SKKN Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT
- Mã tài liệu: MT0266 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 945 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số trong quản trị trường THPT
2. Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số
3. Trang bị kỹ năng chuyển đổi số cho giáo viên và học sinh
4. Xây dựng các cơ sở dữ liệu giáo dục của nhà trường
5. Ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Nhận thức rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là con đường đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ, ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển Việt Nam thành một quốc gia số với mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau: một Chính phủ số, một nền kinh tế số và một xã hội số trong đó, giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ cũng đã đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án khắng định “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo, đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”.
Trong thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã gây ra nhiều khó khăn trong việc học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên. Với phương châm: “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các nhà trường, các thầy, cô giáo cùng học trò đã nỗ lực biến khó khăn thành cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, triển khai dạy học thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19, đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học. Thực tiễn trên cho thấy chuyển đổi số trong giáo dục là việc hết sức cấp thiết, trong trước mắt cũng như lâu dài.
Tại trường THPT Hà Huy Tập chuyển đổi số đã giúp nhà trường triền khai dạy học, các hoạt động của trường bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tuy nhiên, đối với trường THPT Hà Huy Tập nói riêng và các nhà trường nói chung, công tác chuyển đối số trong nhà trường còn là vấn đề mới, còn nhiều khó khăn về nhận thức, tư duy, năng lực, văn hóa số, về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, về thể chế, hệ thống văn bản quản lý điều hành, về tài chính.
Từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập”
- Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập
III. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp khảo sát thực tiễn
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
– Phương pháp đối chiếu so sánh
- Cấu trúc của đề tài
– Phần một: Đặt vấn đề
– Phần hai: Nội dung
– Phần ba: Kết luận
- Đóng góp của đề tài:
– Đề tài đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập.
– Các giải pháp đề xuất trong đề tài được triển khai, áp dụng tại trường THPT Hà Huy Tập qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT, hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, góp phần giúp nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục năm học.
– Các giải pháp của đề tài có thể áp dụng để triển khai tại các trường THPT trong tỉnh.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Cơ sở khoa học
- Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong quản trị nhà trường
1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số
– Tùy vào từng lĩnh vực được ứng dụng mà thuật ngữ chuyển đổi số có một cách tiếp cận khác nhau. Thuật ngữ thường dùng về chuyển đổi số có thể hiểu là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.
– Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
– Thuật ngữ Chuyển đổi số thường dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa”. Số hóa có thể hiểu là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số…); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”.
– Khi ngành giáo dục trở nên cạnh tranh hơn, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu vì thế giới số mới đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng các công nghệ, phương pháp và tư duy kỹ thuật số. Theo Hồ Tú Bảo, 2020 chuyển đổi số trong giáo dục đơn giản là chuyển đổi hoạt động dạy lên môi trường số bởi cốt lõi của giáo dục là dạy và học.
– “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.
– Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, xác định mục tiêu chung: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
1.1.2. Khái niệm quản trị nhà trường
– Theo Trần Khánh Đức, 2019 thì quản trị của một tổ chức là “quá trình điều hành tổ chức bằng phương thức hoạch định các hoạt động; huy động, cung ứng đầy đủ, kịp thời và có chất lượng các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), các phương tiện và điều kiện tất yếu cho mọi hoạt động của tổ chức để tổ chức vận hành đạt được hiệu quả các mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn biến động và với phạm vi nguồn lực huy động được”.
– Trong Thông tư 14/2018/TT-BGD&ĐT ban hành Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, quản trị nhà trường là “quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường” (BGD&ĐT, 2018).
1.1.3. Chuyển đổi số trong quản trị nhà trường
Chuyến đổi số trong quản trị nhà trường là quá trình thay đổi từ mô hình quản trị nhà trường mang tính truyền thống sang mô hình quản trị số bằng cách thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa nhà trường từ việc áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường.
1.2. Vai trò chuyển đổi số trong quản trị nhà trường
Đối với quản trị nhà trường, chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích như sau:
Thứ nhất, đối với hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học: Tăng tính tương tác, tính thực hành – ứng dụng: ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality – VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng,… giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây hứng thú cho người học,… (Mai Ngọc Tuấn, 2020). Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở – bình đẳng – cá thể hóa: việc học tập trực tuyến, các khóa học đào tạo từ xa tạo điều kiện cho người học có nhiều lựa chọn trong học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển bản thân. Hơn nữa, chuyển đổi số cũng giúp nhà quản lí xem xét, đánh giá một cách hệ thống từ việc chuẩn bị đến tiến hành và có thể dõi theo quá trình tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]