SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học ở Trường THPT
- Mã tài liệu: MT0271 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1045 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Duy Trinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Duy Trinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học ở Trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp về nhận thức tư tưởng
2. Giải pháp lựa chọn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra nội bộ.
3. Giải pháp kế hoạch hoá công tác kiểm tra nội bộ trường học gắn với kế hoạch năm học
4. Giải pháp tổ chức, chỉ đạo KTNB trường học
5. Giải pháp tự kiểm tra đánh giá
6. Giải pháp về sử dụng công nghệ thông tin
7. Giải pháp thi đua khen thưởng
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực của quản lý trường học, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường.
Thực chất của quản lý là xử lý thông tin, thông tin là nguyên liệu của quản lý, chất lượng và hiệu quả của thông tin quyết định chất lượng và hiệu quả của quản lý. Người quản lý tài năng trước hết và quan trọng nhất phải biết tổ chức tốt công tác thông tin cho chính mình. Muốn có thông tin chính xác, kịp thời thì biện pháp quan trọng nhất là phải tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra nội bộ trường học là một biện pháp trong hoạt động quản lý trường học, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo.
Trong trường học việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính xác về công việc, con người để đánh giá đúng đắn công việc, con người.
Hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có giáo dục. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 đã nêu rõ bảy nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó đổi mới công tác quản lý được coi là khâu đột phá: Đổi mới quản lý giáo dục – Đổi mới về cơ bản phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiện nay.
Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục THPT phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là vào trình độ nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục của cán bộ quản lý thể hiện ở việc thực hiện thành thạo hay không các chức năng quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới ở THPT.
Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học ở các trường phổ thông hiện nay còn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt theo yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề đổi mới công tác kiểm tra nội bộ trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Với những lý do nêu trên, để góp phần đổi mới quản lý trường THPT nói riêng và đổi mới quản lý giáo dục nói chung, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học ở Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Huyện Nghi Lộc.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở khoa học của công tác kiểm tra nội bộ trường học
1. Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nói chung và kiểm tra nội bộ trường học nói riêng xuất phát từ luận điển cơ bản là : “Sự liên hệ ngược” – Định nghĩa nôm na là “thông tin quay trở về với người ra quyết định sau một hành động”.
Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trường học là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trường học.
1.1.Theo điều khiển học:
Quản lý là một quá trình điều khiển và điều chỉnh, bao gồm các mối liên hệ thông tin thuận, ngược.
Các mối liên hệ thông tin ngược (trong, ngoài) là nền tảng của sự điều chỉnh gồm hai quá trình: Điều chỉnh (của hệ quản lý) và tự điều chỉnh (của hệ bị quản lý), chúng có liên quan mật thiết và thống nhất với nhau.
1.2.Theo lý thuyết thông tin:
Quản lý là một quá trình thu nhận, xử lý, truyền đạt và lưu giữ thông tin.Thông tin là nền tảng của quản lý – đó là những số liệu, tư liệu đã được lựa chọn, xử lý để phục vụ cho một mục đích nhất định. Quản lý phải có và cần nhiều thông tin nhiều chiều, thông tin là một chức năng của quản lý, nó xen lẫn vào các chức năng khác và rất cần cho các chức năng ấy như: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Chính kiểm tra nội bộ trường học tạo lập mối liên hệ ngược (trong, ngoài) trong quản lý trường học, cung cấp thông tin đã được xử lý, đánh giá chính xác – đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kỳ quan trọng để người hiệu trưởng (hệ quản lý) điều khiển, điều chỉnh,và hoạt động quản lý có hiệu quả hơn, đồng thời các thành viên, các bộ phận trong nhà trường (đối tượng quản lý) tự điều chỉnh hành vi và hoạt động của mình ngày càng tốt hơn.
2. Cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trường học
Ngày 11 tháng 3 năm 1993 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 478/QĐ – BGD & ĐT: “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra Giáo dục & Đào tạo”. Tại khoản 1, điều 22, chương VI: “Công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành” ghi rõ: “ Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu nại tố cáo về các vấn đề thuộc quyền quản lý của mình. Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản và được lưu trữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này”.
Các quyết định trên cùng các văn bản pháp quy của Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
3. Cơ sở thực tiễn của kiểm tra nội bộ trường học
Do yêu cầu thực tiễn của Giáo dục và Đào tạo: Hoạt động giáo dục, dạy học trong trường học là một hoạt động phức tạp, đa dạng và phong phú. Giáo dục đào tạo con người không được phép phế phẩm, do đó hiệu trưởng nhà trường thường xuyên hay định kỳ phải kiểm tra toàn bộ hoạt động, công việc và mối quan hệ trong trường để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa và đánh giá chính xác nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, quy chế. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
Kiểm tra là một quá trình, quá trình này dù diễn ra ở đâu, dù đang kiểm tra cái gì, dạng kiểm tra nào cũng bao gồm 4 bước (giai đoạn) cơ bản sau:
- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra.
- Đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn này.
- So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực.
- Đưa ra các quyết định điều chỉnh sự khác biệt giữa thành tích đạt được với các tiêu chuẩn và các kế hoạch.
II. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc
- Đặc điểm của trường THPT Nguyễn Duy Trinh – Nghi Lộc.
Trường THPT Nguyễn Duy Trinh thành lập năm 1961, nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 1995 và công nhận lại chuẩn năm 2018.
- Kết quả đội tuyển thi HS giỏi văn hoá cấp tỉnh: liên tục trong các năm học từ 2011- 2012 đến năm 2021 – 2022 được xếp trong tốp đầu các trường THPT trong tỉnh Nghệ An.
- Về quy mô trường lớp: Năm học 2021- 2022 trường có 36 lớp với 1540 học sinh, tất cả là hệ công lập.
- Về cơ cấu tổ chức :
+ Chi bộ Đảng nhà trường: có 78 Đảng viên, sinh hoạt trong 4 tổ Đảng. Cấp uỷ Đảng có 7 đồng chí.
+ Đoàn thể gồm có: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh.
+ Các tổ chuyên môn: có 4 tổ chuyên môn.
- Về cán bộ giáo viên: tổng số 91 người, trong đó cán bộ quản lý: 4; giáo viên 81; nhân viên: 6; ngoài ra trường có hợp đồng ngắn hạn 3 nhân viên (02 làm công tác bảo vệ, 01 làm lao công). Độ tuổi trung bình: 40 tuổi.
- Về cơ sở vật chất: Trường có 40 phòng học cao tầng, các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng học thông minh, phòng làm việc, phòng hội họp, nhà đa chức năng, hệ thống sân chơi, bãi tập đầy đủ tiện nghi.
2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
Để khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học, chúng tôi đã khảo sát 46 giáo viên và 4 cán bộ quản lí của nhà trường:
Câu hỏi: Theo anh (chị) công tác kiểm tra nôi bộ trường học có tác dụng thiết thực với hoạt động chung của trường THPT hay không?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]