SKKN Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới
- Mã tài liệu: MT0270 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 945 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với công tác xã hội hoá giáo dục
2. Tuyên truyền và phát huy vai trò của dư luận trong thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hoá giáo dục
4. Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện
5. Bồi dưỡng về nhận thức và kinh nghiệm cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục
6. Quản lý, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch các nguồn vận động tài trợ, hỗ trợ, quà tặng
Mô tả sản phẩm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng ngày càng cao trên cơ sở có sự tham gia của toàn xã hội. Là một trong những phương thức thực hiện để mọi người dân đều có cơ hội được học tập. Quan điểm của Đảng “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”. Chủ trương xã hội hoá giáo dục là xuất phát từ quan điểm coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải đào tạo một nguồn nhân lực rất lớn có chất lượng cao. Vì vậy, phải phát triển mạnh mẽ quy mô giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Trong điều kiện Nhà nước chưa đủ sức và không thể bao cấp toàn bộ sự nghiệp phát triển giáo dục thì xã hội hoá giáo dục là một trong những phương thức cơ bản để phát triển giáo dục.
Vì vậy, cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách Nhà nước, cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc đối với sự nghiệp giáo dục, thể hiện quan điểm của Đảng “Coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Trong những năm qua kết quả giáo dục của trường THPT Diễn Châu đã đạt được kết quả cao, đáng ghi nhận và đang trên đà tiếp tục phát triển. Tuy nhiên công tác giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo cơ cấu giữa các môn, đời sống giáo viên còn gặp khó khăn. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của giáo dục. Nhận thức trong một số cán bộ nhân dân về công tác xã hội hoá giáo dục còn phiến diện nên chưa huy động được các nguồn lực các lực lượng xã hội tham gia phối hợp trong công tác giáo dục. Thực tế các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể hóa, nên các nhà trường đang thật sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Chính vì thế, nhằm thực hiện tốt chủ trương của ngành, cũng như mục tiêu nhiệm vụ mà nhà trường hướng tới vì chất lượng giáo dục học sinh. Từ nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý, nhóm tác giả đã xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới”.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Xác định những giải pháp căn bản trong thực hiện huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới.
1.2.2. Ý nghĩa
Đề tài hướng đến xác định được những giải pháp căn bản trong thực hiện huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông.
1.2.3. Tính mới
Đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới” được nghiên cứu lần đầu ở các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Những biện pháp do nhóm tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp tổng hợp lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến công tác xã hội hóa giáo dục.
1.3.2. Phương pháp hồi cứu tư liệu
Hồi cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn và các báo cáo của ngành, báo tạp chí, sách, … liên quan đến đề tài.
1.3.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này nhằm ghi chép lại về không gian, điều kiện giáo dục và đào tạo trong các trường; Quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm, chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.3.4. Phương pháp so sánh và phân tích thống kê
Các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và hồi cứu tư liệu sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý phục vụ cho phân tích và đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý nhà trường.
1.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để chứng minh tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất, Đề tài tiến hành thử nghiệm đánh giá một vài giải pháp trong khuôn khổ thời gian, điều kiện thực tiễn.
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý trường học thông qua hoạt động xã hội hóa giáo dục của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường THPT.
Đề tài được triển khai thực hiện tại một số trường trung học phổ thông thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Phần II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2.1.1. Quan điểm, tư tưởng xã hội hoá giáo dục trong công tác quản lý giáo dục 2.1.1.1.Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược để phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay
Với quan điểm lấy con người làm “Trung tâm của sự phát triển”, giáo dục và đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước, chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, là thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” quá trình giáo dục thế hệ trẻ trở thành người lao động có tri thức, có năng lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế- xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia tích cực phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham gia phối hợp ấy phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, liên tục mới mang lại hiệu quả.
Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, nhiều Nghị quyết, Văn kiện của Đảng đã chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VII có ghi: “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”… “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu, để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển đổi mới nhanh cơ chế quản lý giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt sự phát triển các lĩnh vực này với sản xuất và mục tiêu kinh tế – xã hội. Một mặt Nhà nước đầu tư, mặt khác có chính sách để toàn dân, các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”.
Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, xã hội hóa được Đảng ta xác định là cơ sở để hoạch định hệ thống chính sách xã hội: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Trên tinh thần ấy, văn kiện Đại hội VIII về GD&ĐT đã nêu: “Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, trước hết là vấn đề đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỷ lệ thích đáng cho sự phát triển Giáo dục và Đào tạo, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước, đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho Giáo dục – Đào tạo. Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách GD&ĐT. Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không hợp lý nhằm đảm bảo tốt hơn kinh phí giáo dục, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo”.
Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Nhà nước dành tỷ lệ thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa phát triển GD&ĐT. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho GD&ĐT. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển Giáo dục – Đào tạo”. Cũng tại Đại hội IX, xã hội hóa được coi là một trong ba phương hướng để đẩy mạnh sự phát triển GD&ĐT đi vào thế kỷ XXI: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.
Trong Nghị định 90/CP ngày 21/8/1999 của Chính phủ cũng đã cụ thể hóa quan điểm xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là quá trình tuyên truyền vận động và tổ chức để đông đảo, rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đơn vị tổ chức, đoàn thể trong xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục, là sự cộng đồng trách nhiệm chung của mọi người để xây dựng và phát triển một môi trường giáo dục lành mạnh, đa dạng hóa sự đầu tư vào các hình thức giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước.
Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về xã hội hóa giáo dục thực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển GD&ĐT. Quá trình đó đã chứng minh rằng, xã hội hóa giáo dục không phải là giải pháp tình thế khi nền kinh tế đất nước còn khó khăn, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, mà là một chủ trương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển giáo dục, ngay cả đến khi nước ta phát triển thành một nước công nghiệp, có thu nhập quốc dân cao gấp nhiều lần so với hiện nay.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]