SKKN Một số giải pháp chỉ đạo khai thác kiến thức từ kênh hình trong phân môn Địa lí lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học
- Mã tài liệu: BM0222 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 5126 |
Lượt tải: | 273 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nga Trung |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nga Trung |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp chỉ đạo khai thác kiến thức từ kênh hình trong phân môn Địa lí lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của kênh hình trong dạy học Địa lí.
2. Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5, phân loại và lựa chọn các loại kênh hình phù hợp
3. Tổ chức tập huấn về phương pháp sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức
4. Xây dựng tiết dạy thực nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm
5. Tổ chức dạy học
6. Chỉ đạo giáo viên khai thác triệt để kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa và đồ dùng thiết bị có sẵn để dạy học địa lí
7. Định hướng giáo viên khai thác kênh hình từ các nguồn ngoài Sách giáo khoa và ngoài đồ dùng, thiết bị cấp phát
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, nhân loại đang đứng trước một chân trời tri thức mới. Xã hội ngày một đặt ra những yêu cầu cao hơn cho ngành giáo dục phải đào tạo nên một thế hệ người lao động mới năng động. Muốn làm được điều đó thì việc không ngừng đổi mới các hình thức và phương pháp giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm. Việc đa dạng hoá các biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học hiện nay.
Trong số các phương tiện dạy học Địa lí thì kênh hình đã được đặc biệt quan tâm, nhất là trong dạy học địa lý. Thực tế cho thấy trong khi giảng dạy nếu không có kênh hình giáo viên khó có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng khái niệm và khắc sâu nội dung dễ dàng. Trong môn Địa lý luôn có những sự vật, hiện tượng mà các em không thể trực tiếp quan sát được mà phải thông qua các hình ảnh như hình dạng thực của Trái Đất được chụp qua vệ tinh, hoạt động của con người ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, cảnh quan thiên nhiên ở các vùng miền cách xa các em về mặt địa lí. Do đó hình ảnh nói riêng và kênh hình nói chung có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức mà còn có tác dụng hình thành tri thức, kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh, các hình ảnh sinh động với màu sắc tươi sáng còn có tác dụng hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em.
Trong chương trình môn Tự nhiên – Xã hội lớp 1, 2, 3 kiến thức Địa lý được lồng ghép trong sách giáo khoa nhưng ở lớp 4, 5 môn này đã được tách riêng và có chiều sâu hơn so với các lớp học trước. Nội dung địa lý lớp 5 gồm 2 phần chính là Địa lý Việt Nam và Địa lý Thế giới, cung cấp những kiến thức địa lý cơ bản về Việt Nam và các châu lục. Để mô tả chính xác địa hình và hoạt động đời sống của con người thì việc sử dụng biểu đồ, lược đồ và tranh ảnh là không thể thiếu. Do đó chương trình Địa lý lớp 5 cũng bước đầu hình thành rèn luyện một số kĩ năng sử dụng kênh hình địa lý cho các em. Đối với giờ học Địa lí, nếu là một tiết học tốt sẽ để lại cho tâm hồn trẻ những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn thêm rộng mở, thêm yêu thương con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên Trái Đất. Hơn nữa, lớp 5 là năm học bản lề trước khi học sinh bước vào Trung học cơ sở với nhiều kiến thức Địa lý chuyên sâu hơn. Nếu như ngay từ khi học Tiểu học các em có sự nhận thức sai các khái niệm, các mối quan hệ địa lý đơn giản thì quá trình học địa lý trong những năm học tiếp theo có thể gặp phải một số khó khăn nhất định.
Với đặc điểm tâm sinh lí học sinh ở lứa tuổi, học sinh Tiểu học có ấn tượng mạnh với những hình ảnh trực quan sinh động và hấp dẫn. Sách giáo khoa (SGK) Địa lý và Lịch sử 5 cải cách được NXB Giáo dục phát hành từ năm 2006 đã đáp ứng được yêu cầu đưa kênh hình vào giảng dạy. SGK đã cung cấp các bản đồ, lược đồ tiêu biểu, chính xác, những hình ảnh đẹp, sinh động, cũng có những yêu cầu riêng trong việc sử dụng kênh hình. Song giáo viên sử dụng như thế nào và hiệu quả đến đâu là điều đáng bàn. Phải chăng chỉ sử dụng kênh hình đã được giới thiệu trong SGK vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người. Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệ thông tin, máy tính điện tử, máy chiếu cùng nhiều phương tiện dạy học hiện đại khác đang ngày càng phổ biến trong các trường học. Chính những phương tiện kỹ thuật dạy học và sự đa dạng hoá các loại hình thông tin đang mở ra nhiều lối đi mới trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng. Chúng lại càng hữu ích trong việc đưa các thông tin mới, kênh hình mới, phong phú hơn vào quá trình dạy học. Giáo viên có thể tìm kiếm các thông tin mới hơn, phong phú hơn từ nhiều nguồn khác nhau từ đó đổi mới nội dung và cách thức dạy học tạo sự say mê, thú cho học sinh. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng chú ý của các em còn kém, nếu giáo viên sử dụng hình ảnh quá nhiều sẽ làm học sinh mất tập trung vào bài học hoặc nếu giáo viên không biết cách xác định trọng tâm của bài học trong hình ảnh sẽ dẫn đến tình trạng bài giảng lan man, không có trọng tâm, chủ điểm, học sinh không nắm được nội dung chính của bài. Từ những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo khai thác kiến thức từ kênh hình trong phân môn Địa lí lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
– Nghiên cứu cách sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức, ứng dụng vào giảng dạy Địa lí lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài lấy việc sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức trong giảng dạy môn Địa lý lớp 5 làm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nga Trung – huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp tổng hợp tài liệu.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp điều tra: đối tượng điều tra là các em học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy.
– Phương pháp quan sát.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là cả một vấn đề rất quan trọng, đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới. Nhằm thay đổi phương pháp học tập của học sinh từ xưa tới nay là: “Thầy giảng – trò nghe; Thầy đọc – trò chép” ghi nhớ máy móc. Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lý.
Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học Địa lí cũng đổi mới theo định hướng đó. Tuy vậy, cần xem xét những yếu tố đặc trưng của bộ môn.
Sử dụng kênh hình địa lý lớp 5 là một đề tài mới. Kênh hình từ lâu đã được sử dụng như một công cụ dạy học địa lý vô cùng hữu ích và nó ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình dạy học môn này. Đã có những nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục về việc sử dụng phương tiện trực quan nói chung và kênh hình nói riêng. Tuy nhiên những nghiên cứu này đều dừng lại ở mức độ khái quát chứ chưa đi vào phân tích, nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5 tác giả Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc trong cuốn “Lý luận dạy học địa lý” đã nêu lên vai trò của kênh hình “ Nó không những được coi như phương tiện minh họa cho bài học mà còn có giá trị tương đương với kênh chữ một nguồn thông tin dưới dạng trực quan”.
Tuy nhiên vấn đề cụ thể ra sao, phương pháp khai thác như thế nào vẫn chưa được đề cập đến Trong cuốn “Tự nhiên xã hội và phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (tập 2)” các tác giả đã khái quát nội dung, mục tiêu chương trình địa lý lớp 4,5 và một số phương pháp dạy học các bài địa lý lớp 4, 5. Trong đó gồm có các phương pháp quan sát tranh ảnh địa lý, phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học các bài địa lý lớp 4, 5; Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ. Tuy nhiên các phương pháp này chưa đề cập đến việc mở rộng khai thác kênh hình từ nguồn ngoài SGK. Nhìn chung, việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý đã được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều sách và tài liệu tham khảo khác nhau. Song việc lựa chọn và xây dựng được các kênh hình cần thiết cho mỗi tiết học, đặc biệt là việc cách sử dụng chúng như thế nào, khai thác ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất chưa được thể hiện đầy đủ, hầu hết các tác giả mới chỉ nói đến một số loại kênh hình và chưa đề cập đến việc sử dụng các loại kênh hình khác nhau cho từng khối lớp. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về việc sử dụng kênh hình cụ thể cho từng lớp học đặc biệt là lớp 5. Kế thừa những thành tựu từ nghiên cứu của các tác giả nói trên và xuất phát từ yêu cầu thực tế thì việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức trong dạy học địa lý lớp 5” là cần thiết.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Về phía nhà trường trường Tiểu học Nga Trung
Trường tiểu học Nga Trung – nơi tôi đang công tác là một trường đã được công nhận Chuẩn quốc gia mức độ I. Cơ sở vật chất của nhà trường được đảm bảo cho 1phòng học/ lớp; tỉ lệ 1,4 GV/lớp; cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp.
– Tuy vậy, đời sống của nhân dân còn khó khăn nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin của học sinh còn hạn chế. Đồ dùng, thiết bị dạy học của nhà trườngchủ yếu là được cấp phát. Số đồ dùng mua bổ sung không nhiều. Số đồ dùng tự làm của giáo viên tương đối nhiều song chỉ là những đồ dùng đơn giản.
- Về phía giáo viên:
– Trong quá trình dạy học Địa lí, phần đa Giáo viên sử dụng kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh…) như hình ảnh minh họa cho kênh chữ hoặc có khai thác kiến thức nhưng chưa sâu.
– Số giáo viên ứng dụng CNTT vào lập kế hoạch bài học là 100% nhưng việc UDCNTT vào giảng dạy trên lớp chưa nhiều. Đặc biệt là phân môn địa lí.
– Một bộ phận giáo viên chỉ tập trung cho hai môn Toán và Tiếng việt mà xem nhẹ phân môn Địa lí, ít đầu tư, ngại tìm tòi, nghiên cứu phương pháp.
– Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp thường sử dụng là phương pháp thuyết trình, giảng giải (ThÇy gi¶ng – trß nghe; ThÇy ®äc- trß chÐp” ghi nhí m¸y mãc, để rồi HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, HS không hứng thú học Địa lí, không hình dung được các đối tượng địa lí hiện hữu ở một nơi cách các em rất xa về không gian. Từ đó tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy, kém về nhận thức.
– Kiến thức tin học của một bộ phận GV còn non. Việc soạn giảng giáo án điện tử, truy cập mạng Internet để coppy, downloads các hình ảnh, bản đồ, lược đồ phục vụ cho việc dạy địa lí còn là vấn đề khó khăn đối với một bộ phận không nhỏ giáo viên nhà trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]