SKKN Một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học THPT
- Mã tài liệu: MP0801 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 498 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học THPT“ triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Học sinh đánh giá: HS phát huy được năng lực nhận định, tính trung thực, khách quan. Cũng nhờ hoạt động này các em đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình và học tập lẫn nhau. Giải pháp này được thiết kế, tổ chức, rút kinh nghiệm liên tục… từ đó HS thực hiện hiệu quả hơn, kết hợp giáo dục giái trị sống, kĩ năng sống cho HS thông qua một số quy tắc đánh giá, như:”ghi nhận 4 ưu điểm mới được đánh giá một hạn chế”, những quy tắc này là công cụ ứng xử hữu ích cả trong cuộc sống và trong học tập, làm việc. Giải pháp này tối ưu hóa quan điểm đánh giá là học tập.
Giải pháp 2: Đánh giá trong giờ thực hành: Kết hợp được đánh giá truyền thống và đánh giá hiện đại, HS chủ động tổ chức thực hành, bố thời gian, công việc hợp lý, chuẩn bị được lý luận để giải thích các hiện tượng trong quán trình thực hành, có thể hỗ trợ bạn, nhóm bạn các năng lực tiến hành thực hành, vấn đáp lý luận, và đánh giá kết quả của mình, của bạn. Giờ thực hành dễ dàng hơn với cả GV và HS.
Giải pháp 3: Đánh giá tài liệu học tập: Trong đổi mới dạy học, việc hướng dẫn học sinh tự thiết kế tài liệu học tập là một hướng đổi mới được đánh giá cao, do hiệu quả mang lại. GV chỉ cần đưa ra yêu cầu cụ thể về tài liệu là có thể có sản phẩm sáng tạo của HS.
Giải pháp 4: Đánh giá thông qua trò chơi: đây là hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá được HS yêu thich nhất trong các hoạt động; mỗi một trò chơi có thể có cách tổ chức khác nhau, như bên trên tôi có nêu một ví dụ về cách tổ chức cho HS tham gia hoạt động. Hầu hết các hoạt động này đều thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh. Giờ kiểm tra bài cũ không còn “đáng sợ” mà trở nên vui vẻ, hào hứng hơn bao giờ.
Mô tả sản phẩm
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
- Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.
Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT hiện nay còn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết cần tập trung thực hiện qua việc tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo đào tạo.
Trên tinh thần đổi mới, sáng tạo trong dạy học, cập nhật quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi mạnh dạn thiết kế giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá. 1.2. Kết quả điều tra thực trạng giải pháp Để khảo sát và đánh giá được hiện trạng, thực trạng trước khi áp dụng giải pháp của mình tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên Sinh học, GV các bộ môn khác nhau và khoảng 200 HS tại trường THPT Nguyễn Huệ – cơ sở giáo dục mình đang công tác và thu được kết quả như sau:
Phần I. KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Câu 1: Các thầy cô thường sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá nào?
- HÌNH THỨC
STT | Hình thức | Kết quả |
1 | Thường xuyên | 100% |
2 | Định kì | 100% |
- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
STT | Phương pháp | Kết quả |
1 | Trắc nghiệm | 88% |
2 | Viết vào giấy | 67% |
3 | Viết trên bảng | 54% |
4 | Miệng | 71% |
5 | Vấn đáp | 32% |
6 | Thuyết trình | 30% |
Câu 2: Theo các thầy cô, những ý nào dưới đây là đúng với quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá HS?
STT | Nội dung | Kết quả |
1 | Đánh giá phẩm chất. | 100% |
2 | Đánh giá năng lực. | 100% |
3 | Đánh giá là học tập. | 100% |
4 | Đánh giá vì học tập. | 100% |
5 | Đánh giá kết quả học tập. | 100% |
Nhận xét kết quả: Hiện nay, sau khi đã được tập huấn Đổi mới kiểm tra đánh giá hầu hết GV tham gia khảo sát đều hiểu rõ quan điểm đổi mới kiểm tra đánh giá. Nhưng thực tiễn thầy cô sử dụng các phương pháp đánh giá truyền thống phổ biến hơn. Ớ một số môn học khác cũng có một số đổi mới tuy nhiên mang đặc thù của môn học. Ví dụ như môn toán, lý, hóa thường kiểm tra trắc nghiệm; hoặc trong giờ học bài mới thì được đánh giá lên bảng viết. Một số khác được đánh giá qua thuyết trình.
Khi khảo sát về các giải pháp của mình, hầu hết các giải pháp đều chưa được triển khai hoặc rất hiếm khi được triển khai.Có thể thấy, những hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá vẫn còn mới mẻ, và ít được triển khai.
Phần II. KHẢO SÁT HỌC SINH
Câu 1. Em đã bao giờ được các thầy cô hướng dẫn tự đánh giá quá trình học tập và tự đánh giá kết quả học tập của mình chưa, và ở mức độ như thế nào?
Mức độ | Kết quả |
Chưa bao giờ | 87% |
Hiếm khi | 13% |
Thường xuyên | 0% |
Câu 2. Em đã thực hiện hoạt động đánh giá bạn hoặc nhóm bạn trong lớp bao giờ chưa, mức độ như thế nào?
Mức độ | Kết quả |
Chưa bao giờ | 96% |
Hiếm khi | 4% |
Thường xuyên | 0% |
Câu 3. Em đã thực hiện hoạt động tự thiết kế tài liệu học tập cho chính mình chưa bao giờ chưa, hình thức như thế nào?
Tiêu chí | Kết quả |
Chưa bao giờ | 78% |
Hiếm khi | 20% |
Thường xuyên | 2% |
Câu 4. Các trò chơi kiến thức có được tổ chức thường xuyên trong các giờ học tại lớp em không?
Tiêu chí | Kết quả |
Chưa bao giờ | 19% |
Hiếm khi | 76% |
Thường xuyên | 5% |
Nhận xét kết quả: từ câu 1→câu 4: khi được đề cập tới các giải pháp mà tác giả sáng kiến đưa ra: hầu hết các giải pháp đều mới mẻ và rất hiếm hoặc không có tại các giờ dạy.
Câu 5. Em đã được các thầy cô đánh giá bài thực hành như thế nào?
Hình thức | Kết quả |
Viết báo cáo thực hành | 95% |
Đánh giá kết quả thực hành | 86% |
Hình thức khác | 13% |
Nhận xét kết quả câu 5: Hầu hết các HS đều trả lời rằng chủ yếu được đánh giá truyền thống thông qua bài báo cáo thực hành: HS viết báo cáo thực hành gồm các nội dung: chuẩn bị, cách tiến hành, kết quả, giải thích. Hầu như không thấy HS nhắc tới phương pháp cho HS đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong giờ thực hành.
Khi khảo sát về tài liệu học, thời gian học, sự đầu tư cho học thì hầu hết học sinh thích các hoạt độnghọc tập giải trí mà vẫn thu lượm được kiến thức trọng tâm. Khi cho học sinh trải nghiệm đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá mình HS hiểu mình, hiểu bạn, và muốn phấn đấu hơn.
- Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của (các) giải pháp:
Phân tích quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá từ đó lựa chọn cơ sở để thiết kế và tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá phù hợp với quan điểm hiện đại về đổi mới dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Tôi thiết kế bộ giải pháp đổi mới với những tiêu chí như sau:
- Đánh giá là học tập.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá chính là đổi mới phương pháp dạy học.
- Phát huy được năng lực đánh giá và tự đánh giá của học sinh. Phát huy tính sáng tạo, độc lập, trung thực, tinh thần làm việc khách quan, khoa học của học sinh.
Sau đó áp dụng giải pháp đổi mới, rút kinh nghiệm, hoàn thiện và tiếp tục áp dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá tại cơ sở, và cuối cùng chia sẻ giải pháp với đồng nghiệp cùng đơn vị công tác và đồng nghiệp các trường THPT địa bàn tỉnh Yên Bái. Cùng đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đanh giá cũng như đổi mới dạy học tại đơn vị cũng như trong Tỉnh.
- Nội dung (các) giải pháp:
Chương I: Cơ sở lí luận về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học THPT.
* Quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh:
- Đánh giá năng lực
- Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực
STT | Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung | Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực |
1 | Các bài kiểm tra trên giấy được thực hiện vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì,… | Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong
suốt quá trình học tập |
2 | Nhấn mạnh sự cạnh tranh | Nhấn mạnh sự hợp tác |
3 | Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc dạy học | Quan tâm đến đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh |
4 | Chú trọng vào điểm số | Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét |
5 | Tập trung vào kiến thức hàn lâm | Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo |
6 | Đánh giá được thực hiện bởi các cấp quản lí và do giáo viên là chủ yếu, còn tự đánh giá của học sinh không hoặc ít được công nhận | Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh |
7 | Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng đến việc chấp hành nội quy nhà trường, tham gia phong trào thi đua… | Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân |
Dựa trên việc nghiên cứu về đánh giá năng lực tôi kết luận:
Năng lực = (kiến thức+ kĩ năng+ thái độ) × tình huống.
Như vậy đánh giá năng lực là đánh giá tổng thể cả kiến thức, kĩ năng, thái độ trong từng tình huống cụ thể. Và tôi tổ chức cho HS được thể hiện các năng lực phù hợp với từng tình huống như: đánh giá kiến thức đã học, đánh giá năng lực tiếp cận kiến thức của HS, đánh giá thái độ và sự tích cực làm việc của HS. II. Loại hình kiểm tra đánh giá:
- Xét theo quy mô: + Đánh giá diện rộng.
+ Đánh giá theo lớp.
- Xét theo quá trình học tập: + Đánh giá đầu vào. + Đánh giá quá trình.
+ Đánh giá kết thúc.
- Xét theo mục tiêu dạy học: + Đánh giá để cải tiến việc học.
+ Đánh giá kết quả.
- Xét theo người đánh giá: + Tự đánh giá.
+ Đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
Tôi dựa trên quan điểm chủ đạo để đổi mới và áp dụng vào thực tiễn đó là : cho HS tự đánh giá, và hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau, cuối cùng giáo viên tổng hợp và kết luận.
III. Hình thức đánh giá Theo quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học gồm 2 hình thức:
+ Đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên).
+ Đánh giá tổng kết (đánh giá định kì).
Hai hình thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình dạy học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]