SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh khối 12 tại trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh
- Mã tài liệu: MP0302 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 525 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh khối 12 tại trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phân loại học sinh và phân loại dạng đề thi môn Ngữ văn trong bài thi đánh giá năng lực của các trường đại học
2. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp đọc hiểu văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận
2.2.1. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp đọc hiểu văn bản văn học
2.2.2. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp đọc hiểu văn bản thông tin
2..2.3. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp đọc hiểu văn bản nghị luận
Mô tả sản phẩm
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, rất nhiều ngành nghề truyền thống bị mất đi và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải có các chính sách đổi mới để chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những đòi hỏi của thế giới hiện nay và giáo dục có nhiệm vụ tiên phong trong đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, yêu cầu về phát triển năng lực nổi trội của mỗi cá nhân, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác đang là nhiệm vụ cốt lõi trong đổi mới giáo dục hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực thay vì tiếp cận kiến thức, kỹ năng như chương trình hiện hành nên yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với đội ngũ giáo viên đó là đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng này. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy.
Với những quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.
Cũng xuất phát từ nhu cầu đó, những năm gần đây, nhiều trường đại học đã lựa chọn kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm một trong những phương thức tuyển sinh đầu vào cho các ngành mà các trường đó đang đào tạo. Khác với các kỳ thi thông thường – yêu cầu thí sinh tham gia phải nắm được các kiến thức được cung cấp trong chương trình đào tạo, thì các kỳ thi đánh giá năng lực thường có xu hướng kiểm tra năng lực toàn diện của thí sinh. Cách thức và nội dung đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh công bố trong những năm qua cũng thể hiện rõ điều đó. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các thí sinh và các trường đại học có sử dụng kết quả của kỳ thi này. Các trường đại học – đặc biệt là các trường đào tạo đa ngành thì có thêm một phương thức để tuyển sinh bên cạnh các phương thức tuyển sinh truyền thống khác, và như vậy, cũng có nghĩa là mở ra cho thí sinh thêm cơ hội lựa chọn được trường, ngành mà họ yêu thích bên cạnh cơ hội được thử sức và có thêm minh chứng về năng lực, sở trường của bản thân.
Như vậy sớm hay muộn thì kì thi đánh giá năng lực cũng trở thành kì thi chính của các trường đại học trong cả nước. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần quan tâm đến vấn đề này và định hướng cách dạy học phù hợp với học sinh. Bộ môn Ngữ văn cũng không phải ngoại lệ. Chiếm tỉ lệ câu hỏi khá lớn trên tổng số câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực, môn Ngữ văn đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của thí sinh. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lấy được điểm tuyệt đối của môn Ngữ văn? Trong những năm gần đây đã có một số trung tâm và thầy cô giáo tổ chức dạy học cho học sinh thi đánh giá năng lực, tuy nhiên vì đây là một vấn đề mới nên vẫn chưa có một tài liệu hoặc báo cáo nào hướng dẫn hoặc chia sẻ cách dạy học này. Trăn trở trước các vấn đề trên, chúng tôi xin đề xuất đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh khối 12 tại trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh”. Đề tài này đã được chúng tôi áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, được sự kiểm nghiệm của tổ chuyên môn, Hội đồng khoa học nhà trường. Chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng với mục tiêu giáo dục ở trường trung học phổ thông.
Như chúng ta đã biết, dù kì thi đánh giá năng lực đã diễn ra ở nước ta nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều học sinh hiểu chưa rõ và đặc biệt chưa định hình được cách ôn tập như thế nào để đạt điểm cao trong kì thi. Do đó, trong đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm giải pháp nhằm hỗ trợ học sinh cách học môn Ngữ văn để hướng tới kì thi đánh giá năng lực.
Đề tài nghiên cứu được bản thân tích lũy trong nhiều năm công tác ở Trường trung học phổ thông; được áp dụng vào công tác giảng dạy tại các lớp 12A3 (Năm học 2021 – 2022) và các lớp 12A1, 12D4 (Năm học 2022 – 2023) tại trường THPT Hà Huy Tập (như trường hợp áp dụng điển hình).
Sử dụng linh hoạt các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, thông tin; phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động; phương pháp so sánh trước và sau khi tác động; phương pháp thống kê, xử lí số liệu, tranh ảnh…
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm:
– Cơ sở lí luận
– Cơ sở thực tiễn
– Một số giải pháp
– Kết quả đạt được.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]