SKKN Một số biện pháp nâng caohiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
- Mã tài liệu: MP1189 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 532 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Đặng Thị Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Đức Mậu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Đặng Thị Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Đức Mậu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng ngoài nhà trường.
2. Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động
3. Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động HĐGD
NGLL và TNHN
4. Chỉ đạo và tổ chức hoạt động
5. Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động HĐGD NGLL và
TNHN.
6. Xây dựng điều kiện trong việc chỉ đạo các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN.
7. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm và Ban HĐGD NGLL và TNHN.
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài.
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng đã nêu rõ “thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết và Chiến lược phát triển của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương. Để làm được điều đó, trong những năm qua chương trình đào tạo ở các cấp học và ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức văn hoá cơ bản còn có các hoạt động giáo dục bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐGD NGLL và TNHN). Đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động TNHN và TNHN đã trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc.
Trong chương trình giáo dục phổ thông HĐGD NGLL và TNHN thực sự là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGD NGLL và TNHN người học nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống và tính thẩm mỹ. Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại. Bên cạnh đó HĐ TN, HN còn giúp học sinh khám phá về bản thân, có định hướng đúng đắn để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức các HĐGD NGLL và TNHN đã tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích lũy thêm những kinh nghiệm giao tiếp và làm giàu thêm vốn sống cho bản thân, mở rộng được tầm nhìn thực tế.
HĐGD NGLL và TNHN nếu tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, tham gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc và chăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ… thì càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “lòng tự hào dân tộc”. Từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động tập thể trong HĐGD NGLLvà TNHN còn giúp các em trải nghiệm, hình thành các kỹ năng quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện… Nhờ đó các em sẽ có ý thức phấn đấu trở thành những công dân năng động, tích cực, góp phần hình thành nhân cách mới con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế.
Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, TNHN là một hoạt động rất được coi trọng, được triển khai và thực hiện đồng bộ trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta và đã thu được những kết quả nhất định. Thời gian qua trong công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục ở trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Đức Mậu nói riêng HĐGD NGLL và TNHN cho học sinh đã có những sự thay đổi vượt bậc, được chú trọng, quan tâm đầu tư thích đáng cả về kế hoạch, nguồn lực, kinh phí; nội dung, hình thức tổ chức; học sinh đã dần dần thích nghi, tích cực, chủ động tham gia… Vì thế đã phần nhiều phát huy được tác dụng của HĐGD NGLL và TNHN trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Bên cạnh đó quá trình lập kế hoạch, triển khai và thực hiện kế hoạch còn có những bất cập, khó khăn nhất định. Là những giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy, chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý, chúng tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức thực hiện vừa đúng mục đích, ý nghĩa vừa phát huy tính tích cực, lòng hăng say, nhiệt tình của giáo viên và học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường. Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu”.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hiện nay, hoạt động HĐGD NGLL và TNHN là một hoạt động rất được coi trọng, được triển khai và thực hiện đồng bộ trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta và đã thu được những kết quả nhất định. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đúc rút được nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong việc tổ chức các HĐGD NGLL và TNHN. Đề cập đến một vấn đề không phải hoàn toàn mới, chúng tôi đã nghiên cứu, thực hành và tìm ra những cách thức riêng, con đường riêng khi thực hiện gắn liền với đối tượng học sinh trong môi trường giáo dục mà chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy:
- Xác định vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN định hướng phát triển ý thức, nhân cách, đạo đức học sinh.
- Tạo tâm lí hứng thú cho học sinh qua tất cả các khâu trong quá trình giáo dục.
- Đề tài xây dựng được các biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công trong việc tổ chức các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu Chương trình, nội dung hoạt động HĐGD NGLL và TNHN tại trường trung học phổ thông.
- Nghiên cứu các phương pháp giáo dục trong hoạt động HĐGD NGLL và TNHN. Đặc biệt nghiên cứu và áp dụng các hình thức tổ chức hoạt động HĐGD NGLL và TNHN tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
- Góp phần đưa ra những giải pháp cụ thể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống và giúp học sinh tự khám phá bản than, tìm hiểu, định hướng nghề nghiệp tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu về thực trạng việc tổ chức các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
- Công tác phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Khuôn khổ nghiên cứu là một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN.
- Đối tượng khảo sát là học sinh và giáo viên của nhà trường.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022-2023: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luật giáo dục, điều lệ trường THPT và Trường phổ thông có nhiều cấp học, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Kết hợp phương pháp tìm hiểu nghiên cứu trò chuyện, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê, sử dụng thuật toán thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được, phân tích, so sánh, tổng hợp và rút ra những nhận xét để tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp phù hợp.
- Phương pháp gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh: Tư vấn tâm lý học đường để hiểu và nắm bắt tâm lý.
- Đóng góp của đề tài.
Xác định vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN trong việc giáo dục, định hướng phát triển ý thức, nhân cách, đạo đức học sinh; Tạo tâm lí hứng thú cho học sinh qua tất cả các khâu trong quá trình giáo dục, qua đó học sinh chủ động phát triển năng lực của mình trong các họat động. Đề tài đã xây dựng được các biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN.
- NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ.
- Cơ sở lí luận.
1.1. Vị trí và vai trò của hoạt động hoạt động HĐGD NGLL và TNHN.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.
- Hoạt động HĐGD NGLL và TNHN có một vị trí vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục.
- Là môn học bắt buộc được quy định trong kết hoạch giáo dục ở THPT nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
- Là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở THPT. Nếu tổ chức có hiệu quả hoạt động HĐGD NGLL và TNHN sẽ giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhiệm vụ giáo dục.
- Quá trình giáo dục không ngừng được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn qua các hoạt động HĐGD NGLL và TNHN.
1.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Nội dung hoạt động HĐGD NGLL và TNHN được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên, với nghề nghiệp và được tổ chức thành 4 mạch hoạt động sau: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.
Hoạt động hoạt động HĐGD NGLL và TNHN được thực hiện trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]