SKKN Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS tại trường THPT
- Mã tài liệu: Đang cập nhật!
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3265 |
Lượt tải: | 67 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tuyên truyền cho các em HS nhận thức đúng đắn về hành vi bắt nạt bằng lời nói qua các buổi sinh hoạt đoàn thường kỳ tại nhà trường.
2. Tổ chức cuộc thi tuyên truyền bằng hình thức thuyết trình với chủ đề “bắt nạt bằng lời nói, thực trạng và giải pháp”.
3. Tổ chức giáo dục kỹ năng phòng tránh bắt nạt bằng lời nói thông qua tiết thực hành ngoại khóa giáo dục công dân
4. Giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của các thành viên tổ tư vấn tâm lý trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi bắt nạt bằng lời nói và hỗ trợ kịp thời các em bị bắt nạt bằng lời nói
5. Xây dựng mô hình lớp học thân thiện, hạnh phúc
6. Tổ chức trang page và group kín trên facebook để trao đổi về chủ đề bắt nạt bằng lời nói
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế đã mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục.
Thành tựu to lớn đó đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, góp phần hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số bất cập, yếu kém đó là chưa chú trọng đúng mức tới việc giáo dục đạo đức, lối sống và đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường. Hiện tượng này đang trở thành vấn đề nghiêm trọng không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay một bộ phận không nhỏ HS ở các trường THPT có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống. Một trong những biểu hiện của hành vi đó là hiện tượng bắt nạt bằng lời nói. Hiện tượng này đã được nói đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tin bài, video,… Bắt nạt bằng lời nói thường là những lời đe dọa, xúc phạm đến các bạn cùng trang lứa. Điều đó phản ánh thực trạng xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Có những vụ vi phạm đạo đức nghiêm trọng của HS mà chúng ta không ngờ tới mà xuất phát từ lý do chính là bắt nạt bằng lời nói. Chính vì vậy giáo dục để giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng bắt nạt bằng lời nói đang là mối quan tâm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận đến hiện tượng nêu trên nhưng bắt nạt bằng lời nói vẫn có chiều hướng gia tăng so với trước. Đặc biệt trong số đó có nhiều hiện tượng bắt nạt bằng lời nói đã dẫn đến bạo lực học đường gây ra nhiều sang chấn chấn tâm lý nặng nề.
Ở Việt Nam mặc dù đã ban hành pháp luật về phòng chống bạo lực học đường nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là từ hành vi bắt nạt bằng lời nói. Vấn nạn này không chỉ xâm phạm quyền của công dân, gây ra nhiều sang chấn tâm lý nặng nề cho nạn nhân mà còn tạo áp lực đối với sự phát triển của cộng đồng và nền KT-XH.
Bản thân chúng tôi thì có người là nhà quản lý trường học hơn 10 năm, có người trực tiếp làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy hiện tượng bắt nặt bằng lời nói xảy ra ngày càng nhiều với nhiều hình thức khác nhau.
Vì vậy, chúng tôi luôn suy nghĩ trăn trở: Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng bắt nạt bằng lời nói, đặc biệt là giữa HS và HS, giữa giáo viên và HS để tiến tới xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc. Qua thực tiễn quản lý và công tác chủ nhiệm chúng tôi đã có nhiều sáng kiến giáo dục đạo đức HS nhất là công tác giáo dục giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói tương đối hiệu quả. Vì vậy với mong muốn chia sẻ sáng kiến của bản thân và mong muốn được sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp nên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS tại trường THPT Tân Kỳ”
- Đóng góp mới của đề tài
Từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu về thực trạng và đề xuất một số mô hình nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS tại các trường THPT. Song các bài viết, các đề tài này còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc các giải pháp cụ thể nhưng chỉ ứng dụng ở một số lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống xã hội. Đặc biệt, các đề tài đề cập đến các giải pháp về giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS THPT tại các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng gần như chưa thấy triển khai và áp dụng.
Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu thực trạng, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp. Qua đó, giúp các em tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. Góp phần tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường để xây dựng:“Trường học hạnh phúc”.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Bắt nạt bằng lời nói ở HS trung học phổ thông Tân Kỳ” tập trung làm rõ các đặc điểm hành vi bắt nạt bằng lời nói, những nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt nạt bằng lời nói. Trên cơ sở đó, dự án xây dựng và thử nghiệm biện pháp tác động giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói ở HS.
- Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi đã đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp nhiều tài liệu liên quan.
- Phương pháp khái quát hóa những nhận định độc lập.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Dự án sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
- Dự án sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, trắc nghiệm chẩn đoán nhân cách bằng hình ảnh và phương pháp thực nghiệm.
- Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu được sử dụng để khảo sát đặc điểm hành vi bắt nạt bằng lời nói ở HS THPT. Điều này được khảo sát ở các phương diện:
- Mức độ và hình thức phổ biến
- Nhận thức, thái độ và ứng xử của HS THPT với bắt nạt bằng lời nói
- Các hậu quả bắt nạt bằng lời nói gây ra cho HS
- Các tác nhân ảnh hưởng đến bắt nạt bằng lời nói, các mẫu phiếu khảo sát được thể hiện ở phần Phụ lục.
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng để kiểm tra kết quả tác động của các giải pháp. Điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng trong đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động mà dự án thực hiện.
4.4. Các phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý bằng các phương pháp thống kê toán thông qua phần mềm tính toán microsoft excel 2010.
- Tính phổ biến của bắt nạt bằng lời nói trong HS THPT được tính toán qua tần suất HS bắt nạt, bị bắt nạt và chứng kiến bắt nạt;
- Nhận thức về hành vi bắt nạt bằng lời nói, tác hại của bắt nạt bằng lời nói, cách ứng xử phù hợp với bắt nạt bằng lời nói qua tỷ lệ % câu trả lời đúng đối với các câu hỏi về nhận thức trên phiếu điều tra trắc nghiệm hình ảnh và phỏng vấn
- Thái độ của HS THPT với bắt nạt bằng lời nói được đánh giá qua phản ứng của HS với tình huống bắt nạt trong phiếu điều tra.
- Sự khác biệt về giới trong bắt nạt bằng lời nói được nhận định thông qua phân tích tương quan từ dữ kiện thu thập được qua điều tra bằng bảng hỏi.
- Nguyên nhân chính của bắt nạt bằng lời nói giữa HS THPT với nhau được xác định thông qua thống kê tần suất các nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt nạt được HS khai báo trong phiếu điều tra.
- Tính hiệu quả của tác động can thiệp được nhận định qua tỷ lệ các đánh giá tích cực từ phía HS sau khi tham gia các hoạt động do dự án thiết kế. Các đánh giá được thu thập qua phiếu khảo sát sau tác động.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM THIỂU HÀNH VI BẮT
NẠT BẰNG LỜI NÓI
1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Khái niệm bắt nạt bằng lời nói.
Bắt nạt được định nghĩa là hành vi hung tính về thể chất và lời nói có khả năng gây tổn hại thân thể hoặc tâm lý cho nạn nhân (Bosworth et al., 1999) . trích lục (Bosworth, K., Espelage, D. L., & Simon, T. R. (1999). Factors associated with bullying behavior in middle school students. Journal of Early Adolescence, 19, 341-362.)
1.1.1.2. Ảnh hưởng của bắt nạt
Website chính thức của Chính phủ Mỹ. trích lục
(https://www.stopbullying.gov/at-risk/effects/index.html) hướng dẫn về phòng chống bắt nạt chỉ ra rằng trẻ bị bắt nạt có thể gặp phải các vấn đề về thể chất và sức khỏe tâm thần tiêu cực. Trẻ bị bắt nạt có nhiều khả năng trải qua:
- Trầm cảm và lo lắng, tăng cảm giác buồn bã và cô đơn, thay đổi giấc ngủ và thói quen ăn uống, và mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng thích (những vấn đề này có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành)
- Sức khỏe
- Giảm thành tích học tập; bỏ lỡ, bỏ qua, hoặc bỏ học. Một số lượng nhỏ trẻ em bị bắt nạt có thể trả thù thông qua các biện pháp cực kỳ bạo lực.12 trong số 15 trường hợp bắn súng vào trường học vào những năm 1990 là những người từng bị bắt nạt lúc nhỏ.
- Trẻ em bắt nạt người khác cũng có thể tham gia vào các hành vi bạo lực và các hành vi nguy hiểm khác vào tuổi trưởng thành. Trẻ em bắt nạt có nhiều khả năng:
Thứ nhất: Lạm dụng rượu và các loại thuốc khác ở tuổi vị thành niên và người lớn
Thứ hai: Đánh nhau, phá hoại tài sản và bỏ học
Thứ ba: Tham gia vào hoạt động tình dục sớm
Thứ tư: Có án hình sự hay lạm dụng đối với người khác.
- Trẻ em chứng kiến bắt nạt có nhiều khả năng:
Thứ nhất: Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các loại thuốc khác
Thứ hai: Có vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng, bao gồm trầm cảm và lo lắng Thứ ba: Bỏ lỡ hoặc bỏ học.
1.1.1.3. Đặc điểm của bắt nạt bằng lời nói ở HS THPT
- Lứa tuổi ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt
Một số nghiên cứu cho thấy sự phổ biến và hình thức bắt nạt khác nhau giữa các nhóm tuổi. Trong một phân tích tổng hợp từ 153 nghiên cứu đã thực hiện, Cook, Williams, Guerra, Kim và Sadek (2010). Đỉnh điểm của bắt nạt là những năm học trung học (tức là 12–15 tuổi), và bắt nạt có xu hướng giảm dần vào cuối trung học (Hymel & Swearer, 2015 Hymel, S., & Swearer, SM (2015). Đối với các hình thức bắt nạt, với độ tuổi ngày càng tăng dường như có một sự thay đổi từ bắt nạt về thể chất đến bắt nạt gián tiếp và bắt nạt quan hệ (Rivers & Smith, 1994 Rivers, I., & Smith, PK (1994).
- Giới tính ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt.
Bắt nạt đồng đẳng ở trẻ em tuổi đi học là hình thức xâm hấn thường xảy ra nhiều lần trong một khoảng thời gian và phổ biến rộng rãi trong các trường học trên cả hai giới (AAUW, 1993, 2001; Bosworth và cộng sự, 1999; Fineran & Bennett, 1999; Smith & Brain, 2000; Timmerman, 2003).
Mặc dù con trai có bắt nạt các cô gái, nhưng hầu hết hành vi bắt nạt của chúng là nhắm vào các bé trai khác (Espelage & Holt, 2001). Tương tự, các cô gái có xu hướng bắt nạt các cô gái khác, nhưng họ cũng bắt nạt các chàng trai (Basile, Espelage, Rivers, McMahon, & Simon, 2009).
Các bé trai ở Châu Âu và Hoa Kỳ báo cáo nhiều sự bắt nạt hơn là thủ phạm và nạn nhân hơn là các cô gái (Almeida, 1999; Boulton & Underwood, 1992; Lösel & Bliesener, 1999; Nansel và cộng sự, 2001; Pellegrini & Long, 2002; Siann et al., 1994; Vettenburg, 1999). Nói chung, con trai tham gia vào bắt nạt về thể chất và trực tiếp, chẳng hạn như đẩy, xô hoặc đá, trong khi các cô gái tham gia bắt nạt bằng lời nói và gián tiếp, chẳng hạn như loại trừ có chủ ý khỏi nhóm, lan truyền tin đồn, trêu chọc hoặc đặt tên (Almeida, 1999; Batsche & Knoff, 1994; Olweus, 1999 Owens và cộng sự, 2000).
Timmerman cũng phát hiện đặc điểm về giới trong bắt nạt: các chàng trai cho biết đã bị bắt nạt bằng lời nói nhiều hơn; các cô gái cho biết đã bị bắt nạt về thể chất nhiều hơn. Đối với trẻ em trai, các loại bắt nạt bằng lời nói phổ biến bao gồm những lời lăng mạ về đồng tính luyến ái.
– Bắt nạt có liên quan đến thành kiến.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bắt nạt liên quan đến thành kiến. Nguy cơ bắt nạt và bị bắt nạt không bằng nhau giữa các nhóm HS. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng HS khuyết tật hoặc bị béo phì, hoặc những HS thuộc nhóm dân tộc thiểu số hoặc thiểu số tình dục (người đồng tính, lưỡng tính), có nhiều nguy cơ bị bắt nạt hơn bạn bè của họ; nữ sinh khuyết tật có khả năng trở thành nạn nhân của bắt nạt cao gấp 3,9 lần so với các bạn bè không bị khuyết tật (Farmer, TW, Petrin, R., Brooks, DS, Hamm, Liên doanh, Lambert, K., & Gravelle, M. (2012) . Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở Mỹ bởi Blake, Lund, Zhou và Benz (2012).
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy gần hai phần ba số trẻ em có nhu cầu đặc biệt được xác định là bị bắt nạt so với chỉ một phần tư trẻ em bình thường (Thompson, Whitney, & Smith, 1994). Một cuộc khảo sát hàng năm (Khảo sát hành vi thanh thiếu niên Massachusetts – Bộ Giáo dục Massachusetts, 1998), so sánh các HS đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính với các bạn dị tính. Kết quả cho thấy rằng các HS thiểu số tình dục có khả năng tự tử gấp 4 lần và có khả năng bỏ học cao gấp 5 lần vì cảm thấy không an toàn với những hành vi quấy rối tình dục và bắt nạt.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]