SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0205 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 902 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Cần phân biệt được dạng bài tập luyện tập và vận dụng
2. Xác định được các dạng câu hỏi vận dụng của từng bài học cụ thể
3. Lựa chọn bài tập vận dụng phù hợp với mục tiêu cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất và trình độ tiếp nhận của học sinh
4. Làm tốt khâu chuẩn bị cho hoạt động vận dụng của học sinh
5. Tích cực sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
6. Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh; Duy trì tốt hoạt động của Hội đồng tự quản lớp
Mô tả sản phẩm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh không còn là khái niệm xa lạ đối giáo viên, nhà trường và toàn xã hội. Nó không chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc thường xuyên trong công tác giảng dạy. Đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được thể hiện rõ trong các hoạt động học của bài dạy trên lớp. Đó là tiêu chí để đánh giá trình độ chuyên môn và cái tâm của một giáo viên. Bởi mục tiêu cuối cùng của một bài dạy không phải là việc học sinh nắm được gì mà ở chỗ các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống như thế nào và sẽ gặt hái được những thành quả gì trong tương lai. Chính vì lẽ đó mà vận dụng đã trở thành một hoạt động bắt buộc đối với tất cả các bài học, môn học.
Môn ngữ văn ở trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạch nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn ngữ văn còn giúp học sinh có nhiều hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất một môn học công cụ, môn ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Những chức năng này được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động vận dụng.
Trong chương trình ngữ văn 12, văn học sau năm 1975 chiếm một phần quan trọng với số lượng tác phẩm tương đối nhiều với các thể loại: tiểu thuyết, kịch, bút kí, thơ. Những văn bản được đưa vào tìm hiểu trong sách giáo khoa đều có giá trị giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất sâu sắc. Văn học sau 1975 ở THPT là những tác phẩm có sự gắn kết, liên hệ thực tế cao. Mặt khác, một điểm hội tụ ở những tác phẩm này đó là ẩn chứa nhiều tình huống có vấn đề, những tình huống mà học sinh khi vận dụng vào đời sống sẽ có điều kiện phát triển được các năng lực, kĩ năng sống. Để tác phẩm văn xuôi sau 1975 phát huy được hết được giá trị to lớn của mình thì giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động vận dụng.
Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng hiểu được hết mục đích của hoạt động vận dụng cho nên họ đã không coi trọng hoạt động này mà chỉ chú trọng nhiều đến việc hình thành kiến thức cho học sinh. Và để bao biện cho điều này nhiều người đã đưa ra lí do không đủ thời gian hoặc lực học của học sinh quá yếu không thực hiện được yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên tâm huyết nhưng chưa phân biệt được luyện tập với vận dụng và các dạng bài tập của bài học nên còn lúng túng. Việc tìm kiếm những giải pháp tối ưu để tổ chức tốt hoạt động vận dụng cũng khá khó khăn vì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Địa bàn huyện Tương Dương chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Thái, Khơ mú, Hmông, Tày Pọong. Vì thế tỉ lệ học sinh trường THPT Tương
Dương 1 chủ yếu là con em các dân tộc nói trên. Đa phần gia đình các em thường cư trú tập trung tại vùng cao, thuộc các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Do thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, các em học sinh dân tộc thiểu số trước giờ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, ít giao tiếp bằng tiếng Việt, nên khả năng nắm bắt và vận dụng linh hoạt kiến thức sau nội dung tiết học còn rất hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy năng lực người học cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên, trong bài viết này tôi xin mạnh dạn đề xuất: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh trường THPTP Tương Dương 1.
II. Mục đích nghiên cứu
- Ở đề tài này, người viết muốn trình bày một số một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 ở trường THPT Tương Dương 1.
- Đề tài được lựa chọn thực hiện nhằm xác định phương pháp dạy học để phát triển khả vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống thực tiễn cho học sinh ở huyện Tương Dương thông qua hoạt động vận dụng, theo xu hướng giáo dục mới ở trường THPT hiện hành. Qua đó tìm ra hướng đi hiệu quả hơn cho việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THPT hiện nay. Từ đó áp dụng trong thực tiễn giảng dạy để hướng dẫn học sinh, hình thành cho các em kĩ năng và phương pháp học bộ môn hiệu quả hơn.
- Giúp học sinh có nhiều cơ hội sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề mang tính thực tiễn. Tăng liên kết tư duy nhóm; khả năng nhìn nhận, đánh giá nhanh nhạy, chính xác, khách quan để các em có thể chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học nói riêng và các vấn đề trong cuộc sống nói chung. Từ đó giúp học sinh tự tin và cảm thấy hứng thú với môn học, đem lại hiệu quả học tập cao hơn.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất của “Hoạt động dạy học” trong đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của “Hoạt động vận dụng” trong bài học Ngữ văn theo công văn 5512. – Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của văn học sau năm 1975 trong nhà trường trung học phổ thông.
- Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động vận dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Tương Dương 1.
- Phân tích cơ sở của việc việc áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 ở trường THPT Tương Dương 1.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 ở trường THPT Tương Dương 1.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh thông qua hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là tổ chức hoạt động vận dụng trong các tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 để giúp cho các em hình thành được năng lực và những kĩ năng sống cần thiết.
- Nội dung kiến thức gồm 3 văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
- Đối tượng nghiên cứu Thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học môn Văn ở cấp THPT, đối với học sinh lớp 12.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã tiến hành áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu luận – Phân tích cơ sở lý luận về “Hoạt động dạy học” trong đổi mới giáo dục hiện nay.
-
-
- Phân tích đặc trưng của “Hoạt động vận dụng” trong bài học Ngữ văn theo công văn 5512
-
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn – Phân tích thực trạng thực trạng tổ chức hoạt động vận dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Tương Dương 1.
-
-
- Cơ sở của việc việc áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 ở trường THPT Tương Dương 1.
-
- Phương pháp tham vấn chuyên gia – Tham vấn ý kiến của giáo viên bộ môn Ngữ văn, của đồng nghiệp và một số giáo viên khác.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên một số lớp khối 12, trường THPT Tương Dương 1.
- Phương pháp phân tích tổng hợp – Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái quát “Hoạt động dạy học” trong đổi mới giáo dục hiện nay
1.1.1. Khái niệm “Hoạt động”
- Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động “là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể”.
- Lý thuyết về hoạt động chú trọng vai trò của chủ thể hoạt động. Chủ thể chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động, tác động vào đối tượng. Hoạt động của con người được phân biệt với hoạt động của loài vật ở tính mục đích của hoạt động. Nghĩa là chủ thể thực hiện ý đồ của mình, biến cái “vật chất được chuyển vào trong đầu mỗi người được cải biến trong đó” (K.Marx) thành hiện thực. Như vậy, nhờ có hoạt động, con người làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình. Hiểu như trên, hoạt động có những đặc điểm sau đây:
+ Chủ thể của hoạt động làm việc theo kế họach. Trong quá trình hoạt động, con người biết cách tổ chức các hành động tạo thành hệ thống, lựa chọn, điều khiển linh hoạt các hoạt động phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, tình huống.
+ Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng của nó. Đối tượng của hoạt động là sự vật, tri thức,….Con người thông qua hoạt động để tạo tác, chiếm lĩnh, sử dụng nó nhằm thỏa mãn nhu cầu.
+ Hoạt động có tính mục đích. Con người sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm, phương tiện để phát hiện, khám phá đối tượng chuyển thành ý thức, năng lực của chính mình. Tính mục đích định hướng cho chủ thể họat động, hướng tới chiếm lĩnh đối tượng.
Như vậy, nói đến hoạt động bao giờ cũng có sự gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mục đích hoạt động. Cách hiểu khái niệm hoạt động như trên khi được vận dụng vào giáo dục sẽ giúp ta cắt nghĩa rõ hơn bản chất của hoạt động dạy học.
1.1.2. Hoạt động dạy học của giáo viên là một mặt của hoạt động sư phạm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]