Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- Mã tài liệu: HT1018 Copy
Môn: | Tự nhiên và xã hội |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 288 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Tôn Đức Thắng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Tôn Đức Thắng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng các kỹ thuật chia nhóm và điều khiển giúp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm
Biện pháp 2: Phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học
Biện pháp 3: Ứng dụng các trò chơi tập thể nhằm nâng cao hứng thú học môn tự nhiên xã hội lớp 1
Mô tả sản phẩm
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều song thời gian dành cho mỗi tiết học trong trường phổ thông không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nó là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tư duy sáng tạo của người học ở mọi quốc gia, mọi thời đại.” Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” (Chương I, Điều 7, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2019).
Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở Tiểu học nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được giáo viên đặc biệt quan tâm. Song để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng hợp lý các hình thức tổ chức dạy học là hết sức cần thiết. Một trong những phương pháp dạy học góp phần hình thành nhu cầu tự học và tự giải quyết vấn đề trong học tập của học sinh đã và đang được khuyến khích, áp dụng là “tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy”. Phương pháp này sẽ giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đào sâu kiến thức, hiệu quả vững bền cho học sinh, đồng thời phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.
Có thể nói, hợp tác là biểu hiện văn minh của xã hội hiện đại. Muốn có được những người biết làm việc hợp tác, ngay từ bậc Tiểu học phẩm chất này phải được hình thành và rèn luyện. Lớp học với sự đa dạng của các đối tượng học sinh là môi trường tốt để hình thành và rèn luyện kỹ năng hợp tác cho mỗi người. Đối với học sinh Tiểu học việc rèn luyện cho các em kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập hết sức cần thiết, vì nó tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và giúp đỡ nhau, góp phần vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó còn giúp các em một số kĩ năng cơ bản để phát triển nhân cách con người trong cuộc sống hàng ngày nhất là học sinh lớp Một. Bởi đối với học sinh lớp Một khả năng tư duy của các em còn non nớt, việc tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của một số em còn chậm, trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
Với kinh nghiệm nhiều năm liền trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp Một, bản thân tôi đã có “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1″ (theo bộ sách Chân trời sáng tạo) với mong muốn giúp các em phát huy hơn nữa những gì các em đã có, mạnh dạn hơn khi trao đổi nội dung bài học và giao lưu với bạn bè để tìm ra những kiến thức mới liên quan đến nội dung bài học, môn học từ đó các em sẽ đạt được kết quả cao trong học tập.
2. Mục đích nghiên cứu
Môn Tự nhiên và Xã hội tuy kiến thức không cao, không khó nhưng cũng rất đa dạng và hầu như giáo viên nào khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội cũng còn hời hợt qua loa. Bên cạnh đó Tự nhiên Và Xã hội góp một phần không nhỏ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, do thời đại ngày nay trẻ em được cha mẹ bao bọc quá nhiều, đôi khi các em bị ép học tập không còn thời gian cho vui chơi. Do đó kĩ năng sống của các em còn hạn chế, vì thế tôi đã đưa ra một số phương pháp dạy học để phù hợp với từng bài cụ thể và có kết quả giảng dạy ngày một chất lượng hơn để phù hợp với chuẩn kiến thức hiện nay.
Bản thân tôi, với trách nhiệm là một giáo viên phụ trách bộ môn Tự nhiên và Xã hội, hơn nữa lại là giáo viên tiểu học, tôi cần phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn ra phương pháp giảng dạy đối với các em nhỏ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh trong lớp cũng như phù hợp với lượng kiến thức được phân bổ trong cả một năm học. Do các em còn nhỏ, chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường học tập và đều thích chơi hơn học, trong khi đó, lượng kiến thức thì luôn đổi mới và ngày càng khó hơn, việc lồng ghép các hoạt động nhóm vào trong giờ học đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ riêng với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mà bất cứ môn học nào. Chính vì thế tối đã cùng các đồng nghiệp trong trường biết cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để tạo một không khí lớp học nhẹ nhàng, vui tươi và hiệu quả. Từ đó “Tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)”. Tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự khám phá, mở mang kiến thức, nâng cao kỹ năng sống, để từ đó các em dễ dàng vận dụng vào cuộc sống.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 1…, trường ….
- Giới hạn nghiên cứu: Năm học …. /học kì I áp dụng: từ ngày … đến ngày …
4. Đối tượng nghiên cứu
Là hệ thống kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Thực tế giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội của giáo viên khối 1, việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1… trường Tiểu học … .
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính hợp ấy được thể hiện ở 3 điểm sau:
– Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét Tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.
– Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số.
– Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2, 3. Và cứ như vậy mức độ kiến thức được nâng dần lên ở các lớp cuối cấp. Tự nhiên và Xã hội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức về Tự nhiên và Xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em. Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những hoạt động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh học tập như: khen ngợi tuyên dương, … tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả 5 giác quan nghe, nhìn, sờ mó, nếm, ngửi. Vì thế giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong phú các hoạt động học tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan sát tri giác của học sinh để giúp các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài nhanh, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức bài học. Tóm lại: Việc thay đổi các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung chương trình và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học, nội dung học tập của môn học cần phải đi song song với quá trình tri giác, chú ý, tư duy của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đã và đang có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Song, hầu hết vẫn là theo lối truyền thống, giáo viên đọc, học sinh chép, chủ yếu là lý thuyết suông, gắn liền với nội dung trong sách giáo khoa và chưa có tính thực tế cao. Điều này làm cho các tiết học trở nên khô khan, học sinh không có hứng thú và dẫn đến tâm lý chán học.
Bên cạnh đó, học sinh lớp Một giai đoạn đầu đa phần các em chưa biết chữ, do vậy việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội cũng gặp khó khăn nhất định. Đặc biệt ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý các em chưa ổn định, các em thích chơi hơn học, mau quên chóng chán. Do vậy để tạo hứng thú học tập cho các em tôi đã suy nghĩ và mạo muội đưa ra một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em khi học môn học này.
Trong trường Tiểu học của chúng ta hiện nay, mặc dù thời gian biểu, cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng, nhưng ở môn Tự nhiên và Xã hội nhiều khi giáo viên coi là môn phụ. Bởi vì khối lượng kiến thức Toán, Tiếng Việt rất nhiều nên Tự nhiên và Xã hội bị lấn lướt và cắt giảm thời lượng. Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực cho trò lĩnh hội kiến thức. Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa đại khái. Học sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động mới hoặc quá phấn khích gây mất trật tự trong lớp học.
Do đó, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, thu hút sự chú ý của học sinh, nâng cao hứng thú, niềm đam mê và cải thiện chất lượng, hiệu quả môn học là cực kỳ quan trọng và hết sức cần thiết.
3. Giải pháp thực hiện
Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Mỗi giáo viên đều phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy học sinh mới có hứng thú trong mỗi tiết học từ đó giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp, hình thức tổ chức dạy học mà tôi đã vận dụng và có hiệu quả trong mỗi tiết học.
Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng các kỹ thuật chia nhóm và điều khiển giúp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm
1.1: Kỹ thuật chia nhóm học tập hợp tác trong dạy Tự nhiên xã hội ở lớp Một
Có thể có nhiều cách, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập của mỗi nhóm và tùy theo dụng ý sư phạm trong dạy học của giáo viên, việc dạy học hợp tác theo nhóm như vậy đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong dạy học Tự nhiên xã hội ở tiểu học nói chung, dạy học Tự nhiên xã hội ở lớp Một nói riêng, chúng ta có thể chia nhóm theo các hình thức sau :
- Nhóm ngẫu nhiên : Trong dạy học Tự nhiên xã hội, kiểu chia nhóm này thường dùng để tổ chức trò chơi học tập nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng hoặc thăm dò các lỗi sai của học sinh. Khi đó sẽ có nhiều khả năng ngẫu nhiên bộc lộ trong khi chơi làm cho trò chơi thêm vui vẻ hứng thú. Giáo viên dễ thu được phản hồi nhanh từ các nhóm học tập. Với hình thức chia nhóm này, giáo viên cần giao nhiệm vụ cho nhóm có trình độ đại trà với một số mức độ yêu cầu khác nhau để học sinh tự phân công theo trình độ cá nhân.
Việc chia nhóm ngẫu nhiên có những ưu điểm và nhược điểm như :
- Ưu điểm : Khả năng giao tiếp rộng giữa các đối ngồi trong lớp. Các em thấy cơ hội phân vào các nhóm là như nhau. Các nhóm tương đối đồng đẳng về số lượng người, về trình độ chung của các nhóm.
- Nhược điểm : Sẽ có nhóm có một số học sinh không hợp nhau, không biết cá tính của nhau vì vậy trong giai đoạn đầu học tập hợp tác có thể chưa thật ăn ý, cũng có thể có nhóm toàn học sinh có khả năng tiếp thu tốt hoặc ngược lại, như vậy trình độ giữa các nhóm không đều nhau.
- Nhóm đủ trình độ : Chia mỗi nhóm có đủ 3 trình độ học sinh : Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
Trong dạy học Tự nhiên xã hội, hình thức chia nhóm này phát huy được tác dụng tốt khi muốn học sinh cùng nhau hợp tác tìm tòi, phát hiện kiến thức mới hoặc giải quyết nhiệm vụ nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức mới hình thành.
- Ưu điểm chính của kiểu nhóm này là : Giáo viên có thể tận dụng khả năng tương tác giữa các học sinh có khả năng tiếp thu tốt với các học sinh khả năng tiếp thu còn hạn chế để giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn học sinh còn hạn chế sẽ học được từ học sinh tiếp thu tốt cách làm, cách diễn đạt, các kiến thức còn chưa rõ. Ngược lại những học sinh tiếp thu tốt thông qua việc sửa lỗi, góp ý những cho học sinh tiếp thu chưa tốt cũng rút kinh nghiệm cho bản thân mà hiểu sâu và hiểu rõ hơn về bài học.
- Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu của hình thức chia nhóm này là sẽ có một số học sinh khả năng tiếp thu chưa tốt sẽ dựa dẫm, ỷ lại các kết quả làm việc của những học sinh có khả năng tiếp thu tốt. Những học sinh tiếp thu nhanh cảm thấy mất thời gian vì phải nhắc lại những điều quá rõ ràng và không thu được gì trong quá trình học nhóm.
- Nhóm cùng sở trường : Dựa vào quá trình học tập. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm: Nhóm học sinh hoàn thành tốt; nhóm học sinh hoàn thành; nhóm học sinh chưa hoàn thành.
Lần lượt giao nhiệm vụ theo nội dung học tập trong chương trình cho từng nhóm với mức độ yêu cầu khác nhau.
Trong dạy học Tự nhiên xã hội ở lớp Một – Tiểu học, hình thức chia nhóm này dễ thực hiện và phát huy hiệu quả khi dùng trong quá trình luyện tập, thực hành phát triển các kỹ năng cá nhân: tự bảo vệ bản thân, chăm sóc động thực vật hoặc thực hành vận dụng.
- Ưu điểm chính của hình thức chia nhóm này là : Đảm bảo phân hóa đối tượng và dạy theo sở trường của học sinh, giúp cho mỗi nhóm đều phát triển năng lực theo khả năng có thể. Nhưng đối với hình thức chia nhóm này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nội dung bài giảng đa dạng và công phu hơn nhiều, việc xử lí các tình huống ở trên lớp rất phức tạp đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn cao và kỹ năng sư phạm thuần thục.
Tóm lại, mỗi kỹ thuật chia nhóm có những ưu, nhược điểm riêng nên tùy theo từng nội dung học tập, từng thời điểm và đối tượng học sinh lớp mình mà giáo viên lựa chọn cách chia nhóm sao cho hợp lí mang lại kết quả cao nhất.
1.2: Kỹ thuật điều khiển thảo luận nhóm :
Khi điều khiển thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý đến một số vấn đề :
- Điều khiển định hướng thảo luận vào nội dung trọng tâm, mục tiêu, mục đích học tập.
- Điều khiển khơi ngòi, kích thích không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở, hợp tác.
- Điều khiển nhằm hạn chế phong cách “Anh hùng cá nhân” làm hết công việc của cả nhóm.
- Điều khiển hạn chế sự “ăn theo” của một số cá nhân chưa chăm học ỷ lại.
Khi điều khiển thảo luận nhóm học tập, thực hiện tốt các yếu tố trên sẽ tạo nên hiệu quả và chất lượng của cuộc thảo luận.
Vận dụng vào dạy học Tự nhiên xã hội ở lớp Một, khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thì điều quan trọng nhất là học sinh xác định đúng vấn đề (mục tiêu) cần thảo luận. Các vấn đề không đúng trọng tâm cần mau chóng phát hiện và gạt bỏ, điều này đòi hỏi giáo viên cần quan sát và lắng nghe vấn đề thảo luận từ các nhóm, giúp cho các em xác định được các nhiệm vụ nào đã rõ ràng, nhiệm vụ nào còn cần thảo luận, tranh luận để làm rõ vấn đề (nội dung bài tập) hiểu như thế nào là đúng, là sai.
Biện pháp 2: Phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học
Đây cũng là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập của các em. Bởi vì: hoạt động nhóm giúp cho học sinh tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm có thể rèn cho các em rất nhiều kĩ năng sống:
- Hỏi lẫn nhau điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp.
- Sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm giúp các em phát triển kĩ năng hợp tác.
- Ngoài ra còn giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng xây dựng niềm tin.
Tuy nhiên khi chia nhóm tôi cũng rất chú trọng đến cách chia nhóm. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm tôi thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
Xem thêm:
- SKKN Kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng môn tự nhiên xã hội cho học sinh lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế trò chơi trong dạy học Toán lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp giải pháp cải thiện kỹ năng tập đọc cho học sinh lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]