SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường TH
- Mã tài liệu: BM0247 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 972 |
Lượt tải: | 24 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Tình Thương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Tình Thương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường TH“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn giáo viên
2. Động viên thúc đẩy ý thức tự học tự rèn
3. Đánh giá tiết dạy, rút kinh nghiệm
4. Chỉ đạo nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy
5. Lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ và tổ chức thi tay nghề cho giáo viên hàng năm.
6. Đẩy mạnh phong trào mũi nhọn giáo viên dạy giỏi các cấp
7. Tích cực tổ chức các chuyên đề, hội giảng
8. Nêu gương người tốt – việc tốt – khen thưởng
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chiến lược phát triển giáo dục là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển sự nghiệp giáo dục ở cơ sở cần phải được chú ý đúng mực để góp phần vào chiến lược ý nghĩa ấy. Muốn phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo thì một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho vấn đề này:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người. ”
Đúng vậy, phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng.
Có thể nói vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục chúng ta nghĩ ngay đến đối tượng trực tiếp giáo dục. Đó là đội ngũ giáo viên. Chính họ là người gieo trồng trên thửa ruộng, cánh đồng giáo dục rất cụ thể để rồi chính họ quyết định kết quả của một vụ mùa. Là người quản lý của nhà trường bản thân tôi nhận thấy được rằng: ngay từ lúc này chính là thời cơ để cho mỗi nhà trường tự khẳng định và đổi mới công tác giáo dục. Mà điều cần thiết trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục trong đó vai trò then chốt là có sự thay đổi lớn về đội ngũ giáo viên vì chính họ là người quyết định chất lượng sản phẩm giáo dục của mình.
Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã góp phần đáp ứng quan trọng trong yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, vẫn còn nhiều giáo viên chậm đổi mới hoặc đổi mới còn lúng túng, máy móc và mang tính hình thức, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh
Trước tình hình trên, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện. Đây là những việc vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020. Việc bồi dưỡng giáo viên như thế nào? bằng cách nào? Là người quản lý trường Tiểu học chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm biện pháp chỉ đạo và quản lý sao cho có chiều sâu, có kết quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” .
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Thực hiện đề tài nhằm nắm được thực trạng về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường. Từ đó đề ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Đề tài có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường từ năm học …………cho đến nay để tìm ra được những ưu điểm và tồn tại để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu . Rút kinh nghiệm từ thực tế và xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
3. Đối tượng nghiên cứu:
– Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường TH Tình Thương .
– Các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi giáo viên trường trường TH Tình Thương
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp phân tích_ tổng hợp tài liệu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra – thống kê.
– Phương pháp trải nghiệm thực tế
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Theo đường lối đúng đắn của Đảng, Bộ GD&ĐT đã triển khai đổi mới chương trình giảng dạy các bậc học, các cấp học trong đó có cấp tiểu học. Để tiến kịp xu thế phát triển của các trường trong khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây cùng với việc điều chỉnh nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện giáo dục theo chuẩn kiến thức và kỹ năng ở tất cả các lớp của cấp tiểu học chúng ta thấy được có nhiều vấn đề rất thuận lợi. Đó là nội dung sách giáo khoa được tinh giản, phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm…Đặc biệt từ tháng 10/2014 thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo TT 30 của Bộ GD&ĐT
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều khiển bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng công nhiệp hoá và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực được xã hội uỷ thác để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động Giáo dục và Đào tạo trên phạm vi toàn xã hội.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc người quản lý hoặc cơ quan quản lý được nhà nước uỷ quyền tác động vào hệ thống được quản lý theo các văn bản pháp quy nhằm biến đổi hệ thống đó đến trạng thái mong muốn.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc sử dụng pháp luật để điều khiển hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng hoàn thiện và phát triển phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội.
Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động và điều kiện để có thể đưa Giáo dục và Đào tạo phát triển đúng hướng với quy mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để làm một việc gì.
Năng lực giảng dạy là khả năng truyền thụ giảng dạy về một lĩnh vực nào đó cho người học.
Biện pháp là các yếu tố để nhằm yêu cầu đối tượng thực hiện đúng hướng mà mục tiêu đã đặt ra.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]