SKKN Một số giải pháp khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học các chủ đề môn toán

Giá:
100.000 đ
Môn: Toán
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 290
Lượt tải: 5
Số trang: 66
Tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Duy Trinh
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 66
Tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Duy Trinh
Năm viết: 2021-2022

1. Về phía nhà trường
1.1 Đổi mới trong công tác chỉ đạo, trong công tác kiểm tra đánh giá
1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
1.3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và tuyên truyền cho giáo viên
1.4. Phát triền cơ sở vật chất hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá học sinh
1.5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
2. Về phía tổ chuyên môn
2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn.
2.2. Triển khai việc kiểm tra đánh giá theo kế hoạch
2.3. Đa dạng các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá
2.4. Đánh giá, rút kinh nghiệm
3. Về phía giáo viên
3.1. Tham gia các đợt tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá do Sở và Nhà trường tổ chức
3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập
3.3. Thiết kế tình huống dạy học theo dự án trong môn Toán
3.4. Hướng dẫn học sinh làm dự án học tập và cách đánh giá
3.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ
3.6. Sử dụng các thiết bị thông minh trong kiểm tra đánh giá
4. Về phía học sinh
4.1. Chủ động nghiên cứu SGK, tài liệu học tập
4.2.Vận dụng kiến thức để thiết kế, thử nghiệm thực tế
4.3.Tìm hiểu, khám phá các phần mềm học tập, phần mềm kiểm tra đánh giá, tham gia vào thư viện học liệu
4.4.Tích cực tham gia câu lạc bộ STEM, chương trình ngoại khóa, hoạt động thực hành, trải nghiệm

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cụ thể như sau: Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh; đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
Theo thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT, có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên có thể được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua câu hỏi-đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành; thí nghiệm; sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể. Kiểm tra đánh giá định kỳ (giữa kỳ và cuối kỳ) cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra, bài thực hành, dự án học tập. Đây là điểm mới mà thông tư cũ không có.
Trong thực tế giảng dạy tại các trường THPT, phương pháp kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo. Phần lớn phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh chủ yếu là bài kiểm tra trên giấy, với các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan và hiện tại đang tăng cường hình thức: vấn đáp, thực hành. Các hình thức này chủ yếu là chứng minh học sinh nắm vững kiến thức để giải một số bài tập hoặc giải thích một số hiện tượng liên quan đến những kiến thức đã học. Năng lực mà học sinh thể hiện qua các hình thức kiểm tra đánh giá này chủ yếu là năng lực trình bày, diễn đạt, lập luận, kỹ năng làm bài tập…Một số kỹ năng mềm như thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo…rất cần trong cuộc sống nhưng khó xác định với cách kiểm tra đánh giá như trên. Các phương pháp như học sinh tự đánh giá, đánh giá theo dự án…mới chỉ thực hiện trong một vài chủ đề hoặc trong các đề tài nghiên cứu khoa học.
Từ những lí do đó, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học các chủ đề môn toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh” mà bản thân đã thực hiện khá hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh trong HKI, và nửa đầu HKII năm học 2021-2022.

PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về sản phẩm học tập
Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có. Thông qua sản phẩm học tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm và đánh giá mức độ đạt được các năng lực của HS.
Sản phẩm học tập của HS rất đa dạng, là kết quả của thực hiện các nhiệm vụ học tập như thí nghiệm/chế tạo, làm dự án học tập, nghiên cứu đề tài khoa học- kĩ thuật, bài luận….HS phải trình bày sản phẩm của mình, GV sẽ nhận xét và đánh giá. Một số sản phẩm hoạt động học tập cơ bản của HS như:
– Dự án học tập là kế hoạch cho một hoạt động học tập, được thiết kế và thực hiện bởi HS dưới sự hỗ trợ của GV. Thông qua các dự án thực hiện trong vài giờ hoặc một vài tuần, GV theo dõi quá trình HS thực hiện để đánh giá các em về khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của chủ đề/bài dạy, đánh giá các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, thuyết trình…
– Sản phẩm nghiên cứu khoa học của HS là một dạng dự án học tập có tính chất nghiên cứu. Thông qua sản phẩm nghiên cứu khoa học của HS, GV đánh giá được kĩ năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, kĩ năng tư duy, khả năng tư duy biện chứng, kĩ năng nhận xét, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày…
– Sản phẩm thực hành, thí nghiệm/chế tạo: HS sẽ đươc đánh giá trên cơ sở hoạt động trình diễn, tiến hành thực hiện thí nghiệm/chế tạo để có được một sản phẩm cụ thể. Thông qua sản phẩm thực hành, thí nghiệm, GV đánh giá được kiến thức, kĩ năng của HS, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thí nghiệm, ý thức, thái độ của các em, cũng như các mức độ đạt được của năng lực mà GV cần đánh giá.
1.2 Mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá học sinh
Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá…cho HS.
1.3 Cách xây dựng và sử dụng các sản phẩm học tập để kiểm tra đánh giá học
sinh
Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn. GV sử dụng sản phẩm học tập để đánh giá sự tiến bộ của HS và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong các hoạt động thực hành, thực tiễn. Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và các mức độ đánh giá, GV có thể thiết kế thang đo. Thang đo sản phẩm là một loạt mẫu sản phẩm có mức độ chất lượng từ thấp đến cao. Người đánh giá so sánh sản phẩm của HS với những sản phẩm mẫu chỉ mức độ trên thang đo để tính điểm. GV có thể thiết kế Rubric định lượng và Rubric định tính để đánh giá sản phẩm học tập của HS.
1.4 Các công cụ sử dụng trong phương pháp kiểm tra đánh giá sản phẩm của
học sinh
Công cụ thường sử dụng trong phương pháp đánh giá sản phẩm học tập là: bảng kiểm, thang đánh giá.
Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực hiện giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,…). Điều này còn được thể hiện qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học với nhiều hình thức như: thực hiện những đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,… tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo. Có thể đánh giá sản phẩm học tập môn Toán của HS thông qua kết quả thưc hành và trải nghiệm.
1.5. Các bước thiết kế tình huống dạy học theo dự án trong môn Toán
Thiết kế tình huống dạy học theo dự án của có thể theo các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành DHTDA
– Số lượng HS của lớp học, năng lực của HS đáp ứng việc DHTDA; – Điều kiện cơ sở vật chất để triển khai DHTDA.
Bước 2: Lựa chọn vấn đề, xác định tên và mục tiêu của dự án
– Bài học sẽ tiến hành DHTDA có các nội dung thuộc chương trình, thiết thực, mang tính thực tiễn, đảm bảo nhu cầu và sự thuận lợi để HS có thể tự thực hiện: Sản phẩm học tập gắn với thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn – xã hội;
– Chủ đề và sản phẩm học tập gắn với hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh;
– Thể hiện sự tham gia tích cực, tự lực của học sinh và các giai đoạn tạo ra sản phẩm;
– Kết hợp lý thuyết và thực hành;
– Sản phẩm có thể giới thiệu, công bố;
– Có sự kết hợp tri thức nhiều môn học, nhiều lĩnh vực;
– Thế hiện sự cộng tác làm việc;
– Xác định những kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hướng đến.
Bước 3: Xác định bộ câu hỏi định hướng của dự án
Đối với môn Toán trong chương trình phổ thông, GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng gồm hai loại, đó là câu hỏi thuộc nội bộ môn học và câu hỏi thực hành liên hệ thực tiễn.
Bước 4: Chuẩn bị sản phẩm trình bày của dự án
GV hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện dự án và chuẩn bị sản phẩm trình bày, đối với môn Toán sản phẩm sẽ là bản báo cáo bằng phần mềm MS PowerPoint bao gồm nội dung các câu trả lời bộ câu hỏi định hướng.
Bước 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án
– Các tiêu chí đánh giá có thể như sau: Nội dung/tiêu chí, Giá trị của sản phẩm ở chỗ nào?
– Kế hoạch làm việc hợp lý và đầy đủ, khả thi;
– Hoạt động cụ thể của nhóm (chiến lược giải quyết vấn đề, PP thực hiện, phân công công việc,  …);
– Tính tích cực, chủ động của cá nhân trong quá trình tham gia dự án;
– Chất lượng của bài báo cáo (tính chính xác, tính thẩm mỹ, khả năng ngôn ngữ);
– Rút ra bài học gì?
Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai dự án
– GV chia nhóm và giao bộ câu hỏi định hướng cho HS;
– GV đưa ra yêu cầu về mặt thời gian và các tiêu chí đánh giá cho HS;
– HS tổ chức triển khai và thực hiện dự án;
– HS cùng thảo luận xác định những công việc cần thực hiện, đưa ra các nội dung cần nghiên cứu. HS thảo luận nhóm để chi tiết hoá công việc của nhóm thông qua bảng liệt kê nhiệm vụ. Bảng nhiệm vụ càng chi tiết, cụ thể thì việc thực hiện công việc càng dễ dàng và có hiệu quả hơn;
– HS hoàn thiện và trình bày dự án. Trong suốt quá trình này, GV tạo điều kiện về tài liệu, gợi ý, góp ý kiến cho HS, đồng thời hướng dẫn, bổ sung những kiến thức cần thiết để họ tiến hành thực hiện công việc. Chẳng hạn, GV có thể liên hệ với các giáo viên chủ nhiệm ở trường mình đề nghị sự giúp đỡ của họ để HS có thể phối hợp làm việc thuận lợi hơn. GV giám sát quá trình thực hiện công việc của HS để kịp thời điều chỉnh hoặc gợi ý nếu HS gặp khó khăn. Các nhóm hoàn thiện và trình bày sản phẩm của nhóm trong thời gian quy định.
– HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.  GV tổng hợp và đánh giá sản phẩm của các nhóm cũng như hành vi, thái độ của mỗi thành viên trong quá trình làm dự án. Kết hợp với sự chuẩn bị của mình và sản phẩm của các nhóm, GV đưa ra sản phẩm tốt nhất cho HS.
– GV thu thập ý kiến phản hồi của HS về hiệu quả công việc.
Bước 7: Dự kiến tổ chức tình huống DHTDA đã thiết kế.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Sự cần thiết kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập của học sinh
a. Xuất phát từ nhu cầu và định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THPT
Việc kiểm tra đánh giá HS có vai trò rất quan trọng, vừa giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình dạy học, lại vừa có vai trò giúp người thầy điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá giúp HS thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao. Giáo dục phổ thông đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng với nhu cầu của thời kỳ mới. Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn còn chủ quan, thiếu chính xác nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến có nhiều vấn đề bất cập trong việc tuyển sinh ở bậc đại học, cao đẳng và sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai. Với những lí do trên cho thấy rằng việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp dạy học mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì không thể đạt được mục đích mong muốn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong lí luận dạy học có nêu: Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp GV biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp cán bộ quản lí ra quyết định về kết quả học tập của HS, điều chỉnh chương trình và tổ chức dạy học. Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản
như:
– Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu dạy học của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kỹ năng và các bậc năng lực tư duy mà môn học dự kiến học sinh phải đạt được sau khi học xong.
– Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt ở phổ thông cần quan tâm, từng bước và ưu tiên cho các hình thứ mới: bài tập nghiên cứu, thuyết trình; dự án học tập hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học; Sản phẩm thực hành, thí nghiệm, chế tạo (sản phẩm về KHKT, sản phẩm của chủ đề STEM…); tiểu luận môn học.  Vấn đề đang được chú trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là các dự án học tập và cần thực hiện một cách có hiệu quả. Dự án học tập là những thiết kế có chủ đích để thu hút tư duy của học sinh xung quanh các kì vọng, nội dung và các kĩ năng mà HS cần biết. Khi lên kế hoạch thiết kế cho dự án học tập, câu hỏi đặt ra là: cần phát triển loại tư duy nào? Học sinh sẽ cần học về điều gì?
b. Xuất phát từ những khó khăn và hạn chế trong việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việ kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đặt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ. Trên thực tế, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trường THPT hiện nay còn phiếm diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện việc kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế sau:
– Tính ì của GV, từ trước đến nay vì họ thường kiểm tra đánh giá dựa trên những kinh nghiệm, họ soạn câu hỏi kiêm tra miệng, hay bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ hoặc học kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đến việc đánh giá năng lực HS;
– Sau mỗi bài kiểm tra, GV thường chỉ quan tâm đến điểm số của HS để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh nghiệm….đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thếu hụt gì ở HS, để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nhiều GV chỉ quan tâm kiểm tra đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm tra đánh giá còn có nhiều chức năng khác… Như vậy, hiểu biết của GV về triết lý, các phương pháp, kỹ thuật, hình thức, công cụ kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn, nhiều GV qua phỏng vấn, khảo sát của tôi còn hiểu một cách lơ mơ về kiểm tra đánh giá, nghĩa là chỉ hiểu kiểm tra đánh giá tập trung đánh giá kết quả học tập, có kết quả để xếp loại HS để báo cáo lãnh đạo, vào bảng điểm chứ không hiểu được các chức năng, triết lý đánh giá.
– GV gặp khó khăn trong việc: lựa chọn, xác định tên và mục tiêu của dự án, thiết kế tình huống dạy học theo dự án, xác định bộ câu hỏi định hướng của dự án, xây dựng các tiêu chí đánh giá của dự án, tổ chức tình huống dạy học theo dự án đã thiết kế.
– Tài liệu tham khảo về hướng dẫn kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập còn hạn chế.
– Năng lực HS không đồng đều, ý thức tham gia của HS chưa tích cực. – Mất nhiều thời gian cho một dự án học tập từ khi xây dựng kế hoạch đến đánh giá và nghiệm thu sản phẩm.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán
– Thuận lợi:
+ Được sự chỉ đạo, quan tâm và hướng dẫn của nhà trường trong công tác dạy học theo dự án và đổi mới kiểm tra đánh giá HS.
+ Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, Nhà trường thường xuyên tổ chức tcác buổi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá trong bộ môn toán.
+ Trường THPT Nguyễn Duy Trinh là một trong những trường trọng điểm nên một số cơ sở vật chất được trang bị hiện đại như: phòng học STEM, phòng học thông minh, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành…
– Khó khăn:
+ GV chưa hiểu đúng và đầy đủ về dạy học dự án và kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm học tập
+ GV gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế một dự án dạy học chủ đề môn
Toán vừa gắn với nội dung dạy học vừa gắn với thực tiễn đời sống;
+ Tổ chức thực hiện, theo dõi dự án, giám sát tiến độ, quản lý lớp học
+ Đưa ra phản hồi và hỗ trợ khi cần thiết
+ Sử dụng CNTT để hỗ trợ dự án
+ Thiết kế các tiêu chí đánh giá cho một dự án cụ thể
+ Việc đổi mới mang tới cho GV không ít khó khăn, vất vả nên không phù hợp với một bộ phận GV chậm đổi mới, ngại đổi mới.
+ Không có nhiều nguồn tư liệu để tham khảo, không có chủ đề mẫu để GV tập làm theo. Mặc dù Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai chương trình phát triển giáo dục phổ thông mới nhưng GV phải biến tấu chương trình giáo dục hiện hành của các môn tương ứng thành các chủ đề bài dạy và sắp xếp thời gian phù hợp để triển khai;
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng chung khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học
tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán
1.1. Nội dung khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng việc kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán tại các trường THPT Huyện Nghi Lộc tôi đã tiến hành khảo sát các nội dung sau:
+ GV đã sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập nào trong dạy học giáo dục HS THPT
+ Hiểu biết của GV về kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS
+ Đánh giá của GV về sự cần thiết kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ
+ Hiểu biết của GV về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học môn toán
+ Những khó khăn GV gặp phải khi kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập
1.2. Kết quả khảo sát
Kết quả thăm dò ý kiến của 52 GV môn Toán của 5 trường THPT trong Huyện Nghi Lộc như sau.
Bảng 1. Số lượng GV Toán tham gia điều tra thực trạng
TT Tên trường Số lượng GV môn Toán
1 THPT Nguyễn Duy Trinh 13
2 THPT Nghi Lộc 2 10
3 THPT Nghi Lộc 3 11
4 THPT Nghi Lộc 4 9
5 THPT Nghi Lộc 5 9
Tổng 52
Bảng 2: Kết quả khảo sát việc GV đã sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học và giáo dục HS
TT PP kiểm tra SL Tỷ lệ % Ghi chú
1 Phương pháp kiểm tra viết 52 100%
2 Phương pháp kiểm tra quan sát 40 76,9%
3 Phương pháp kiểm tra vấn đáp 52 100%
4 Đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS 8 15,4%
Từ kết quả bảng 2 cho thấy tất cả GV đều sử dụng phương pháp kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp để thay thế bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, còn phương pháp kiểm tra đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh còn ít GV sử dụng (15,4%).
Bảng 3: Kết quả khảo sát
Câu Nội dung SL Tỷ lệ (%)
1 Mức độ hiểu biết của GV về kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS
Hiểu 52 100
Không hiểu 0 0
2 Đánh giá của GV về sự cần thiết kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ
Rất cần thiết 10 19,2
Cần thiết 23 44,2
Không cần thiết 19 36,6
3 Mức độ hiểu biết của GV về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học môn toán
Hiểu 15 28,8
Không hiểu 37 71,2
Từ kết quả bảng 3 cho thấy tất cả các GV (100%) hiểu biết về kiểm tra kết quả hoạt động giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS. Bên cạnh đó, đa số GV (63,4%) nhận thấy kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập thay thế bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ là rất cần thiết và cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số GV (36,6%) cho rằng kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập thay thế bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ là không cần thiết. Cũng từ kết quả bảng 2 cho thấy số GV hiểu biết về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học môn Toán còn ít (28,8%) và vẫn còn đa số GV (71,2%) chưa hiểu về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học môn Toán.
Bảng 4. Những khó khăn GV gặp phải khi kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập
TT Những khó khăn GV gặp phải khi kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập SL Tỷ lệ (%)
1 Khó khăn trong việc chọn lựa chủ đề, xác định tên và mục tiêu của dự án 25 48,1%
2 Khó khăn trong việc thiết kế tình huống DHTDA  46 88,5%
3 Khó khăn trong việc xác định bộ câu hỏi định hướng của dự án 27 51,9%
4 Khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá của dự án 40 76,9%
5 Khó khăn trong việc tổ chức tình huống DHTDA đã thiết kế 35 67,3%
6 Tài liệu tham khảo về hướng dẫn kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập còn hạn chế 30 57,7%
7 Năng lực HS không đồng đều, ý thức tham gia của HS chưa tích cực 31 59,6%
8 Mất nhiều thời gian cho một dự án học tập 23 44,2%
Từ kết quả bảng 4 cho thấy:
– GV gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế tình huống DHTDA (88,5%).
– GV gặp khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá của dự án (76,9%).
– GV gặp khó khăn trong việc tổ chức tình huống DHTDA đã thiết kế (67,3%).
Như vậy, qua kết quả tìm hiểu thăm dò ý kiến GV bằng phiếu khảo sát cho thấy nhiều GV chưa hiểu đúng về kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập và cách  thiết kế dạy học theo dự án. Đồng thời, trong lĩnh vực giảng dạy bộ môn Toán của mình thì đa số các GV chưa thực hiện nhiều việc dạy học theo dự án và kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm học tập.
2. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
2.1 Thực trạng việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy một số chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Để tìm hiểu thực trạng việc kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy một số chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh, tôi đã sử dụng phiếu khảo để tiến hành thăm dò ý kiến của 13 GV môn Toán của nhà trường. Kết quả như sau:
Bảng 5. Kết quả khảo sát
TT Nội dung khảo sát SL Tỷ lệ (%)
Có Không Có Không
1 Có hiểu biết về kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập hay không? 10 3 76,9 23,1
2 Có hiểu biết về vai trò, mục đích việc kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập hay không? 8 5 61,5 38,5
3 Có thiết kế các tình huống dạy học theo dự án khi dạy các chủ đề môn toán? 3 10 23,1 76,9
4 Có kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập hay không? 2 11 15,4 84,6
5 Có gặp khó khăn trong việc kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập hay không ? 11 2 84,6 15,4
Từ bảng 5 cho thấy đa số GV Toán trường THPT Nguyễn Duy Trinh có hiểu biết về vai trò mục đích việc kiểm tra đánh giá HS qua sản phẩm dự án học tập, tuy nhiên rất ít GV thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá này để thay thế kiểm tra thường xuyên và định kì, và khi GV thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác thiết kế và triển khai do vậy nhiều GV cũng ngại đổi mới kiểm tra đánh giá theo phương pháp này.
2.2. Thực trạng học tập môn Toán của HS ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh theo dự án học tập.
Để tìm hiểu thực trạng học tập môn Toán của HS ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh theo dự án học tập, tôi đã tiến hành khảo sát 200 HS lớp 11 trường THPT Nguyễn Duy Trinh và thu được kết quả sau:
Bảng 6: Kết quả khảo sát
Câu Nội dung SL Tỷ lệ (%)
1 Mức độ mong muốn của HS được học môn Toán
theo định dự án học tập
Rất mong muốn 25 12,5
Mong muốn 83 41,5
Không mong muốn 92 46
2 Mức độ HS được học các chủ đề môn Toán theo định dự án học tập
Thường xuyên 10 5
Thỉnh thoảng 43 21,5
Chưa được học 147 73,5
3 Mức độ hứng thú của HS khi được học môn Toán theo dự án học tập (43 HS)
Rất thích 11 25,6
Thích 15 34,9
Bình thường  12 27,9
Không thích  5 11,6
Từ kết quả bảng 6 cho thấy đa số HS (54%) có mong muốn được học các chủ đề môn Toán theo dự án học tập. Tuy nhiên đa số HS (73,5%) chưa được học. Cũng từ kết quả trên, tôi đã tiến hành khảo sát 43 HS đã được học các chủ đề môn Toán theo dự án học tập và cho thấy đa số HS (60,5%) thích và có hứng thú khi được học môn Toán theo phương pháp này.
Như vậy, qua việc khảo sát này cho thấy, đa số GV nắm rõ vai trò và mục đích của việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay và GV cũng đã kết hợp các phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra đánh giá HS trong kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên, qua khảo sát cũng cho thấy GV gặp nhiều khó khăn trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá, đặc biệt là phương pháp kiểm tra đánh giá qua sản phẩm dự án học tập. Trên cơ sở đó tôi đã đề xuất các giải pháp sau.
III. GIẢI PHÁP
1. Về phía nhà trường
1.1 Đổi mới trong công tác chỉ đạo, trong công tác kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ. Trên thực tế, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trường THPT hiện nay còn phiếm diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện. Trong hoạt động giảng dạy, các nội dung và phương pháp dạy học mà GV sử dụng chưa tập trung vào các yêu cầu tổ chức cho HS hoạt động, chưa làm cho HS trở thành chủ thể hoạt động, do đó HS thường chỉ chủ yếu chú ý tới việc tiếp thu và tái hiện lại kiền thức GV dạy trên lớp hoặc kiến thức có trong sách giáo khoa, GV chưa quan tâm đến nhiều đến việc rèn luyện cho HS năng lực giải quyết vấn đề khi đứng trước một nhiệm vụ hay một nhiệm vụ mới. Theo đó, biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thật sự có vai trò quan trọng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển toàn diện HS. Về việc này, tôi đề xuất có thể tiến hành theo các nội dung và với các cách thức như sau:
– Kiểm tra việc thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong chủ đề dạy học, việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học tích cực;
– Kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm việc thực hiện quan điểm, triết lý đánh giá, việc kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS;
– Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Cần lưu ý kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS;
– Thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS;
– Tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra, đặc biệt là khâu kiểm tra đột xuất hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Muốn thực hiện được các hoạt động trên, trước hết cần có sự tiên phong đối mới tư duy của cán bộ quản lý. Đồng thời, cán bộ và GV cần hiểu đúng mục

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Thiết kế Kế hoạch và ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học gắn với chủ đề Khối đa diện trong chương trình Toán lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
12
Toán
4.5/5

10 11 12
TOÁN
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)