SKKN Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT
- Mã tài liệu: MT0264 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1045 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường
2. Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược trong việc xây dựng văn hóa nhà trường
3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông theo một qui trình nhất định
4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết trong việc xây dựng văn hóa nhà trường
5. Đảm bảo các điều kiện để việc xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông đạt hiệu quả
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa nhà trường là một hệ thống giá trị, bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí, bầu không khí tâm lí, truyền thống tôn sư trọng đạo, ứng xử văn hóa nhà trường… đến hệ thống cấu trúc vật lý nhà trường, những nét văn hóa của trang trí phòng học, những khẩu hiệu, biểu tượng, tiểu cảnh, môi trường sư phạm,… thể hiện thành hệ thống được xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận. Có thể nói văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường.
Từ Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ V Đảng ta đã khẳng định quyết tâm “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp theo, văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế – xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội”. Đặc biệt đối với ngành giáo dục phải chú trọng về giá trị đạo đức, văn hóa, xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang mở ra nhiều triển vọng phát triển giáo dục nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng; đồng thời cũng có những thách thức với sự phát triển giáo dục đào tạo. Những thách thức, tồn tại trong giáo dục mà chúng ta cần phải quan tâm như: chất lượng giáo dục đạo đức ở một bộ phận học sinh còn hạn chế, việc xây dựng giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường chưa được quan tâm thích đáng và chưa thể hiện được nét riêng trong bản sắc văn hóa nhà trường so với các trường khác, việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như cảnh quan môi trường sư phạm một số nơi đầu tư cũng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu.
Với nhiệm vụ được phân công là Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác đoàn thể và Bí thư đoàn thanh niên, chúng tôi rất mong muốn có những biện pháp để khắc phục khó khăn trên, làm sao để có được một ngôi trường hiện đại, đạt chuẩn, xây dựng được hệ thống giá trị lòng tin của học sinh, phụ huynh và mọi người vì thế chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Yên Thành 2.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường.
+ Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT Yên Thành 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát
5. Những đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2.
- Về thực tiễn:
+ Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2.
+ Đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Sự khác nhau của chúng không chỉ ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này.
Nói đến văn hóa là phải nói đến con người, mà nói đến con người là phải nói đến tư tưởng, tâm lí, chính trị, tình cảm v.v.. Lịch sử con người là lịch sử con người và loài người: con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành người. Văn hóa là sản phẩm của loài người do từng cộng đồng dân tộc và con người gieo trồng nên.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người. Theo ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội.
1.1.2. Văn hóa nhà trường
Có nhiều cách tiếp cận về nội hàm của văn hóa nhà trường. Vì thế, nội hàm khái niệm VHNT được hiểu rất phong phú, bao hàm những giá trị, chuẩn mực, niềm tin, các loại thái độ, biểu tượng, những mối quan hệ, truyền thống, các ý tưởng, các nghi thức và hành vi, những mong đợi không thành văn, những cảm xúc và ước muốn cá nhân… Những cách tiếp cận đó đều mang lại những giá trị nhất định trong việc đổi mới văn hóa nhà trường:
- Tiếp cận ở góc độ giá trị, VHNT bao gồm một hệ thống những giá trị cốt lõi mang tính nhân văn và những giá trị phổ biến được hình thành trong quan hệ đa chiều giữa con người với con người, giữa con người với môi trường và với chính bản thân.
- Tiếp cận ở góc độ hoạt động – nhân cách, VHNT bao gồm một hệ thống những hành vi, thói quen, những kĩ năng, xúc cảm,… Các dạng hoạt động chung, những hình thức giao lưu, hợp tác trong các mối quan hệ của nhà trường.
- Tiếp cận ở góc độ phát triển, VHNT là một nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân và tập thể. VHNT không phải là cái tự nhiên mà có, mà nó là cái cần được hình thành, song nó phát triển có qui luật. Chỉ khi nào xây dựng được một môi trường văn hóa học đường tích cực thì mục tiêu của giáo dục mới đạt được một cách bền vững.
Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên về văn hóa nhà trường, có thể hiểu: VHNT là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. Các dấu hiệu đặc trưng của VHNT lành mạnh được thể hiện theo:
08 giá trị có hạng cao nhất trong giá trị VHNT
Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới. Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường. Mỗi người biết rõ công việc mình phải làm, cần làm và luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm đối với việc học tập của học sinh. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng nhau tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục. Tập trung ưu tiên phát triển chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm. Bầu không khí cởi mở, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
1.1.3. Vai trò của văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông.
- VHNT có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường: Khi nhà trường có văn hóa tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ có ý nghĩa, cải cách chương trình thành công và sử dụng số liệu về HS một cách có hiệu quả. Ở những trường học như thế, GV và HS đều trưởng thành.
- VHNT với chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường: VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy – học của người học.
- VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.
- VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, qui trình, qui tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lí trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.
- VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động… Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với qui tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lí phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần tạo nên những phẩm chất đặc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]