SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay

4.5/5

Giá:

100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Kỹ năng sống
Lớp: 10.11,12
Bộ sách:
Lượt xem: 589
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
71
Lượt tải:

5

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc lành mạnh, tiến bộ cho HSTHPT

2.2 Tăng cường hoạt động truyền thông, thông tin về âm nhạc.

2.3 Tổ chức linh hoạt, phong phú các cuộc thi, hội diễn văn nghệ theo chủ đề, chủ điểm giáo dục.

2.4 Triển khai mạnh mẽ câu lạc bộ âm nhạc, đội văn nghệ nhà trường

2.5 Lồng ghép nội dung giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thông qua buổi chào cờ, tiết SHCN, giờ dạy bộ môn

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. Lý do chọn đề tài.

 Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Quyết định số 711/QĐ – TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” cũng đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 như sau: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”

Như vậy, con người đã được nhìn nhận ở đúng vị trí trung tâm của nó, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Có thể nói, cùng với đức, trí, thể, kỹ, giáo dục thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện con người Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, học sinh – thế hệ trẻ tương lai của đất nước.

Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đem lại giá trị to lớn trong cuộc đời mỗi con người. Nhất là khi xây dựng được thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn, lành mạnh sẽ góp phần quan trọng cho việc bồi đắp tâm hồn, trí tuệ, nhân cách, năng lực thẩm mỹ của học sinh.

Trong chương trình giáo dục phổ thông trước 2018, giáo dục âm nhạc chỉ dừng lại ở cấp THCS. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2022-2023, môn Âm nhạc đã được đưa vào sách giáo khoa THPT nhưng đáng tiếc là học sinh hầu như không có cơ hội học tập vì các trường vẫn chưa triển khai, lựa chọn do thiếu cơ sở vật chất và giáo viên chuyên trách. Vì vậy, việc giáo dục âm nhạc lên cao, có tính hệ thống cho các em vẫn còn bỏ trống, để ngỏ.

Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, sự xô bồ của cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều thử thách đối với vấn đề giữ gìn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, thực trạng của thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc ở lứa tuổi HS THPT còn có những bất cập, tồn tại cần thiết phải quan tâm kịp thời hơn nữa.

Với mong muốn làm giàu thêm đời sống tinh thần của HS, giúp các em định hướng, phát triển tốt khả năng thưởng thức, đánh giá, sáng tạo âm nhạc và dựa trên thực tế kết quả đạt được về vấn đề này tại trường THPT Cửa Lò mấy năm lại đây, chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay.” làm nội dung thực hiện.

  • Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò, chúng tôi đề xuất và thực hiện một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho các em.

  • Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

  • Gồm 903 học sinh của ba trường THPT trên địa bàn Cửa Lò. 
TT TRƯỜNG SỐ LƯỢNG
1 Trường THPT Cửa Lò 578
2 Trường THPT Cửa Lò 2 251
3 Trung tâm GDTX số 2, Nghệ An 74
  • Trọng điểm nghiên cứu của đề tài là trong giai đoạn hiện nay. (khoảng 3 năm lại đây)

3.2 Đối tượng nghiên cứu 

  • Thực trạng và nguyên nhân tác động đến thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò. 
  • Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinhtrường THPT Cửa Lò mà chúng tôi áp dụng rất hiệu quả, có thể ứng dụng phổ biến rộng rãi cho các trường THPT.
  • Giả thuyết khoa học

Chúng tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất thì mục tiêu nâng cao năng lực, thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS sẽ đạt được và góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế mà SKKN này đã đề cập trong phần thực trạng. Đời sống tinh thần của các em sẽ phong phú, giàu có thêm. Hơn nữa, chúng ta sẽ tạo ra một môi trường giáo dục hạnh phúc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

  • Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinhTHPT.
  • Khảo sát và đánh giá thực trạng về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinhTHPT trên địa bàn TX Cửa Lò.
  • Các nguyên nhân tác động đến thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh.
  • Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của giải pháp nêu  ra.
  • Đề xuất áp dụng và thực nghiệm một số giải pháp hiệu quả, nâng cao thịhiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh. 

5.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung, chúng tôi nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn và các giải pháp áp dụng ở trường THPT Cửa Lò.
  • Về thời gian, đề tài nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS trong giai đoạn hiện nay(khoảng 3 năm lại đây) và các giải pháp triển khai từ năm học 2021-2022, trọng điểm là năm học 2022-2023.
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thu thập dữ liệu thông qua đọc sách, tìm hiểu các bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí hoặc trên một số trang Web uy tín có nội dung liên quan đến thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến

  • Mục đích: Khảo sát vấn đề thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò.
  • Nguyên tắc: Khách thể tham gia điều tra lựa chọn các phương án trả lời một cách khách quan, độc lập, không trao đổi kết quả với nhau.
  • Nội dung: (PL1)
  • Cách tiến hành: phát phiếu điều tra cho 136 học sinh thuộc nhóm khách thể nghiên cứu thử nghiệm và khảo sát bằng đường link https://forms.gle/88Ht562ycRxPzLuJ6 cho 767 học sinh thuộc Trường THPT Cửa Lò, Trường THPT Cửa Lò 2, Trung tâm GDTX số 2, Nghệ An. Và phát phiếu khảo sát 50 phụ huynh, 50 GV trên địa bàn.

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn

  • Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìmhiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu của đề tài.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)