SKKN Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11
- Mã tài liệu: MP0187 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1278 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm
2. Vẽ tranh minh họa theo cảm nhận
3. Đọc diễn cảm
4. Viết đoạn văn cảm nhận
5. Viết bài văn cảm nhận
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | 1 |
1.2 | Mục đích, nhiệm vụ của đề tài | 2 |
1.3 | Đối tượng và phạm vi nghiên cứu | 3 |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | 3 |
1.5 | Đóng góp mới của đề tài | 3 |
PHẦN 2: NỘI DUNG | 5 | |
2.1 | Cơ sở lí luận | 5 |
2.2 | Thực trạng dạy học tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông | 6 |
2.2.1 | Ở các trường trung học phổ thông, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN – GDTX | 6 |
2.2.2 | Hình thức dạy học: trực tiếp, trực tuyến | 8 |
2.3 | Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (Bài Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang, Chiều tối,…) | 10 |
2.3.1 | Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm | 10 |
2.3.2 | Vẽ tranh minh họa theo cảm nhận | 12 |
2.3.3 | Đọc diễn cảm | 16 |
2.3.4 | Viết đoạn văn cảm nhận | 18 |
2.3.5 | Viết bài văn cảm nhận | 21 |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến | 24 |
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 29 | |
3.1 | Kết luận | 29 |
3.2 | Kiến nghị | 30 |
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta thường hay nói đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Trong đó, yếu tố được cho là quyết định chính là sự tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực: người dạy, người học, học liệu, môi trường,… Một trong những quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018 là: “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”. Việc nắm rõ ưu thế của từng phương pháp dạy học trên cơ sở phân hóa đối tượng, phân tích căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học,…từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về “dạy cái” cần chú trọng hơn về “dạy cách”, từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh “học cái gì” chuyển sang quan tâm hơn về “học như thế nào”. Phẩm chất và năng lực của người học sẽ được hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết về cuộc sống xung quanh.
Dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm. Tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổ biến. Trong khi đó, Ngữ văn là môn học không chỉ quan trọng trong trường học, trong các kỳ thi mà còn quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức làm người. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học. Đặc biệt là làm sao để tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một đoạn thơ, bài thơ thông qua những cách hiểu, cách cảm của cá nhân, của tập thể lại là một việc cần thiết mà khó khăn.
Những người làm công tác biên soạn chương trình và sách giáo khoa đã có nhiều nỗ lực làm cho văn chương mang hơi thở cuộc sống, thực sự là một môn học nuôi dưỡng thế giới tâm hồn và bồi đắp những phẩm chất cao đẹp, phát triển những phẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh. Nếu chương trình Văn học trong bộ sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 còn thiên về cung cấp kiến thức cho người học, thì chương trình Ngữ văn 2006 đã có những điều chỉnh để bảo đảm sự cân bằng giữa truyền thụ kiến thức và giáo dục kỹ năng, đồng thời giáo viên khi giảng dạy cũng phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng được đặt ra trong mỗi bài học. Đến Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình 2018) thì chú trọng trục kết hợp kiến thức – kỹ năng – phẩm chất – năng lực, chú trọng vận dụng văn chương vào cuộc sống. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khẳng định mục tiêu của môn Ngữ văn là nhằm “phát triển các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo… giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học”.
Trong tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp thì các nhà trường phải thích ứng với việc dạy học trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến với trực tiếp. Điều này mặc dù đã được các thầy cô và học sinh tương đối thành thạo về mặt thao tác, kỹ thuật nhưng ít nhiều nó đều ảnh hưởng đến chất lượng của các giờ học, đặc biệt là những giờ Đọc – hiểu các văn bản thơ. Để tiết Đọc – hiểu các văn bản thơ hiệu quả thì cần có sự chuẩn bị tốt của cả giáo viên và học sinh. Trước hết là sự chuẩn bị những tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học có liên quan. Giáo viên hướng dẫn học sinh những nội dung cần thiết để phục vụ tốt cho giờ học. Ngoài ra, rất cần một không khí học tập, một sự tương tác qua lại giữa người dạy và người học, thậm chí là phải nhìn thấy nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của nhau. Và đặc biệt hơn nữa là phải làm thế nào để học sinh mạnh dạn trình bày cảm nhận của mình về các bài thơ, đoạn thơ được học trong khi các em chưa thật sự chú tâm, hay biết mà cũng không nói, ngại nói. Để các em học sinh bây giờ yêu thích học văn, hứng thú trao đổi trong giờ văn, nêu cảm nhận về tác phẩm thơ trong hay cả ngoài chương trình là rất khó. Cái khó này, đối với học sinh các trường phổ thông đã vậy thì đối với các em giáo dục thường xuyên (GDTX) càng khó hơn.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, cũng như một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học, bản thân tôi xin mạnh dạn chia sẻ đề tài: “Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11”.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn Ngữ văn, tiết Đọc – hiểu tác phẩm thơ, trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện nay ở một số trường trung học phổ thông (THPT), trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra một số cách làm mới, sáng tạo, phù hợp để tạo hứng thú cho học sinh mạnh dạn, chủ động, tự tin trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Những cách làm này có thể được thực hiện trước, trong và sau giờ học trên lớp.
- Nâng cao chất lượng giờ học môn Ngữ văn ở các trường THPT, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN- GDTX trong những buổi học trực tiếp hay trực tuyến; tạo hứng thú học tập để từ đó nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng, trau dồi phẩm chất cho học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy học môn Ngữ văn phần Đọc – hiểu một số tác phẩm thơ trong chương trình lớp 11 (Bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Tràng giang – Huy Cận, Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh,…).
- Học sinh ở một số trường THPT, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN – GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Hình thức tổ chức dạy học: trực tiếp và trực tuyến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Khảo sát thực tế
- Tổng hợp, phân tích
- Phương pháp thống kê số liệu
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]