SKKN Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0265 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 738 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp chỉ đạo, quản lí của nhà trường
1.1. Nâng cao nhận thức cho Cán bộ – Giáo viên về và tầm quan trọng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trong nhà trường.
1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh
1.3. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh
1.4. Thực hiện tốt công tác quản lý và chỉ đạo, phân công, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn
1.5. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện hoạt động.
2.Hình thức chủ yếu của các giải pháp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh xây dựng trường học an toàn cho học sinh tại THPT Yên Thành 3.
2.1. Giải pháp thông tin và tuyên truyền.
2.2. Xây dựng cơ sở vật chất trường học hiện đại, an toàn cho hoạt động dạy học
2.3. Giáo dục kỹ năng ứng phó sự cố cho học sinh.
2.4. Các giải pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai dịch bệnh tại đơn vị công tác thông qua các hoạt động ngoại khóa.
2.5. Tích hợp trong nội dung ứng phó với thiên tai,dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn trong dạy học chính khóa một số bộ môn
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của đất nước. Trong 20 năm gần đây, nước ta đã phải hứng chịu hầu hết các loại thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến đời sống và sản xuất của nhân dân, từ năm 2020 đến nay đại dịch covid 19 có diễn ra và có nhiều tác động đến kinh tế cũng như hoạt động dạy học trong các nhà trường.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do thiên tai và dịch bệnh gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Thiên tai và Biến đổi khí hậu”. và “Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 trong tình hình mới cần chú trọng tinh thần chủ động, khoa học”. Ngày 24/8, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch cũng như nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới.
Trên thực tế, vấn đề xây dựng trường học an toàn và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với dịch bệnh đã được các nhà trường phổ thông chú trọng và chỉ đạo kịp thời cũng như triển khai giảng dạy trong nhiều bộ môn như: Địa lí, Sinh học… bằng các hình thức như day học tích hợp, lồng ghép ngoại khóa…vv.
Tuy nhiên, ở một số trường THPT việc chỉ đạo và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, các giải pháp xây dựng trường học an toàn thiếu sự linh hoạt và đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.
Đối với giáo viên và học sinh, do chưa được tiếp cận với các kế hoạch cụ thể và phù hợp nên việc tham gia và thực hiện còn mang tính gượng ép, thiếu nhiệt tình và chưa thực sự rèn luyện được các kĩ năng cần thiết để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Vì vậy vấn đề chỉ đạo và tổ chức các giáo dục kỹ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt và xây dựng các kế hoạch phù hợp cũng như kết hợp giữa việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học như :việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, đặc biệt là thông qua hoạt động ngoại khóa, lồng ghép thường xuyên trong nhà trường để học sinh có thể hiểu rõ về kĩ năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với dịch bệnh là cần thiết và thực sự hữu ích để góp phần xây dựng trường học an toàn trong giai đoạn hiện nay.
Do vậy từ kinh nghiệm thực tế chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục về ứng phó với thiên tai dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho học sinh tại đơn vị công tác, chúng tôi đã mạnh dạn quyết định chọn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT Yên Thành 3 trong giai đoạn hiện nay”
Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới mà các đề tài khoa học khác trước đây chưa thực hiện, với tâm nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn, góp phần đưa hoạt động dạy học diễn ra bình thường, an toàn và đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trong bối cảnh hiện nay.
2. Tính mới và đóng góp của đề tài.
– Sáng kiến đã đề xuất các giải pháp chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh ,xây dựng trường học an toàn.
- Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
*Mục đích: Nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo và dạy học ứng phó với với thiên tai và dịch bệnh cho giáo viên, học sinh.
Hình thành các kĩ năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với dịch bệnh cần thiết cho học sinh cho giáo viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
– Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về vấn đề chỉ đạo dạy học ứng phó thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn.
– Đánh giá thực trạng về vấn đề chỉ đạo dạy học ứng phó thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn.
– Đề xuất các giải pháp về vấn đề chỉ đạo dạy học ứng phó thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn.
4. Phạm vi nghiên cứu.
– Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở trường THPT Yên Thành 3 đơn vị công tác và một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành.
– Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm.
– Các giải pháp trong sáng kiến được thực nghiệm trong ba năm: năm học 2019- 2020, năm học 2020 – 2021, năm học 2021- 2022.
6. Phương pháp nghiên cứu.
– Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế.
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
-Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
PHẦN II: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
- Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chỉ đạo và giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn gần đây báo dân tộc miền núi, báo giáo dục và thời đại đã có những bài viết cụ thể về vai trò cũng như ý nghĩa của việc ‘‘Nâng cao kĩ năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong trường học”.
Tại Nghệ An, đã có nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm viết day học về ứng phó với thiên tai và BĐKH trong môn Địa lí như: đề tài “Giáo dục kĩ năng ứng phó thiên tai cho học sinh qua phần địa lí tự nhiên 12- ban cơ bản minh họa qua bài “ Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai” của Nguyễn Duy Trí năm 2015. Năm 2016 tác giả Nguyễn Thị Mai Linh có viết đề tài “Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta cho học sinh THPT qua bài học địa lí”.
Như vậy, các công trình nghiên cứu mà các tác giả viết chủ yếu qua tích hợp, lồng ghép, liên hệ qua các bài học của bộ môn Địa lí chỉ ở vấn đề thiên tai. Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài sưu tìm được, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực quản lí chỉ đạo và giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn. Đó là “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động chỉ đạo và giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT Yên Thành 3 cúng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
- Cơ sở lí luận về sự cần thiết tổ chức các hoạt động hình thành và nâng cao kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh,xây dựng trường học an toàn
2.1. Thiên tai
– Thiên tai
Theo luật phòng chống thiên tai thì: thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội
– Các loại hình thiên tai ở Việt Nam.
Theo luật phòng chống thiên tai, nước ta có 19 loại hình thiên tai đó là:
+ Thiên tai có nguồn gốc từ thủy quyển: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sóng thần, xâm nhập mặn, hạn hán, mưa lớn, rét đậm, rét hại, sương muối và một số loại thiên tai khác.
+ Các loại thiên tai có nguồn gốc địa quyển như: Sạt lở đất (do mưa lũ hoặc dòng chảy), động đất
+ Có 02 loại thiên tai được bổ sung tại quyết định số 44- 2014 TTG là: gió mạnh trên biển và sương mù
– Rủi ro thiên tai
Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế – xã hội.
– Các cấp độ rủi ro thiên tai.
Là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế xã hội. Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 như sau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]