SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS
- Mã tài liệu: MT0339 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 439 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Long |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Long |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động GDKNS cho học sinh.
3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.3. Biện pháp 3: Phát huy vai trò của cán bộ quản lý nhà trường trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục KNS cho học sinh
3.4 Biện pháp 4: Phát huy tốt vai trò các lực lượng sư phạm trong giáo dục KNS cho học sinh
3.5. Biện pháp 5: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường hiện nay nói chung và quản lý đổi mới phương pháp dạy học nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường học còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc học tốt và ngoan hiền. Xu hướng phát triển hiện nay đang có những thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro. Bên cạnh đó, để đến bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại 4.0 hiện nay. Do đó, con người trong xã hội hiện đại cần phải có kỹ năng sống để đáp ứng những thách thức và thời cơ trong quá trình toàn cầu hóa mà mục đích chính là nâng cao sự phát triển con người toàn diện hơn.
Trong tình hình phát triển xã hội hiện nay, thế giới đã và đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt tác động đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Với một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Thế hệ trẻ hôm nay dễ dàng học đòi, bắt chước, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội, từ mạng Internet…Trong các nhà trường, học sinh có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình…đồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân còn yếu, kém. Thực tế này đã khiến các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ trong đó có học sinh THCS. Nhiều nước phát triển trên thế giới, thanh thiếu niên được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống và họ biết cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách vượt qua những khó khăn, cũng như biết cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người, biết cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, nổ, động đất, thiên tai. Như vậy, việc giáo dục “kỹ năng sống” cho học sinh, đặc biệt là học sinh THCS là vô cùng cần thiết. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS). Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém… đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những KNS. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệ học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước biết và hiểu được thế nào là giá trị sống, kỹ năng sống và vai trò của nó đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Để tăng cường công tác quản lý chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường THCS.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS
- Đề tài được triển khai nghiên cứu ở trường THCS
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm Kỹ năng sống
Với xu thế phát triển hiện nay thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến nhiều từ chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trường”. Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu trong chương trình này bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Tham gia chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Sang giai đoạn 2 chương trình này mang tên: “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống”. Ngoài ngành giáo dục còn có Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội liên hiệp phụ nữ đã định nghĩa như sau: Kỹ năng sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo họ những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng từ chối, kỹ năng thương thuyết, đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận biết… ở đây kỹ năng giao tiếp được phân nhỏ để chị em phụ nữ dễ hiểu hơn. Khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn, đó là:
- Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các thách thức của cuộc sống.
- Những kỹ năng liên quan đến tri thức, những giá trị.
- Năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp con người có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
- Bốn trụ cột trong giáo dục là cách tiếp cận kỹ năng sống.
Thông qua những quan niệm trên có thể thấy các quốc gia đều dựa trên quan niệm về kỹ năng sống của các tổ chức quốc tế (WHO, UNESCO, UNICEF) nhưng có tính khác biệt do điều kiện chính trị, kinh tế văn hóa của từng quốc gia. Nội dung giáo dục kỹ năng sống vừa đáp ứng những cái chung có tính chất toàn cầu vừa có tính đặc thù quốc gia. Một số quốc gia coi trọng một số kỹ năng như: kỹ năng tư duy, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng luân chuyển công việc. Một số nước khác lại chú trọng đến kỹ năng xóa đói giảm nghèo, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS. Trong đề tài này chúng tôi hiểu khái niệm kỹ năng sống như sau:
Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lí, xã hội và văn hóa phù hợp với và đương đầu được với những tác động của môi trường. Những kỹ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân.
1.2. Vai trò của kỹ năng sống
Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.
Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình.
Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.
1.3. Mục tiêu giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh
Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị – “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”…thành những hành động cụ thể trong thực tế – “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là:
Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho mình.
Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…
Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu – quyền lợi – nghĩa vụ trong cộng đồng.
Đối với học sinh tiểu học giáo dục KNS nhằm trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về hành vi đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè và công việc của lớp, của trường, với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc …cũng như với môi trường sống xung quanh. Giúp các em học tập, rèn luyện kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước tập thể lựa chọn thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán. Giúp các em có trách nhiệm đối với những việc làm và lời nói của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân. Biết yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em, Bác Hồ, các chú bộ đội …cũng như biết bảo vệ môi trường.
Đối với học sinh phổ thông giáo dục KNS nhằm mục đích trang bị cho HS những KT, giá trị, thái độ, KN phù hợp
+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
+ KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
+ KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
+ Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2. Cơ sở thực tiễn
- Thuận lợi
– Nhà trường có 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần học hỏi để nâng cao năng lực công tác. Có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, đây là vấn đề then chốt để tạo nên mọi sự thành công.
– Cơ sở vật chất được trang bị tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu tối thiểu dạy và học trong xu thế đổi mới hiện nay.
- Khó khăn:
– Đội ngũ GV tuy đông về số lượng nhưng chưa đồng đều về chất lượng.
– Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được tăng trưởng khá nhiều nhưng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học của nhà trường hiện nay, một số phòng chức năng vẫn còn thiếu so với thực tế.
– Cùng với sự phát triển về kinh tế và các mặt khác, tình hình xã hội trong địa phương vẫn còn một số vấn đề bất cập. Tình hình an ninh trật tự có nơi chưa thật tốt. Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, bạo lực, mê tín dị đoan còn trong một bộ phận nhân dân, thanh thiếu niên ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tác động không tốt đến học sinh trong trường.
* Một số tồn tại, hạn chế trong công tác giáo duc̣ Kỹ năng sống cho học sinh
- Một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa chú trọng giáo dục KNS cho học sinh. Nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh.
- Việc giáo dục KNS trong các nhà trường còn một số hạn chế, như: đa phần là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả.
- Cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học mới chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy kiến thức cho học sinh, chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục KNS. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên dạy KNS gặp khó khăn; hình thức tổ chức KNS chưa phong phú linh hoạt, phương pháp hạn chế…
Do đó tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động,….
3. Giải pháp thực hiện
Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước với đường lối “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, với quan điểm phát triển kinh tế, xã hội lấy con người là trung tâm, con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội, đất nước ta đang đứng trước đòi hỏi rất cao đối với nguồn nhân lực: Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đối với học sinh cùng với việc trang bị cho họ những tri thức khoa học phổ thông cơ bản cần chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức tạo nên các công dân tương lai phát triển toàn diện. Để đạt được mục tiêu đó nhà trường cần có những biện pháp tổ chức quản lý giáo dục phù hợp để hướng học sinh theo những chuẩn mực mà xã hội hướng tới.
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động GDKNS cho học sinh.
Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh của nhà trường về chủ trương và tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung trong giai đoạn hiện nay. Nội dung tuyên truyền chú trọng đến mục đích tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh.
Tại trường THCS, để tạo chuyển biến trong giáo dục KNS, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như lồng ghép trong các chủ đề sinh hoạt cuối tuần, kết hợp với tổ chức khác ngoài trường như công an, trung tâm y tế để tuyên truyền cho học sinh về các chủ đề như kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước,…
Ngoài tuyên truyền trực tiếp, trường đã cụ thể hoá các công văn chỉ đạo cấp trên và triển khai các nội dung của các công văn kịp thời đến tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường bằng các hình thức khác nhau như qua email, qua các trang thông tin của trường và đặc biệt là triển khai trong các cuộc họp Hội đồng trường, họp tổ và chào cờ đầu tuần.
Việc tuyên truyền các nội dung về KNS một cách kịp thời đã tạo ra chuyển biến tốt về thức đúng về tầm quan trọng của KNS, tạo ra sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.
Tuyên truyền phòng chống cháy nổ và tai nạn đuối nước
cho học sinh tại trường THCS
3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Để đem lại hứng thú cho học sinh trong học tập và rèn luyện KNS nhằm mang lại hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi phải đa dạng hoá các hình thức giáo dục cho học sinh trong nhiệm vụ giáo dục này. Tại trường THCS đã chọn nhiều hình thức khác nhau trong giáo dục KNS cho học sinh và đã đem lại những hiệu quả nhất định, một số biện pháp trường đã áp dụng hiệu quả như:
Lồng ghép các nội dung KNS trong các chuyên đề dạy của các bộ môn như kỹ năng sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong các môn thuộc lĩnh vực tự nhiên; kỹ năng đo đạc và bố trí tổ chức hiệu quả các hoạt động theo cách tối ưu trong chuyên đề toán học; kỹ năng về ứng xử, về nhận thực và thực hiện pháp luật trong các bộ môn xã hội, đặc biệt là bộ môn giáo dục công dân…
Tổ chức các cuộc trải nghiệm thực tế cho học sinh như tham quan các di tích lịch sử, tham quan phòng truyền thống trường, tham quan các mô hình sản xuất tại địa phương…các cuộc tham quan này cần chuẩn bị trước cẩn thận các yêu cầu cho học sinh, yêu cầu học sinh viết các bài thu hoạch sau tham quan. Thông qua các đợt tham quan học sinh học tập được rất nhiều bài học về lịch sử, về kỹ năng tổ chức các hoạt động, cách tổ chức sản xuất….
Thông qua các buổi sinh hoạt tập trung, các câu lạc bộ, các buổi tuyên truyền tập trung. Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, cách tổ chức này có thể giúp nhà trường rèn luyện KNS cho nhiều học sinh cùng lúc, dễ tạo hứng thú và niềm say mê của học sinh khi tham gia các hoạt động nên tạo hiệu quả cao với số lượng học sinh được tiếp cận nhiều hơn. Và đặc biệt, trường có thể mời các nhà tư vấn có trình độ về các chủ đề hoặc có thể kết hợp các đơn vị khác để giúp trường tuyên truyền các nội dung mà chuyên môn của trường còn yếu như các kỹ năng về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, các nội dung phòng tránh các tệ nạn xã hội…
Việc đa dạng hoá các hình thức trong tổ chức giáo dục KNS sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục, đặc biệt khi tổ chức các hoạt động này cần tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực tham gia trực tiếp các giai đoạn từ chuẩn bị đến triển khai các hoạt động giáo dục, giúp các em có niềm say mê khi tham gia học tập, điều này sẽ đem đến hiệu quả cao trong công tác giáo dục KNS cho học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]