SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0272 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 759 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò vị trí, tầm quan trọng, mục đích của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu các đơn vị, các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
3. Quan tâm công tác xây dựng, ban hành kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật
4. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường
5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng văn hóa ứng xử
6. Phối hợp chặt ch với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, phong phú các nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
7. Triển khai tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn để có hiệu quả
8. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
9. Kết hợp giáo dục nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Phối hợp với gia đình để nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
10. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện
Mô tả sản phẩm
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định rõ: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đây là khâu then chốt, quan trọng để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. Công tác PBGDPL thực sự là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Mọi tổ chức, cá nhân muốn tuân thủ, thực thi pháp luật trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công tác PBGDPL thì dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật.
Như vậy, công tác PBGDPL được thực hiện tốt s góp phần nâng cao nhận thức, định hướng cho mọi người luôn có ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến động phức tạp thì công tác tuyên truyền, PBGDPL cho mọi công dân, đặc biệt là cho học sinh trong trường học là nội dung cần thiết, cấp bách.
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Có thể nói, không có môi trường nào có thể thực hiện việc PBGDPL thuận lợi và hiệu quả hơn trong môi trường trường học. Muốn học sinh chấp hành pháp luật tốt thì trước hết các em phải có hiểu biết về pháp luật. Với một môi trường sư phạm, một đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực sư phạm, với hệ thống những bài giảng sinh động, những hình thức, phương tiện phong phú, đa dạng là cách tốt nhất để những tri thức về pháp luật được giới thiệu, được chuyển tải tốt nhất đến con trẻ. Đây là cơ sở, là nền móng vững chắc nhất cho các hành vi đúng pháp luật của các em ngoài nhà trường và trong tương lai. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, PBGDPL theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, PBGDPL với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần được đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá… để thực hiện được mục tiêu giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện.
Công tác PBGDPL trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua đã được Sở GD&ĐT quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Nhiều cơ sở giáo dục (CSGD) đã xây dựng kế hoạch PBGDPL; nhiều văn bản luật đã được tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nhìn chung việc PBGDPL còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiểu biết về pháp luật của học sinh nhìn chung còn hạn chế, cho nên vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm luật giao thông, bạo lực học đường, một số học sinh có những hành vi vi phạm như tàng trữ pháo, đốt pháo… làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn trường học. Do đó, cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong các CSGD nhằm tạo chuyển biến mạnh m trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn ngành Giáo dục; góp phần đưa công tác PBGDPL trong xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Do vậy, việc đúc rút sáng kiến kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL là một nội dung, yêu cầu cần thiết trong ngành giáo dục.
Trường THPT Lê Hồng Phong là CSGD trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An (GD&ĐT). Thực hiện hướng dẫn của các cấp, trực tiếp là Sở GD&ĐT, trường THPT Lê Hồng Phong đã xác định vấn đề PBGDPL một nội dung, một nhiệm vụ được nhà trường đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, giúp cán bộ, giáo viên và học sinh ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt các chủ trương của ảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Đồng thời góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường và hình thành ý thức, thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Căn cứ các kết quả đạt được trong quá trình triển khai, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng c ng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại trường THPT Lê Hồng Phong”
Công tác PBGDPL không phải là vấn đề mới vì đây là một nội dung, một nhiệm vụ yêu cầu các CSGD triển khai. Tuy nhiên, hiện tại, đến thời điểm này vẫn chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, chi tiết về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Đề tài được đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn chủ đạo, triển khai công tác PBGDPL tại trường THPT Lê Hồng Phong. Cho nên đề tài được đặt ra có tính mới.
Phần 2. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm hai nội dung “phổ biến pháp luật” và “giáo dục pháp luật”.
Phổ biến pháp luật:
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa – 2002) thì “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó” hoặc làm cho mọi người đều biết đến”.
Phổ biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ được coi là một công cụ nhà nước dùng để trị dân. Bên cạnh đó phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng cụ thể. Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật còn nhằm làm cho các đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường được thực hiện thông qua các bài quán triệt tại hội nghị, các cuộc tập huấn, các buổi nói chuyện…
Giáo dục pháp luật:
Theo Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”.
So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt ch hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành.
Tóm lại, theo cách hiểu chung nhất về phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa: – Theo nghĩa hẹp: Phổ biến, giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
- Theo nghĩa rộng: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ
chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương… nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành.
1.2. Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân vì vậy thực hiện pháp luật là thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Phổ biến, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng cho việc giáo dục chính trị, hình thành ở người dân những hiểu biết nhất định về chính trị đồng thời trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng có sự đan xen những nội dung, quan điểm pháp lý nhất định.
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng pháp luật có mối quan hệ chặt ch , biện chứng với nhau bởi l công tác xây dựng pháp luật là cơ sở cho việc hình thành, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và ngược lại công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối, là một phương tiện quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống.
Phổ biến, giáo dục pháp luật có tác động tích cực đến việc tổ chức, thực hiện pháp luật trên cơ sở giúp người dân có hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, giúp cho đối tượng tác động có hiểu biết nhất định về pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng thông qua các hình thức, phương tiện, biện pháp thích hợp.
1.3. Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật – Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực. – Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
- Phối hợp chặt ch giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
1.4. Mục đích, ý nghĩa của PBGDPL trong đời sống xã hội
Công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.
PBGDPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động PBGDPL. Thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào – tuân thủ, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật hay áp dụng pháp luật.
Trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công tác PBGDPL thì dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 1
- 497
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 423
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 534
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 543
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 544
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 403
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 573
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 523
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 478
- 10
- [product_views]