SKKN Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10
- Mã tài liệu: MP1297 Copy
Môn: | NGỮ VĂN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 515 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đinh Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đinh Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh tại nhà.
Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đảm bảo cấu trúc cơ bản của một bài nói.
Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức tổ chức cho HS nói.
Giải pháp 4: Thiết kế chuỗi hoạt động bám sát mục tiêu yêu cầu cần đạt (nói, nghe, tương tác).
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện trực quan trong bài nói để thu hút người nghe.
Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp.
Giải pháp 7: Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa.
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: : “ Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10”.
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục (Bộ môn Ngữ văn lớp 10 – sách Cánh diều).
2. Nội dung
Năm học 2022-2023 học sinh lớp 10 – đầu cấp THPT chính thức sử dụng chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018. Chương trình Sách giáo khoa mới xuất phát dựa trên năng lực, phẩm chất người học với những mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và Tiếng Việt. Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn mới đã lấy kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học. Hoạt động nói và nghe tập trung vào việc trình bày một nội dung dựa trên kết quả hoạt động viết hoặc đọc. Bằng cách đó, học sinh được nói và nghe, thảo luận, trao đổi và tương tác trên cơ sở những gì mình đã viết hoặc đọc. Chương trình Ngữ văn 10 đặc biệt quan tâm tổ chức dạy học kỹ năng nói và nghe cho HS vì nó không chỉ tạo cơ hội cho các em phát triển năng lực giao tiếp mà còn phát triển hiệu quả năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở người học.
Với CT Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kĩ năng nói và nghe rất ít, chỉ 7% tổng số thời lượng (khoảng 8 tiết/ năm). Tuy nhiên cần lưu ý việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe được thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra bài cũ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi thảo luận, sinh hoạt lớp…. Có thể coi đó là nội dung rèn luyện nói và nghe tự do với kĩ năng giao tiếp thông thường. Số tiết 7% mà CT quy định được hiểu là dạy nói nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc. Cụ thể đề tài, chủ đề nói nghe ấy phụ thuộc vào nội dung đọc và viết trong mỗi bài học. Đọc hiểu và viết nội dung gì thì nói nghe sẽ tổ chức để HS rèn luyện theo nội dung ấy. Điều này vừa thực hiện tích hợp nội dung các kĩ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết.
Sáng kiến đưa ra các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh trong giờ học nói và nghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT, tạo ra sự hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói – nghe tốt nhất của học sinh. Qua giờ học nói nghe phát triển năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Những năng lực đó là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin…Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
2.1. Giải pháp cũ thường làm
Chương trình Ngữ văn 2018 thiết kế trong 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nói và nghe thì kỹ năng nói và nghe là một trong những điểm sáng, điểm mới. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các tiết nói và nghe (trước đây còn gọi là tiết Luyện nói) còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: trong quá trình giảng dạy các tiết nói và nghe, giáo viên còn nặng hướng dẫn lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian cho học sinh luyện nói, lắng nghe và phản hồi. Chưa chú trọng chỉ ra ưu điểm, hạn chế của từng học sinh để tìm cách khắc phục. Các em học sinh tuy đã học lớp 10 nhưng còn khá nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn trước đám đông, chưa tự tin thể hiện mình trước tập thể. Tâm lý sợ sai, e ngại đã khiến các tiết nói và nghe trở nên trầm hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị bài tại nhà chưa tốt, các em chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp phương tiện, đồ dùng trực quan để nói.
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
– Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ việc dạy kỹ năng nghe, nói cho học sinh.
+ Một số giáo viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và thiết kế bài học cho tiết nói và nghe.
– Về phía học sinh:
+ Ngại giao tiếp, rụt rè chưa tự tin nói trước mọi người và chưa được rèn kĩ năng nói trước tập thể.
+ Thiếu kỹ năng thuyết trình.
+ Thiếu kỹ năng nghe
+ Thiếu kỹ năng tương tác.
+ Chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghe nói trước tập thể.
+ Tâm lý e dè, ngại nói.
Từ đó, tiết nói và nghe trở thành “chán” nhất đối với giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là phải tạo cho học sinh tính tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động; bồi dưỡng cho học sinh thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói và hình thành những chuẩn mực trong bài nói, nhằm nâng cao chất lượng tiết luyện nói đạt hiệu quả.
Tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Trần Hưng Đạo đầu năm học 2022 – 2023 cho kết quả như sau: hơn 50% học sinh tham gia khảo sát ở mức trung bình và còn đuối. ( Phụ lục 1. Phiếu khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10)
Vì vậy, hiệu quả các tiết nói và nghe còn chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Sử dụng kinh nghiệm giảng dạy trong các tiết Luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết nói và nghe của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiện nay, chúng tôi đã tổ chức được một số tiết học nói và nghe thực sự có hiệu quả.
Chúng tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp đề tài: “ Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10” với một số giải pháp được cải tiến như sau:
2.2. Giải pháp mới cải tiến
a. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp mới:
Giải pháp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh tại nhà.
Phần chuẩn bị ở nhà là vô cùng quan trọng để tổ chức thành công một tiết dạy luyện nói. Công việc của phần này chủ yếu là của học sinh nhưng để học sinh chuẩn bị tốt góp phần vào sự thành công của tiết dạy thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà đúng yêu cầu. Nếu như là tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn lớp 10, yêu cầu hướng dẫn của giáo viên càng cần thiết hơn. Sự hướng dẫn giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn, có cơ sở hơn và tạo thói quen cho học sinh ở những tiết học sau.
Khi chuẩn bị cần chú ý:
* Chuẩn bị nội dung nói cho đầy đủ và cẩn thận
– Nội dung nói là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng. Người có năng khiếu thế nào đi nữa nhưng vốn kiến thức và hiểu biết nghèo nàn thì khó mà nói hay được.
– Muốn có nội dung để nói hay, cần thường xuyên học kỹ những kiến thức Văn học, tiếng Việt, những kiểu bài, kỹ năng Tập làm văn trong sách giáo khoa. Nếu có điều kiện hãy đọc thêm những cuốn sách và báo chí phù hợp với lứa tuổi của mình.
* Cần viết ra giấy những điều sẽ nói thành một dàn bài:
– Phải là chính mình lập dàn bài. Nhờ một người khác lập dàn bài thay mình thì khó mà nói hay được. Chỉ nên làm một dàn bài ngắn gọn. Dàn ý phải đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài với các ý trong từng phần.
* Chuẩn bị nội dung sẽ nói ra giấy, chỉ nên ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng):
– Sau khi lập dàn bài học sinh cần nghiền ngẫm về chính dàn bài đó và có thể triển khai dàn ý thành một bài văn với các gợi ý ở trong sách giáo khoa, không nên viết thành một bài nói hoàn chỉnh để học thuộc, bởi như thế sẽ thường hay bị quên.
– Chuẩn bị nội dung nói càng kỹ, càng cẩn thận thì khi nói càng vững vàng, tự tin, không bị cuống, bị lặp hay bí từ …
Cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh
Cách 1: Giao nhiệm vụ cá nhân thông qua phiếu học tập.
Để việc chuẩn bị của học sinh được hiệu quả, GV có thể yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập từ nhà (hoàn thiện phiếu học tập theo từng chủ đề bài nói và nghe). Để sử dụng phiếu học tập hiệu quả, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, chúng tôi đã áp dụng linh hoạt phương pháp lớp học đảo ngược và chuyển đổi số (áp dụng công nghệ).
– GV thiết kế phiếu học tập, trong phiếu xác định rõ nhiệm vụ học tập của học sinh gửi cho học sinh nghiên cứu, làm bài trước bài học. Phiếu học tập có thể in trên giấy hoặc gửi bản mềm qua Zalo nhóm lớp, Gmail. ( Phụ lục 2. Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý)
– Học sinh hoàn thiện yêu cầu trong phiếu học tập. HS nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo và hoàn thiện nội dung trong phiếu học tập. Nếu là phiếu học tập được giao để về nhà làm thì HS phải hoàn thiện và nộp sản phẩm trước buổi học cho GV. Đồng thời GV ứng dụng công nghệ số để giám sát, kiểm tra bài làm của các em.
– Sau đó HS lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo. (HS có thể báo cáo sản phẩm học tập qua bản mềm gửi Zalo; quay video; làm powerpoi…)
Cách 2: Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án hoặc hoàn tất một nhiệm vụ.
– Cách thức giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội dung dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe.
+ Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy.
+ Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bài nói theo cách của riêng mình.
Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhất dàn ý chung trong bài nói và nghe với 3 nội dung cơ bản như: Xác định yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý. Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày để chia sẻ bài nói của mình trước lớp.
Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đảm bảo cấu trúc cơ bản của một bài nói.
Một bài nói hoàn thiện sẽ bao gồm có 3 phần cơ bản:
Phần mở đầu bài nói.
+ Cần phải có lời chào hỏi trước khi nói: Chào cô giáo, chào các bạn, giới thiệu về bản thân.
Ví dụ: Em xin kính chào cô giáo, tôi xin chào tất cả các bạn. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là … học sinh lớp…
+ Giới thiệu về nội dung nói và nghe mình định trình bày
Phần nội dung chính của bài nói: trình bày và sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định.
Phần kết thúc bài nói.
+ Người nói cần phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình trước nội dung đề cập tới trong bài nói.
+ Thể hiện mong muốn được chia sẻ, tham gia đóng góp ý kiến của người nghe
Ví dụ: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của tôi. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn về bài nói của tôi để lần sau tôi sẽ trình bày bài nói tốt hơn!
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]