SKKN Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường thpt đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Mã tài liệu: MT0328 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 544 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường thpt đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động, tăng cường thực hiện các chức năng quản lí đối với công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
3. Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng năng lực giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên, nhân viên
4. Đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
5. Tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia công tác GDHN cho học sinh THPT
6. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp
7. Gắn hoạt động giáo duc hướng nghiệp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động
8. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong giáo dục hướng nghiệp
9. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT.
10. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng.
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, do sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục khiến giáo dục kĩ thuật nghề ở các quốc gia đã có sự thay đổi nhằm định hướng cho thế hệ trẻ nghề nghiệp tương lai. Công nghệ và đào tạo hướng nghiệp trở thành nền tảng trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Nước ta cũng bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh khoa học công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão. Sự phát triển KT-XH đã đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học – công nghệ hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận không thể thiếu của công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông, GDHN có vai trò bồi dưỡng, định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đam mê, năng lực, sở trường, sở thích của cá nhân và xu hướng của xã hội. Với vai trò quan trọng đó, GDHN được xác định là một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm trong chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Đảng và nhà nước ta. Có thể nói, lĩnh vực hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp ở nước ta được quan tâm từ khá sớm. Tuy nhiên, lâu nay hoạt động này trong quá trình tổ chức triển khai và thực hiện còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng của nó trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông, đa số học sinh có tâm lí phải vào đại học hoặc cao đẳng, rất ít có học sinh có nguyện vọng học nghề. Học sinh cuối cấp thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ, không ít các em tự đặt cho mình câu hỏi như “mình sẽ làm nghề gì”,
“mình chọn nghề gì”, “nghề nào là hay nhât”… và cũng không ít các em đã trăn trở, bởi có biết bao nghề nghiệp đáng quý, biết bao con đường để đạt tới mục đích. Trước xu thế phát triển mới và thực trạng trên, việc đề xuất những giải pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ỏ trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng.
Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục hướng nghiệp, ngoài vai trò của đội ngũ giáo viên thì vai trò của công tác quản lí của nhà trường vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh rằng cán bộ nào, phong trào đó. Là cán bộ quản lí, chúng tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục hướng nghiệp. Từ thực tiển công tác, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Diễn Châu 5 từ năm học 2020- 2021 đến nay.
Địa bàn: Trường THPT Diễn Châu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận của công tác quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp.
Đánh giá thực trạng công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp của trường THPT Diễn Châu 5 từ năm học 2020- 2021 đến nay.
Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường phổ thông hiện nay và trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tư liệu có liên quan như: Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của các cấp về giáo dục – đào tạo và quản lí giáo dục; luật giáo dục năm 2005 được bổ sung sửa đổi năm 2009; chiến lược phát triển giáo dục năm 2009 – 2020, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, một số tài liệu liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên quan, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lí giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT
Diễn Châu 5 để tìm hiểu thực trạng, phát hiện những việc đã làm được và tồn tại cần khắc phục.
Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, từ đó rút ra những kết luận có cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu những kết quả và kinh nghiệm thực tiễn trong giáo dục hướng nghiệp, quản lí giáo dục hướng nghiệp đối với cán bộ, giáo viên và học sinh tại nhà trường để làm rõ thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả điều tra và xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu
6. Những điểm mới của đề tài
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài về biện pháp quản lí công tác GDHN đã có một số tác giả viết nhưng đều ở dạng khái quát, chung chung chứ chưa đi vào các biện pháp thật cụ thể trong công tác quản lí GDHN và thiếu các minh chứng kèm theo.
Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiễn quản lí công tác GDHN tại các trường phổ thông, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiển về quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT I. Cơ sở lí luận
1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp
1.1. Hướng nghiệp là gì?
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.
Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp
(career development)…Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.
Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần phát triển về kinh tế xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]