SKKN Một số giải pháp chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0300 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 583 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hường |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hường |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Thiết lập kênh thông tin trong công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh
2. Xây dựng hồ sơ số trong công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
3. Số hóa hình thức phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh
4. Thúc đẩy các mô hình số điển hình qua hình thức nêu gương
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-
- Chuyển đổi Số trong quản lý ở các cơ sở giáo dục nói chung và các trường phổ thông là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nghị quyết TW 8 khóa XI đã nếu “ Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm với sơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” trong đó “Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo” là một trong những giải pháp thực hiện để đổi mới giáo dục. Theo chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 và công văn số 4267/BGDĐT-CNTT ngày 31/8/2022 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2022-2023, đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu: Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành và Tăng cường công tác truyền thông giáo dục. Trên tinh thần đó, các nhà trường luôn quan tâm đến việc chuyển đổi số trong công tác quản lý giáo dục nói chung.
- Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, Nhà trường không chỉ quan tâm đến chất lượng, hiệu quả dạy học trên lớp học mà cần chú trọng giáo dục từ nhiều góc độ, nhiều hình thức khác nhau. Với định hướng đó, công tác phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường/ lớp là mắt xích quan trọng, khởi đầu cho các mối quan hệ hai chiều tác động lớn đến hiệu quả giáo dục. Đây cũng là sợi dây để kết nối các hoạt động giáo dục của Nhà trường với gia đình và xã hội.
- Trong những năm gần đây Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh đã được quan tâm và có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên công tác này mới chỉ dừng lại ở những phương thức truyền thống, chưa bắt nhịp được xu thế của thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vì vậy, để thích ứng với kỷ nguyên số thì việc ứng dụng số trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THPT cần được quan tâm; Cần triển khai nhiều giải pháp về chuyển đổi số nhằm tạo nên một cộng đồng giáo dục gắn kết giữa nhà quản lý – Nhà trường- với giáo viên và phụ huynh nhằm mang lại lợi ích cuối cùng cho học sinh .
Với những lí do trên chúng tôi mạnh dạn đề xuất “ Một số giải pháp chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THPT”
- PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-
- Phạm vi
Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường THPT
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Đọc sách báo, tài liệu tham khảo về việc chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Đọc sách, tài liệu nghiên cứu vai trò của tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Những kinh nghiệm thu thập được từ việc chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Những kinh nghiệm rút ra từ việc chuyển đổi số trong quá trình quản lý, phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu: chuyển đổi số trong công tác quản lý, phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: Việc chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tại THPT Diễn Châu 2 năm học 2020-2021, 2021-2022. 2022-2023.
- THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Năm học 2020-2021: hình thành ý tưởng.
- Năm học 2021-2022: nghiên cứu xây dựng đề tài.
- Năm học 2022-2023: Viết, hoàn thành sáng kiến.
- CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai qua 3 nội dung chính: I. Cơ sở khoa học của đề tài.
- Một số giải pháp chuyển đổi số trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THPT” III. Thực nghiệm.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lí luận
1.1. Chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà trường
1.1.1. Dẫn luận về chuyển đổi số
Chuyển đổi số có tên tiếng Anh là Digital transformation để chỉ quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Chuyển đổi số khác Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở chỗ: Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới. Còn Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có. Chính vì vậy khi thực hiện Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Do đó, Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân.
1.1.2. Chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà trường
Công tác quản lí tại các trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Do đó, vai trò của chuyển đổi số trong quản lý nhà trường là một nhu cầu rất cấp thiết. Công tác quản lý nhà trường nếu được vận hành trong môi trường số sẽ đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn góp phần thúc đẩy được quá trình dạy học có hiệu quả hơn. Tuy nhiên chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Đối với trường THPT, trong đối tượng tương tác giáo dục là con người thì chuyển đổi số cần được lưu tâm hơn so với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Nội dung chuyển đổi số trong quản lý nhà trường THPT bao gồm: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý hoạt động nghiên cứu KHSPUD và sáng kiến kinh nghiệm; Quản lý nhân sự, Quản lý tài chính, tài sản; quản lý – xây dựng và phát triển các mối quan hệ của nhà trường; Quản lý môi trường văn hóa trường
học…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]