SKKN Một số giải pháp giúp cho học sinh khối 6 tiếp thu tốt môn Âm Nhạc
- Mã tài liệu: BM6018 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 408 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp cho học sinh khối 6 tiếp thu tốt môn Âm Nhạc” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Đối với việc dạy bài hát
a. Rèn luyện kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh
b. Hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nhận hoặc tự viết lời giới thiệu về bài hát
c. Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát
d. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
3.2. Đối với phương pháp dạy nhạc lí
3.3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc (TĐN)
3.4. Phương pháp dạy âm nhạc thường thức ( NTT)
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông đã trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới Việt Nam phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong chương trình THCS nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường, của học sinh. Sau 5 năm thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở THCS đã được triển khai đồng bộ từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổ thông và của xã hội. Mặc dù cũng còn có một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưng nhìn chung, nội dung của chương trình SGK Âm nhạc THCS đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên ngành cao. Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổ thông lại hăng hái đăng ký tham gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc như giai đoạn hiện nay. Điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của Bộ giáo dục đào tạo cũng như các sở, ngành địa phương đối với môn học này. Do vậy đã khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình phấn đấu của những giáo viên giảng dạy âm nhạc. Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ mà chính là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực hiên mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thong cũng như mục tiêu của bậc học. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm thụ Âm Nhạc, làm cho đời sống tinh thần them phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa tính cách của các em. Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thong là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể – Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động long người, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy lợi ích của việc học nhạc ở trường THCS là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Phương pháp dạy hát trong chương trình Âm nhạc THCS
– Học sinh lớp 6, Trường THCS Phan Đình Phùng.
– Thời gian nghiên cứu: Từ năm ………..
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
– Đọc và tìm hiểu các phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của học sinh và giáo viên
– Phân tích, đánh giá những nội dung đã thu thập được.
– Thống kê, xử lý số liệu và đưa ra hướng giải quyết.
- PHẦN NỘI DUNG
- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1.1. Đặc điểm chung.
1.1.1. Về phía nhà trường.
- Thuận lợi:
– Bộ môn Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Việc dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
– Được sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
– Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
- Khó khăn:
– Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc của nhà trường chưa đầy đủ, mới chỉ có 1 cây đàn Organ và một số tranh ảnh, bản nhạc trong chương trình sách giáo khoa.
– Tài liệu tham khảo còn rất ít, hầu hết các giáo viên phải tự tìm tòi thông qua mạng internet để hỗ trợ, phục vụ cho công tác dạy và học.
1.1.2. Về phía học sinh.
- Thuận lợi:
Sinh ra và lớn lên trên địa bàn có truyền thống văn hóa văn nghệ nên hầu hết các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn tương đối tốt.
- Khó khăn :
Đối với học sinh trường THCS Phan Đình Phùng nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện Cư M’gar nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, chưa kích thích các em học tập.
Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn học như Toán, Văn, Anh văn nên cũng phần nào sao nhãng việc học môn Âm nhạc.
Thời lượng dành cho bộ môn còn quá ít (1 tiết/tuần) nên ảnh hưởng không ít đến hiệu quả cũng như chất lượng bộ môn.
- Mục đích yêu cầu.
* Học sinh :
– Hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát
– Hát đúng tính chất bài ca.
– Biết hát có vận động phụ hoạ.
– Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
– Biết biểu diễn trên sân khấu.
– Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát.
* Giáo viên :
– Sử dụng đàn thành thạo, hát đúng và thể hiện đúng tính chất bài hát.
– Sáng tạo nhiều động tác vận động minh họa, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau.
– Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 779
- 10
- [product_views]