SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0335 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 5896 |
Lượt tải: | 127 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức về dạy học trực tuyến cho CB, GV, học sinh và phụ huynh.
2. Tổ chức tập huấn việc dạy học trực tuyến đến giáo viên, học sinh.
3. Huy động nguồn lực cung cấp trang thiết bị học trực tuyến hỗ trợ học sinh. Mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học.
4. Xây dựng kế hoạch và chương trình dạy học trực tuyến.
5. Tổ chức dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến và dạy học từ xa tại trường.
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến.
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài.
Dạy học trực tuyến hiện nay là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch. Còn có một số giáo viên, học sinh sống trong các khu vực phong tỏa, là các f theo quy định của Bộ Y tế đang điều trị, cách ly tại nhà, tại các khu cách ly tập trung hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị Covid-19 nói chung, đặc biệt là cho đối tượng học sinh phổ thông nên việc cho học sinh đến trường trong khi dịch bệnh chưa thể kiểm soát đang là bài toán nan giải đối với từng chính quyền địa phương, trường học. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh quan tâm.
Tại Trường THPT Quỳ Hợp, hoạt động dạy học trực tuyến được quan tâm thực hiện từ khi có chủ trương tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua 3 đợt dịch bùng phát ở nước ta, trường áp dụng dạy học trực tuyến và đã có những hiệu quả nhất định trong chất lượng dạy học, song trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại Trường THPT Quỳ Hợp là một yêu cầu cần thiết. Sự đổi mới trong quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến nói chung và ở Trường THPT Quỳ Hợp nói riêng còn chuyển biến chậm. Việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cho hoạt động dạy học trực tuyến còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên như việc tổ chức hoàn thiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học… Với lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT Quỳ Hợp” nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong trong hoạt động dạy học trực tuyến, kịp thời trang bị kiến cho học sinh khi không thể đến trường.
- Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Đề tài đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong điều kiện học sinh, giáo viên không thể đến trường. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu với các tài liệu khoa học, sách báo tạp chí, các trang web,…
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế điều kiện dạy học, hiệu quả dạy học.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Tính mới và những đóng góp của đề tài
Dạy học trực tuyến mới được áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông từ khi dịch Covid bùng phát. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trực tuyến giúp nhà trường truyền tải có hiệu quả kiến thức đến những học sinh trong điều kiện không thể đến trường, góp phần đảm bảo kế hoạch dạy và học của nhà trường.
Các giải pháp đưa ra đã được thực hiện trong thực tiễn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến tại trường THPT Quỳ Hợp dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên những kinh nghiệm thực tế cụ thể, khoa học. Các giải pháp trong sáng kiến có thể triển khai áp dụng rộng rãi trong các trường THPT.
PHẦN 2. NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận về dạy học theo phương thức dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích dạy học trực tuyến là Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc. Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến; Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
Đến nay, đào tạo trực tuyến đã được triển khai ở nhiều bậc học. Giai đoạn 2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tốc độ phát triển e-learning. Đào tạo trực tuyến đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy biến học tập,… Theo PGS.TS. Vũ Hữu Đức, một trong những yếu tố dẫn đến tốc độ phát triển nhanh chóng này là mức chi cho giáo dục của Chính phủ và người dân cao, tỉ lệ người dùng Internet cao, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Báo cáo cho thấy, năm 2018, người dân Việt Nam đã chi 9 tỉ USD cho giáo dục. Chi tiêu cho giáo dục chiếm gần 1/2 tổng chi tiêu của gia đình. Theo khảo sát hơn 30 website E-Learning tiêu biểu của Công ty More cho thấy, hoạt động giáo dục trực tuyến tại Việt Nam cung cấp chủ yếu 4 nhóm dịch vụ sau: Cung cấp khóa học ngoại ngữ, các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông (cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Cũng cho ra kết quả tương tự, khảo sát của Nhóm nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me trong thời gian từ ngày 10-18/3/2016 đối với 500 sinh viên các trường đại học tại Việt Nam cho thấy, các trường đại học đều xây dựng cổng thông tin điện tử để chuyển tải thông tin hoạt động và đều có sử dụng máy tính, máy chiếu trong quá trình giảng dạy. Hầu hết sinh viên đại học đều sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone, laptop hoặc cả hai phương tiện này. Trong đó, có khoảng 40% sinh viên có liên hệ với giáo viên qua mạng xã hội, nhất là qua facebook. Việc sử dụng sách điện tử với tỷ lệ tăng hơn trước cũng giúp sinh viên giảm thiểu cả về thời gian lẫn chi phí trong quá trình học tập. Nhận định về xu thế đào tạo trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, ở các nước trên thế giới, đào tạo trực tuyến diễn ra rất mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ các khóa đào tạo cấp bằng, những khóa học đại chúng mở, ngắn hạn đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng cũng phát triển nhanh chóng. Ngoài các trường đào tạo trực tuyến, ở những trường đào tạo truyền thống, hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp thông qua việc học trên không gian mạng chiếm phần lớn nội dung học tập. Tại Việt Nam, học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến đang được nhiều trường đại học cả ở khối công lập và ngoài công lập triển khai với những mức độ khác nhau. Hiện có gần 20 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước cung cấp các khóa học trực tuyến theo các hình thức: trực tuyến hoàn toàn, hình thức kết hợp giữa học truyền thống và trực tuyến hoặc một phần các môn học.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên thông báo không tổ chức lễ khai giảng mà bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến từ đầu tháng 9 với cấp trung học và giữa tháng 9 với cấp Tiểu học. Từ 12/9, nhiều tỉnh, thành phía Nam tổ chức khai giảng muộn qua hình thức trực tuyến hoặc phát trực tiếp trên sóng truyền hình địa phương.
Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy – học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.
- Cơ sở thực tiễn.
Trường THPT Quỳ Hợp đóng tại Thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Năm học 2021-2022 trường có 31 lớp học, 73 cán bộ giáo viên với gần 1.300 học sinh nằm rải ở các xã, Thị trấn. Trên địa bàn có 21 xã, Thị trấn với dân số khoảng 13,5 vạn người. Hệ thống nhà Mạng gồm VNPT và Viettel, điều kiện dân cư còn nhiều khó khăn, các gia đình ở vùng sâu, xa việc có internet về nhà còn ít. Thiết bị phục vụ học tập trực tuyến của học sinh còn thiếu và yếu.
Trước khi bước vào năm học 2021-2022, nước ta trải qua các đợt dịch Covid 19 bùng phát, tuy nhiên trường THPT Quỳ Hợp thuộc địa phương ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đến dạy học, việc dạy học trực tuyến đã triển khai nhưng mới dừng ở mức tìm hiểu, động viên làm việc chứ chưa bài bản. Sở cũng chưa quy định cụ thể về quản lí dạy học hình thức này nên với trường nằm trên địa bàn miền núi, việc dạy học trực tuyến đang triển khai thiếu đồng bộ, giáo viên đang tự tìm công cụ Zoom, Googmeet,.. để dạy học trên cơ sở trang thiết bị thiếu đồng bộ nên việc quản lí dạy học tại trường hết sức khó khăn. Đánh giá cụ thể:
- 1.Về nhận thức.
-
- 1.Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý và phần lớn giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được vai trò vị trí của hoạt động dạy học trực tuyến trong trường phổ thông và xem đây là nhiệm vụ của thầy và trò thực hiện hóa chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Phần lớn học sinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động dạy học trực tuyến trong nhà trường phổ thông, giúp các em duy trì việc tiếp thu kiến thức trong những ngày không thể đến trường, làm quen được với phương án dạy học mới mà có thể thường xuyên phải sử dụng trong thời gian tới.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một phần xem đây là một hoạt động tất yếu trong hoàn cảnh biến động, phù hợp trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]