SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa – Từ đồng nghĩa, từ đồng âm
- Mã tài liệu: BM0218 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 956 |
Lượt tải: | 45 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Khuê |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Đông Cương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Khuê |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Đông Cương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa – Từ đồng nghĩa, từ đồng âm“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và tổ chức các buổi Sinh hoạt chuyên môn sâu
2. Học hỏi ở trong sách, tham khảo tài liệu, tham khảo một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp hay SKKN trên mạng I-tơ-nét và tham gia các buổi chuyên đề.
3. Hướng dẫn, chia sẻ với giáo viên, tổ chức sinh hoạt chuyên môn sâu khi dạy học sinh học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
4. Giúp giáo viên Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Học Tiếng Việt học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người.
Hiện nay, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp học sinh hình thành và phát triển trí thông minh và hình thành nhân cách cho học sinh. Với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc họat động của ngôn ngữ). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, hình tượng nghệ thuật. Trong văn học học sinh phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ,vì thế ở trường tiểu học.. Để đạt được hiệu quả giữa hai môn Văn – Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này, phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học để nâng cao trình hỏi độ.
Qua thực tế dự giờ của giáo viên ở trường sở tại, trường bạn, tôi nhận thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm còn có một số tồn tại sau:
+ Giáo viên truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm còn máy móc, rập khuôn và sơ sài, lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của nó, chỉ bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa. Khi thoát khỏi phạm vi này thì học sinh hầu hết đều luống cuống và nhầm lẫn.
+ Khi thể hiện tiết dạy hầu như giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh năng khiếu, còn lại đa số học sinh khác thụ động ngồi nghe, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng học sinh làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học.
+ Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm hầu như GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp. Mặt khác còn có một số tồn tại khách quan.
Từ những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi học sinh tự dấu đi những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà trường sư phạm rồi dần dần đánh mất. Trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác quản lý và phụ trách chuyên môn khối 4,5, năm nay tôi có: “Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa, từ đồng âm”. Nhằm chia sẻ với Giáo viên giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Việt. Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm. Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS .Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ và Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy.
Vì vậy, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa, từ đồng âm” để nâng cao chất lượng dạy học của trường mình .
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích:
– Tôi nhận thấy: Từ nhiều nghĩa-từ đồng nghĩa, từ đồng âm ,đây là một lượng kiến thức tương đối khó phân biệt đối với học sinh. Không những thế một số giáo viên có năng lực hạn chế cũng rất lúng túng và giáo viên cần phải nắm vững để có thể hướng dẫn học sinh hiểu kĩ và phân biệt được.
– Giúp giáo viên và học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm. Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS.
– Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ.
– Giúp HS có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy.
Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn học tốt môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học Đông Cương nói riêng, trong ngành giáo dục Tỉnh Thanh Hóa nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS khối lớp 5 trường Tiểu học Đông Cương phân biệt từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa, từ đồng âm.
– Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân loại đối tượng học sinh theo mức hoàn thành và chưa hoàn thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu vấn đề lí luận.
- Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm cho HS.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy – học từ nhiều nghĩa -từ đồng nghĩa – từ đồng âm
* Các phương pháp thực hiện đề tài:
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp trắc nghiệm
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Học kỳ 1
+ Điều tra phân loại đối tượng học sinh Khối lớp 5. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 5.
+ Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.
Giai đoạn 2: Học kỳ 2
Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5, nhất là học sinh ở mức chưa hoàn thành yêu thích và học tốt môn Tiếng việt.
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa – từ đồng âm”. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ được giao của một quản lý giáo dục trong giai đoạn mới.
2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cỏ bản có tính quy luật của lí luận dạy- học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy-học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy-học.
Đây là nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa – từ đồng âm là phải tiến hành ở mọi nơi trong tất cả các môn học .Dạy từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa -từ đồng âm phải trở thành một bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt , đặc biệt là phần dạy về từ vựng Tiếng Việt cần chú trọng đi sâu về bản chất của từ nhiều nghĩa –từ đồng nghĩa – từ đồng âm.
Nguyên tắc thực hành : Đòi hỏi họat động ngôn ngữ thường xuyên , đó là những bài tập miệng , bài viết trình bày ý nghĩa, ứng dụng lí thuyết vào thực hành vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn .Dạy từ nhiều nghĩa -từ đồng nghĩa – từ đồng âm phải gắn làm giàu những biểu tượng tư duy bằng con đường quan sát trực tiếp và thông qua những mẫu lời nói, hội thoại
Nguyên tắc cụ thế : HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn nên giai đoạn đầu khi giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm cần phải tác động bằng kích thích vật thật và bằng lời. Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ mới để các em nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do chúng quan sát được.
Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ:
Nghĩa là khi dạy từ nhiều nghĩa – từ đồng nghĩa- từ đồng âm cần được trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và yếu tố hiện thực, quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ. Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ, hai mặt này gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau, phải làm cho HS nắm vững hai mặt này và mối tương quan giữa chúng .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]