SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 10 khám phá và rèn luyện bản thân đáp ứng chương trình GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP1215 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 427 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 10 khám phá và rèn luyện bản thân đáp ứng chương trình GDPT 2018″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hoạt động đưa giá trị sống vào lớp học
1.1. Xây dựng nội quy lớp học
1.2. Xem kịch câm và đoán tính cách của nhân vật
2. Hoạt động xây dựng kỹ năng sống cho học sinh THPT
2.1. Kỹ năng hoạt động nhóm, hợp tác trong hoạt động tập thể
2.2. Chia sẻ kết quả rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực: “Đối thoại tuổi 16”
2.3. Trắc nghiệm nghề nghiệp Holland và trắc nghiệm trí thông minh đa dạng MI
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Nhằm thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; tích cực đổi mới các nội dung phương pháp giáo dục học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đặc biệt là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh trong và ngoài nhà trường.
Trường học có sứ mệnh quan trọng là dạy chữ và dạy người. Hai nhiệm vụ này gắn bó mật thiết xuyên suốt mọi thời đại, mọi nền giáo dục. Trong thời đại công nghệ 4.0, sự nghiệp dạy chữ, dạy người trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Theo ý kiến của một số chuyên gia giáo dục, việc dạy người của nhà trường hiện nay là giáo dục nhân cách văn hóa cho người học để họ có đủ những phẩm chất, bản lĩnh tham gia vào quá trình hội nhập, phát triển.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Trung học phổ thông là bậc học vô cùng quan trọng. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Học sinh lớp 10 là khối đầu tiên của bậc học Trung học phổ thông. Đây là bước ngoặt quan trọng bởi các em từ bậc học Trung học cơ sở lên còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè từ nhiều vùng miền khác nhau, với cách dạy, cách học và lượng kiến thức mới. Nhiều em đi học rất xa nhà, môi trường sinh hoạt, quan bạn bè mở rộng và phức tạp. Chính vì thế, tâm lý các em có phần biến động, một số em hòa đồng nhanh nhưng một số em lại tỏ ra rất dè dặt, lo sợ trước sự thay đổi đó.
Đặc biệt năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đối với bậc THPT. Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018, bên cạnh những kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ còn có một số môn mang tên mới và hoạt động giáo dục mới như: Giáo dục kiến thức và pháp luật ở THPT; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở THCS và THPT. Hoạt động TNHN là hoạt động được biết đến nhiều trong chuỗi hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới, vì những hoạt động này được xây dựng trên cơ sở giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động tham quan, lao động hướng nghiệp, thiện nguyện phục vụ cộng đồng… Các tiết học trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho HS theo định hướng của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018. Đồng thời tạo cơ hội phát huy tính tự giác, tinh thần hợp tác, năng lực điều hành, khả năng tự quản của HS.
Từ việc phân tích tính ưu việt của bộ môn Hoạt động TNHN, đồng thời xuất phát từ nhu cầu khám phá và rèn luyện bản thân của người học nói chung và các em học sinh lớp 10 THPT nói riêng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 10K trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân”.
2. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài
Mục tiêu Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Đề tài tôi nghiên cứu về giá trị sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất một cách toàn diện, tạo tiền đề cho các em bước vào tương lai một cách tự tin, bản lĩnh.
Đặc biệt, đề tài xoáy sâu vào học sinh khối lớp 10 là một lớp học đầu cấp và cũng là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT; đề tài đưa ra một số định hướng giúp các em khám phá và rèn luyện bản thân theo cách mà các em thế hệ “gen Z” mong muốn, tìm kiếm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài đã hướng đến giải quyết một số vấn đề cấp bách mà thực tế đặt ra trong công tác giảng dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – THPT. Từ đó góp phần hình thành và phát triển nhiều kỹ năng mềm cho học sinh, giúp các em có điều kiện để phát triển toàn diện nhân cách.
Tóm lại, đề tài tôi thực hiện có tính giáo dục và tính thực tiễn cao; là tài liệu bổ ích để các đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận về chương trình, nội dung sinh hoạt lớp lồng ghép các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; cũng như các tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh khối 10 THPT nói chung và học sinh lớp 10K trường THPT Thái Hòa nói riêng theo bộ sách giáo khoa: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – THPT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp được áp dụng trong hoạt động giáo dục học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp và giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài lớp học cho đối tượng học sinh lớp 10 THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Học sinh lớp 10K trường THPT Thái Hòa
-Thực nghiệm đề tài ở lớp chủ nhiệm của tác giả tại trường THPT Thái Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa và sách giáo viên “Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – THPT”; nguồn tài liệu từ tủ sách cá nhân và đặc biệt nguồn học liệu từ mạng internet.
- Phương pháp quan sát: Quan sát và tìm hiểu đối tượng, tâm sinh lý học sinh lớp 10 – THPT, xu hướng xã hội về nghề nghiệp.
- Phương pháp phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, thăm dò ý kiến học sinh lớp 10 trường THPT Thái Hòa.
- Phương pháp điều tra: Các hình thức thảo luận của “gen Z” trên mạng xã hội; tâm sinh lý của thế hệ “gen Z”, xu hướng về thời trang, lựa chọn nghề nghiệp của gen Z trong 5 năm tới….
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Lên kế hoạch và thực nghiệm đề tài tại lớp 10K trường THPT Thái Hòa.
6. Thời gian tiến hành nghiên cứu
TT | Các nội dung, công việc thực hiện | Thời gian dự kiến |
1 | Nội dung 1: Tìm hiểu thực trạng | Tháng 7 – 8/2022 |
2 | Nội dung 2: Nghiên cứu lý thuyết và giải pháp | Tháng 9 – 11/2022 |
3 | Nội dung 3: Thiết kế giải pháp và thực hiện | Tháng 12/2022 – 2/2023 |
4 | Nội dung 4: Hoàn thiện đề tài | Tháng 1 – 3/2023 |
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận
1.1. Năng lực và phẩm chất của học sinh THPT
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thể chất[4];[7];[8].
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, Chương trình Giáo dục Phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người; năm phẩm chất của học sinh trong Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể bao gồm: Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
1.2. Hoạt động giáo dục
Hoạt động là sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]