SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc quản lý tổ chức hoạt động nhóm học sinh ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0273 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 482 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc quản lý tổ chức hoạt động nhóm học sinh ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý tổ chức dạy học HĐN ở lớp, trường
Giải pháp 2: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý tổ chức HĐN học tập ở nhà
Giải pháp 3: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý tổ chức HĐN đối với các hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập và các hình thức học tập khác
Giải pháp 4: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý tổ chức dạy học hoạt động nhóm ở trên không gian mạng
Giải pháp 5: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý phối hợp giữa nhà trường và địa phương, phụ huynh về việc tổ chức HĐN của học sinh.
Giải pháp 6: Lập kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện “Xây dựng cở sở vật chất, thiết bị dạy học” phù hợp, hiệu quả đối với việc quản lý tổ chức HĐN
Giải pháp 7: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo chuyên đề, bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế
Mô tả sản phẩm
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần nguồn lao động có chất lượng cao. Người lao động ngày nay không chỉ cần có trình độ chuyên môn vững vàng mà cần phải có khả năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm.
Ta nhận thấy trước đây người ta đánh giá một người dựa vào chỉ số IQ, tuy nhiên bây giờ bên cạnh chỉ số IQ thì còn phải đánh giá chỉ số AQ và EQ nữa, cho thấy người ta đánh giá cao như thế nào đến khả năng tổ chức HĐN.
Xã hội càng phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn, phức tạp hơn thì một người không thể giải quyết hết tất cả các công việc được, do đó cần phải có cộng sự, cần có người hợp tác. Và khi một việc làm có nhiều người tham gia thì khả năng giúp cho nhóm hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi phải có một khả năng tổ chức HĐN.
Tuy nhiên, nền giáo dục trước đây chỉ tập trung chủ yếu đào tạo một học sinh, một người lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng giải quyết công việc một cách độc lập mà chưa chú ý đến khả năng tổ chức và hoạt động theo nhóm. Do đó những năm gần đây bộ giáo dục đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên tìm hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, nhằm giúp giáo viên tiếp cận với các phương pháp dạy học mới. Trong đó phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm là một trong những PP giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức theo nhóm.
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”, điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, còn có một số GV, HS là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm.
Qua việc QL tổ chức dạy học HĐN ở lớp, trường, ở nhà và trên không gian mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, thiết thực với các nhà quản lý giáo dục, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch “Quản lý tổ chức HĐN” ở lớp, trường, ở nhà và trên không gian mạng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo điều kiện hỗ trợ học tập cho các em học sinh, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh, thiên tai, .. thì việc học của các em vẫn được đảm bảo, các em vẫn được làm việc và tương tác với nhau, các em biết giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập vượt qua những thời điểm khó khăn do dịch bệnh Covid- 19.
Quản lý việc tổ chức HĐN nói chung giúp nhà trường có cách quản trị chuyên nghiệp, phát triển nhanh chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng quản lý tổ chức HĐN ở lớp, trường, ở nhà, trên không gian mạng từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phương pháp dạy học của GV. Tổ chức HĐN của GV và HS ở trường THPT. Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, phương tiện học tập của học sinh, phụ huynh.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng, lập bảng biểu so sánh, đánh giá, trắc nghiệm khách quan, ý kiến đóng góp của thầy cô, HS, phụ huynh, sử dụng các tài liệu tham khảo.
Phương pháp điều tra: Điều tra việc giảng dạy – học tập ở một số tiết dạy môn học ở cùng khối lớp, điều tra qua GV giảng dạy, tổ chuyên môn và học sinh.
Phương pháp đối chứng: So sánh, đối chiếu các điểm kiến thức, hệ thống câu hỏi phát vấn, câu hỏi thảo luận từ các GV dạy cùng khối để phân tích kết quả.
PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện những nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc.
Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung.
Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
2. Khó khăn
Dạy học có tổ chức HĐN có thể gây ồn ào trong lớp GV khó kiểm soát. Nhiều HS không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với GV hơn là với bạn.Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, có một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận nhóm.
Cơ sở vật chất còn hạn chế; bàn ghế, thiết bị, đồ dùng học tập, chưa đảm bảo và đáp ứng cho việc thảo luận nhóm.
Một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp dạy học tích cực, chỉ muốn dạy học theo phương pháp truyền thống.
- THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Đánh giá thực trạng dạy học tổ chức HĐN ở lớp, trường, ở nhà, trên không gian mạng
PP thảo luận nhóm là một trong những PP có lợi thế nhưng cả GV và HS, vì nhiều lí do khác nhau, đều thụ động trong quá trình thực hiện. Các tài liệu này hầu như cung cấp khá nhiều kiến thức lí luận dạy học theo PP thảo luận nhóm. Tuy vây, nguồn minh chứng sinh động nhất mà GV cần là sự thể nghiệm, áp dụng phương pháp như thế nào cho hiệu quả thì các tài liệu hầu như không đề cập đến.
Việc quản lý tổ chức HĐN học tập ở nhà, trên không gian mạng còn chưa nhiều, hiệu quả chưa cao, chưa góp phần vào việc rèn luyện tính tự học, hợp tác, tương tác ở học sinh. Đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid- 19 các em phải tự học ở nhà, việc tương tác, giúp đỡ nhau còn hạn chế.
Việc tổ chức HĐN nhóm ở nhà và trên không gian mạng còn chưa nhiều, chưa thành thói quen vì vậy tổ chức HĐN trên lớp nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả, đôi lúc mang tính hình thức.
Qua thực tế dự giờ một số giờ dạy tổ chức HĐN, GV thường chia lớp học thành 7 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 bàn (vì lý do bàn ghế không di chuyển được, không gian chật hẹp, …), mỗi nhóm làm 2 câu hỏi giống nhau, khi trình bày trên bảng thì chỉ bản thân HS trong một nhóm hiểu, biết, thảo luận, trao đổi, đánh giá nhóm mình, còn để hiểu, trao đổi, đánh giá nhóm khác rất khó vì HS chưa được biết, chưa có quá trình nghiên cứu trước do thời gian trên lớp cũng rất ít, dẫn đến việc HĐN trong giờ học ở trường chưa có kết quả tốt.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]