cho HS trong nhà trường phổ thông” đã quy định rất cụ thể về mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, điều kiện đảm bảo và tổ chức thực hiện công tác TV tâm lí cho HS trong trường phổ thông. Trong thực tế, các thầy – cô giáo đã chủ động TV, hỗ trợ cho các em khi có các “vấn đề” nảy sinh hoặc các em đã chủ động đề đạt nhu cầu với họ. Tuy nhiên, hầu hết các GV mới chỉ cùng HS giải quyết các vấn đề dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu, còn những kiến thức và KN cơ bản về vấn đề TV cho HS thì còn hạn chế do ít được trang bị vì thế hiệu quả TV nhiều lúc chưa cao, chưa đạt được sự kì vọng của HS.
- Địa bàn của trường THPT Quỳnh Lưu 2 là khu vực thuần nông, cha mẹ thường ít dành thời gian để quan tâm tới việc học hành, sự thay đổi tâm sinh lí cũng như định hướng nghề nghiệp cho con. Vì vậy vai trò TV của người GV lại càng cần thiết. Là một GV từng làm công tác chủ nhiệm, công tác TV và hoạt động đoàn nhiều năm, tiếp xúc với nhiều tình huống, nhiều cảnh ngộ của HS bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả của công tác TV cho người GV THPT là vô cùng quan trọng.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của giáo viên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2” với mong muốn đưa ra một số giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm phát huy hiệu quả TV của người GV, trên cơ sở đó hỗ trợ, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn đồng thời định hướng những giá trị sống đích thực cho HS.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả TV cho HS của GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả TV cho HS của
GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp của GV góp phần nâng cao hiệu quả TV cho HS góp phần giáo dục toàn diện HS đồng thời nâng cao năng lực GD của GV, đáp ứng xu thế đổi mới GD. – Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTV của người GV THPT.
+ Đánh giá thực trạng nhu cầu TV của HS và thực trạng năng lực TV của người GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
+ Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả TV cho HS của người GV THPT
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lí thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp thực nghiệm
- Đóng góp của SKKN
Sáng kiến đề xuất một số biện pháp của GV nhằm phát huy hiệu quả TV cho HS ở trường THPT Quỳnh Lưu 2 theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của người GV THPT và khai thác được tối đa tri thức và vốn kinh nghiệm thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động của người GV.
- Cấu trúc SKKN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung sáng kiến được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng năng lực tư vấn của người giáo viên THPT
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của giáo viên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
Chương 4: Hiệu quả của sáng kiến
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về tư vấn học đường
TVHĐ là vấn đề được xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, được xã hội quan tâm và được các nhà GD của nhiều quốc gia nghiên cứu. Ở Việt Nam, khoảng hơn
10 năm trở lại đây, hàng loạt những vấn đề liên quan đến đạo đức, kỷ luật học đường, bạo lực học đường, áp lực thi cử, quan hệ thầy trò … xảy ra trong các trường học ở Việt Nam đã gióng lên những hồi chuông báo động, khiến những nhà khoa học và các cơ quan phải để ý và nghĩ đến việc phải có hoạt động TV trong trường học. Một trong những người có công đầu trong việc hình thành và phát triển nghề TV (lĩnh vực tâm lý trẻ em và gia đình) là cố bác sĩ, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện khi ông sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và xuất bản tờ
“Thông tin khoa học tâm lý” vào năm 1984. Sau đó, trên cơ sở sơ đồ hình thành phát triển nhân cách của ông, tác giả Đặng Quốc Bảo trong Quan niệm của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện về con đường hình thành phát triển nhân cách và đề xuất một số vận dụng vào công tác tư vấn học đường, Kỷ yếu hội thảo khoa học TV tâm lý học đường trong các trường phổ thông thành phố Hải Phòng đã đề xuất một số vận dụng vào công tác TV trong nhà trường. Ông cho rằng khi chú ý đến HS, cần chú ý ở cả hai phương diện: năng lực trí tuệ và thái độ học tập, và ông chia đối tượng HS thành 4 nhóm, và tùy theo mỗi nhóm ông lại đề xuất những phương án dạy học thích hợp và đóng đúng vai trò cần thiết của người thầy.
Sau đó, vấn đề TV trong nhà trường đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu, nhiều công trình được công bố, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức. Một số bài báo được đăng trên các tạp chí Khoa học giáo dục, Tâm lí học. Ví dụ: Đặng Danh Ánh với bài viết Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 121; Vũ Thị Khánh Linh với bài viết Những khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT, Tạp chí Tâm lí học, số 2; Nguyễn Bá Đạt với bài viết Về tư vấn tâm lý – hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lý học, số 63. Lê Thị Quỳnh Nga với bài viết Những yêu cầu về năng lực tư vấn của người giáo viên phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 141, tháng 06. Tuy nhiên, do mới được quan tâm gần đây, nên các nghiên cứu về lĩnh vực này chủ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]