SKKN Một sô biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường thpt huyện miền núi trong giai đoạn hiện nay
- Mã tài liệu: MT0292 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 486 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một sô biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường thpt huyện miền núi trong giai đoạn hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp quản lý TBDH tại trường THPT
1.1. Biện pháp nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH cho CBQL và GV
1.2. Biện pháp quản lý việc mua sắm, bổ sung các TBDH
1.3. Biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH
1.4. Biện pháp xây dựng lề lối làm việc và có sự phân cấp trong quản lý, sử dụng TBDH
1.5. Biện pháp tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào sử dụng TBDH
1.6. Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của GV, tổ chuyên môn
1.7. Biện pháp xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho cán bộ, GV và HS trong việc sử dụng TBDH
1.8. Biện pháp quản lý việc bảo quản TBDH
1.9. Biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam ngày 01 tháng 02 năm 2021 đã định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030. “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn dện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số linh vực so với khu vực và thế giới” “phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”
Thực hiện chủ trương đó của Đảng và Nhà nước những năm gần đây ngành Giáo dục phổ thông nước ta đã thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Hòa cùng khí thế đổi mới sôi nổi rộng khắp của các vùng miền trên cả nước, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì việc trang bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cũng rất được chú trọng. Dễ dàng nhận thấy rằng trong thời đại khoa học công nghệ, thiết bị dạy học ngày càng phát triển nhiều về cả số lượng và chất lượng, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn cho các hoạt động dạy học. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là công tác tổ chức quản lí việc sử dụng thiết bị dạy học phải hiệu quả góp phần nâng chất lượng giáo dục. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp quản lí giáo dục, mà trực tiếp là những cán bộ quản lí thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục.
Thời gian qua, việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) ở các trường Trung học phổ thông (THPT) nói chung, trường THPT huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện nội dung này ở nhà trường vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế cả về việc vận dụng lẫn công tác quản lí đặc biệt là các trường ở miền núi. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tìm các giải pháp quản lý TBDH, phát huy tối đa hiệu quả TBDH hiện có nhằm tăng cường các phương pháp dạy học tiên tiến vào quá trình dạy học, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Từ các lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường THPT huyện miền núi tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, nhận diện thực trạng công tác quản lý TBDH trong nhà trường, đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp, khoa học nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH của trường THPT miền núi trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý TBDH tại trường THPT huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý TBDH tại trường THPT huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THPT; thực trạng TBDH và công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện miền núi; đề xuất biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng Trường THPT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
5. Kế hoạch thực hiện đề tài
Năm học 2020-2021: Hình thành ý tưởng
Năm học 2021-2022: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, điều tra thực trạng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện miền núi tỉnh Nghệ An để đề ra một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường THPT huyện miền núi tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Năm học 2022-2023: Tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm và tham vấn đồng nghiệp.
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Đề tài đã phân tích thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT huyện miền núi tỉnh Nghệ An hiện nay và đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT huyện miền núi, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để hoàn thành những mục tiêu xác định của tập thể.
1.1.2. Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống Giáo dục Quốc dân nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ sở giáo dục và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đã đề ra.
1.1.3. Quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể giáo viên, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.1.4. Thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo viên (GV) sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (HS); đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.
1.1.5. Quản lý thiết bị dạy học là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Nói cách khác, quản lý thiết bị dạy học là làm cho nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo viên, với học sinh, với nội dung, với phương pháp dạy, phương pháp học theo định hướng của mục tiêu giáo dục đào tạo đề ra.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]