SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THCS

4.5/5

Giá:

100.000
Cấp học: THCS
Môn: Quản lí
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 744
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
48
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THCS” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

5.1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống TNTT, đuối nước học sinh, đội An toàn giao thông.
5.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh.
5.3. Tổ chức triển khai thực hiện.
5.3.1 Tổ chức giáo dục thông qua phát thanh tuyên truyền, bảng tin, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích.
5.3.2. Giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
5.3.3. Phối hợp với Công an huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục ATGT, PCCC & CNCH và tổ chức kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm.
5.3.4. Phối hợp với Hội cha mẹ trong việc tuyên truyền giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước, tổ chức ký cam kết giữa phụ huynh, học sinh với nhà trường.
5.3.5. Tổ chức giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa, hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước.
5.3.6. Phối hợp với Đoàn thanh niên phát huy vai trò của Đội ATGT, đội cờ đỏ, xây dựng “Cổng trường an toàn”, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, cắm biển báo nguy hiểm.
5.3.7. Triển khai cuộc thi do cấp trên tổ chức, đặc biệt là cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn giao thông, tai nạn thương tích đuối nước đã và đang trở nên nghiêm trọng. Việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều gia đình và tạo sự bất an trong toàn xã hội.

Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn và với hơn 20.000 vụ tai nạn, va chạm. Có nhiều vụ tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2015 – 2020, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 8 lần các nước có thu nhập cao.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra chủ yếu tại cộng đồng với 76,6%, tại gia đình là 22,4% và 1% số vụ xảy ra tại các trường học. Trong thời gian 10 năm, từ năm 2010 tỷ suất trẻ tử vong do đuối nước là 12,7/100.000 trẻ, đến năm 2019, tỷ suất này còn 6,8/100.000 trẻ. Tỷ suất này cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em ở Việt Nam trong độ tuổi từ 2-18.

Nhìn vào số liệu thống kê hằng năm cho thấy tai nạn giao thông, các tai nạn thương tích, đuối nước đang để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng của con người. Trong số các vụ tai nạn đó, nạn nhân là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chiếm tỉ lệ không nhỏ.

Chính vì vậy, ngày 19/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về Tăng cường bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 và Quyết định 3175/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trong cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, cùng với Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã đưa ra nhiệm vụ cần chú trọng giáo dục vấn đề này trong các nhà trường.

Trên thực tế, vấn đề giáo dục an toàn giao thông và tai nạn thương tích, đuối nước trong các nhà trường đã được chú trọng, từ cấp giáo dục mầm non đến cấp THPT và trên các phương tiện thông tin đại chúng đều thường xuyên đề cập đến. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ và các vụ tai nạn thương tích, đuối nước của học sinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã có không ít tai nạn thảm khốc xảy ra và để lại hậu quả nặng nề. Vì vậy, cần có biện pháp giáo dục hiệu quả và mạnh mẽ hơn để nâng cao kiến thức, kĩ năng, bồi đắp ý thức trách nhiệm cho các em HS; giúp giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc xảy ra,từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh, an toàn và phát triển.

Là nhà quản lý giáo dục, là người giáo viên nhiều năm làm công tác an ninh trường học, chúng tôi nhận thấy các nhà trường cần có nhiều giải pháp để giảm thiểu các vụ tai nạn thương tích xảy ra. Trước hết, cần tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức để các em phòng, chống tai nạn thương tích. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động để mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.Chính vì lẽ đó chúng tôi chọn đề tài:“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THCS” với mục đích chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh.

2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp giáo dục pháp luật và giáo dục kĩ năng an toàn cho học sinh.

– Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng nhận thức về an toàn giao thông và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước của học sinh ở các trường THCS. Từ đó đề xuất các giải pháp để giáo dục hiệu quả.

– Thiết kế các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông và phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh THCS.

– Đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và rút ra bài học kinh nghiệm.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

– Học sinh THCS

– Hoạt động giáo dục pháp luật và kỹ năng trong trường học

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Nội dung: Nghiên cứu các giải pháp trong hoạt động giáo dục học sinh THCS về vấn đề an toàn giao thông (ATGT), phòng chống tai nạn thương tích (TNTT), đuối nước trong nhà trường.

– Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh THCS 

– Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh tại đơn vị công tác trong 3 năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dục, tài liệu …sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc nội dung làm cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu.

5.2. Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn

 Tổ chức điều tra tình hình triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở các trường THCS trên địa bàn

5.3. Phương pháp thống kê

– Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài.

– Thống kê kết quả vi phạm của học sinh sau khi áp dụng đề tài.

6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài

Về lý luận:

+ Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thực hiện các giải pháp tổ chức giáo dục an toàn giao thông và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THCS, từ đó đổi mới và đa dạng phong phú thêm phương pháp giáo dục kĩ năng cho HS, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Về thực tiễn:

+ Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước ở trường THCS.

+ Đề xuất được các giải pháp và thiết kế một số hoạt động giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước ở trường THCS.

+ Rút ra được một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

+ Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các đồng nghiệp tham gia công tác giáo dục học sinh, nâng cao ý thức tham gia giao thông và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trong cộng đồng, giảm thiểu tỉ lệ thương vong do tai nạn giao thông và tai nạn thương tích, đuối nước, đảm bảo an ninh trường học, an toàn xã hội.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận 

1.1. Một số khái niệm.

* Giáo dục:

Theo từ điển từ và ngữ Hán – Việt “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”.

Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn.Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.

Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành.

* An toàn giao thông

Theo từ điển Tiếng Việt: “An toàn là đảm bảo tốt, không gây thiệt hại dù lớn hay nhỏ về vật chất và tính mạng của con người”. An toàn giao thông là khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực giao thông. Theo tác giả Đỗ Đình Hoà (Học viện cảnh sát nhân dân) thì : “An toàn giao thông là sự việc đảm bảo không có những việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người. Khi các đối tượng tham gia giao thông, đang hoạt động trên địa bàn giao thông công cộng tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông, không có sự cố gây thiệt hại về người và tài sản cho xã hội”.

– An toàn giao thông gồm:

+ An toàn giao thông đường bộ;

+ An toàn giao thông đường sắt;

+ An toàn giao thông đường thuỷ (gồm nội thuỷ và hằng hải).

+ An toàn giao thông hàng không.

 Như vậy, an toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông. An Toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.

* Giáo dục an toàn giao thông

Giáo dục an toàn giao thông là quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, nhằm định hướng, kêu gọi ý thức giao thông cao nhất cho mỗi cá nhân người học. Ở điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu hiện nay, giáo dục an toàn giao thông cũng có thể xem là một tính cộng đồng khi tất cả các hoạt động xã hội đều có lồng ghép sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.

Giáo dục an toàn giao thông là quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tham gia giao thông an toàn dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm gương của người khác;…

Giáo dục an toàn giao thông còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của nhà trường nhằm phát triển kĩ năng và ý thức tham gia giao thông cho học sinh.

* Tai nạn thương tích, đuối nước.

Tai nạn thương tích là một tai nạn xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân.

– Có hai loại tai nạn thương tích:

+ Loại 1: “Tai nạn không chủ định” thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối…

+ Loại 2: “Tai nạn có chủ định” như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành…thường có nguyên nhân rõ ràng và có thể phòng tránh được.

– Nguyên nhân, tai nạn thương tích: Đối với nguyên nhân của tai nạn gây thương tích, theo kết quả nghiên cứu là xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….

+ Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.

+ Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

+ Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây bị thương hay tử vong.

+ Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống

+ Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…

+ Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …).

+ Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…

+ Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

1.2. Quan điểm chỉ đạo của cấp trên trong công tác giáo dục an toàn giao thông và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước.

Xác định tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, các cấp các ngành đặc biệt là ngành giáo dục đã nhiều văn bản chỉ đạo các trường học tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh.

– Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”;

 – Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021;

– Kế hoạch số 21/KH-BGDĐT ngày 06/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2021;

– Kế hoạch số 231/KH-BGDĐT ngày 09/3/2022 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2022;

2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước nói riêng là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Trong trường học, nhà trường có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.Hoạt động này góp phần cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng. Đây là hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phòng, chống vi phạm pháp luật đồng thời trang bị cho học sinh các kĩ năng an toàn. Từ đó, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện, có ý thức công dân, có trách nhiệm với cộng đồng, nâng cao nhận thức, ý thức, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Có nhiều văn bản của cấp trên về việc chỉ đạo giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh trong các trường phổ thông, song trên thực tế nhiều trường học đang còn lúng túng trong quá trình triển khai. Hình thức và phương pháp tổ chức chưa đa dạng, còn nặng về hình thức, dẫn đến hiệu quả còn hạn chế. Học sinh vi phạm ATGT, tai nạn thương tích, đuối nước vẫn còn tăng nhất là dịp hè, các ngày nghỉ lễ, nghỉ dịch… ở nhiều địa phương còn xảy ra các vụ tai nạn đuối nước thương tâm.

Cùng với việc nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, đa số học sinh đều được bố mẹ mua xe máy điện, xe đạp điện để đến trường, song việc chấp hành luật giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế. Học sinh không đội mũ bảo hiểm, chở số người quá quy định, vượt đèn đỏ, đi hàng 3 hàng 4. Một số học sinh tò mò, thích khám phá, chơi các trò chơi không an toàn… dẫn đến tai nạn thương tích. Trong dịp nghỉ lễ, nhất là vào mùa nắng nóng, học sinh tổ chức đi tắm biển, sông, suối…để vui chơi, chụp ảnh…do không có kỹ năng bơi lội, mải vui chơi, sống ảo… dẫn đến các vụ đuối nước thương tâm, để lại hậu quả đau xót cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Thực trạng đó là do sự quản lý lỏng lẻo của các gia đình, các em thiếu hiểu biết về ATGT, hiếu động, tò mò, nghịch ngợm, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên dễ bị tai nạn thương tích. Công tác giáo dục ATGT và phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học đạt hiệu quả chưa cao, chưa phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giáo dục.

3. Kết quả điều tra, khảo sát, tình hình thực tế, thực trạng về những vấn đề liên quan đến đề tài.

 Công tác giáo dục ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước  cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong trường học. Nhiệm vụ này không chỉ làm ngày một, ngày hai mà phải là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên của nhà trường. Đây là nội dung giáo dục đòi hỏi phải phối hợp với nhiều tổ chức, đoàn thể, hình thức tổ chức giáo dục phong phú mới mang lại hiệu quả cao.

3.1. Quan điểm, nhận thức của học sinh về giáo dục ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục, nhà trường đã tiến hành một cuộc khảo sát trong học sinh kiểm tra nhận thức của các em về giáo dục An toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. 

* Sau khi phát phiếu thăm dò 500 học sinh, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Nội dung Kết quả
Theo em giáo dục ATGT và phòng chống TNTT và đuối nước trong trường học cho học sinh có quan trọng không? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Số lượng

100/500

Tỉ lệ

20%

Số lượng

350/500

Tỉ lệ

70%

Số lượng

50/500

Tỉ lệ

10%

Vì sao học sinh phải được giáo dục ATGT và phòng chống TNTT đuối nước? Vì bản thân Vì bản thân, gia đình và cộng đồng, xã hội Vì bắt buộc
Số lượng

150/500

Tỉ lệ

30%

Số lượng

250/500

Tỉ lệ

50%

Số lượng

100/500

Tỉ lệ

20%

Khi em tham gia giao thông bằng xe đạp điện hoặc xe máy có luôn luôn đội mũ bảo hiểm không? Luôn luôn đội mũ bảo hiểm Thỉnh thoảng không đội mũ bảo hiểm Chỉ đội khi bị bắt buộc
Số lượng

100/500

Tỉ lệ

20%

Số lượng

325/500

Tỉ lệ

65%

Số lượng

75/500

Tỉ lệ

15%

Theo em tại sao cần đội mũ BH khi tham gia giao thông? Vì để đảm bảo an toàn Vì tránh bị CSGT phạt Vì bố mẹ thầy cô bắt buộc
Số lượng

200/500

Tỉ lệ

40%

Số lượng

275/500

Tỉ lệ

55%

Số lượng

25/500

Tỉ lệ

5%

Em có hiểu biết như thế nào về các vấn đề về phòng chống TNTT, đuối nước? Hiểu biết rất rõ Hiểu biết sơ qua Hầu như không biết
Số lượng

100/500

Tỉ lệ

20%

Số lượng

325/500

Tỉ lệ

65%

Số lượng

75/500

Tỉ lệ

15%

Em thấy hoạt động giáo dục về ATGT và phòng chống TNTT đuối nước ở trường như thế nào? Đa dạng, hấp dẫn Chưa có sự đa dạng và hấp dẫn Em không có ấn tượng gì về các hoạt động này
Số lượng

25/500

Tỉ lệ

5%

Số lượng

300/500

Tỉ lệ

60%

Số lượng

175/500

Tỉ lệ

35%

Hiệu quả các việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Có hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức cho em Giúp em thay đổi 1 ít về nhận thức. Không ảnh hưởng đến em
Số lượng

100/500

Tỉ lệ

20%

Số lượng

250/500

Tỉ lệ

50%

Số lượng

150/500

Tỉ lệ

30%

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước trong nhà trường, một bộ phận không quan tâm đến nội dung giáo dục, cho đó là hình thức, bắt buộc; Các em chưa có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân, tỷ lệ hiểu biết về các vấn đề này còn rất hạn chế. Từ nhận thức đó mà dẫn đến một số em còn vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, có hành vi vi phạm ATGT, chưa biết thực hành các kĩ năng an toàn, phòng tránh tai nạn. 

Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều HS chưa hứng thú với các hoạt động giáo dục của nhà trường, các em cho rằng các hình thức và phương pháp tổ chức chưa sinh động hấp dẫn (60%), nhiều em không quan tâm (35%). Do đó, hiệu quả của các hoạt động giáo dục này ở các nhà trường còn rất hạn chế, hầu như chỉ làm thay đổi một ít nhận thức trong học sinh.

3.2. Quan điểm, nhận thức của giáo viên về giáo dục ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trong nhà trường.

Để có cơ sở cho việc đề xuất và triển khai các biện pháp nhằm giáo dục ATGT và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước hiệu quả tại các trường THCS, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế tâm tư, nguyện vọng của giáo viên qua đó đề ra giải pháp giáo dục phù hợp.

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến  100 giáo viên và thu được kết quả:

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng Tỉ lệ %
1.Theo thầy/ cô việc giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh trong nhà trường có quan trọng không? Rất quan trọng 30/100 30%
Quan trọng 52/100 52%
Bình thường 18/100 18%
2.Thầy/ cô có quan tâm đến vấn đề giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh không? Rất quan tâm, 22/100 22%
Quan tâm 71/50 71%
Ít quan tâm 7/100 70%
3.  Lớp thầy/ cô chủ nhiệm đã có HS vi phạm ATGT, TNTT, đuối nước chưa? Có HS thường xuyên vi phạm 21/100 21%
Có một số ít học sinh vi phạm 68/100 68%
Chưa có HS vi phạm ATGT 11/100 11%
4. Thầy/cô có nhận xét như thế nào về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước trong nhà trường? Phong phú, đa dạng 30/100 30%
Nội dung, hình thức phù hợp 51/100 51%
Nội dung, hình thức chưa phù hợp 19/100 19%
5.Thầy/cô nhận thấy hình thức giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước ở nhà trường  có hiệu quả không? Rất hiệu quả 11/100 11%
Tương đối hiệu quả 34/100 34%
Hiệu quả thấp 55/100 55%
6. Thầy/cô có đề xuất gì

Thông qua kết quả khảo sát trên và điều tra phỏng vấn trực tiếp chúng tôi nhận thấy:

Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho HS trong nhà trường. Các thầy cô đã quan tâm đến nội dung, hình thức giáo dục học sinh.Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chưa thực sự phong phú, đa dạng, chưa hấp dẫn nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhận thức về Luật giao thông đường bộ còn thấp, chưa có kỹ năng phòng tránh khi có tình huống tai nạn xảy ra. Vì vậy, số học sinh vi phạm ATGT, TNTT, đuối nước vẫn còn. Một số giáo viên cũng đã có ý kiến đề xuất nhà trường cần có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục, giảm thiểu các vi phạm của học sinh cũng như ngăn ngừa các vụ tai nạn thương tâm.

4. Hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập.

Có nhiều văn bản Chỉ đạo của Bộ giáo dục hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh. Cũng có nhiều tài liệu, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước trong trường học. Song các đề tài chỉ mới đề cập đến một số hình thức, chưa có các hướng dẫn cụ thể để triển khai. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục ATGT, kỹ năng phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh. Hình thức giáo dục mang tính lý thuyết, lồng ghép, chưa có nhiều hoạt động mang tính giáo dục rèn luyện kỹ năng phòng tránh, nội dung, hình thức giáo dục chưa phong phú, đa dạng nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

Với cương vị quản lý, phụ trách công tác An ninh trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh, trong những năm gần đây, trường THCS đã chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Nội dung giáo dục gắn liền với thực tiễn. Chú trọng công tác phối hợp, giáo dục kỹ năng, hướng dẫn xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Chính vì thế, học sinh sẽ hứng thú với các hoạt động giáo dục, tập trung để nắm bắt những kiến thức mà các thầy cô đã truyền tải, giúp các em nâng cao nhận thức, có ý thức chấp hành Luật Giao thông, có ý thức phòng tránh những nơi có thể xảy ra tai nạn thương tích.

Chính sự đổi mới, đa dạng hình thức giáo dục ATGT, phòng chống tai nạn thương tích đuối nước, chú trọng hình thức ngoại khóa, trải nghiệm để thực hành các kĩ năng là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động để mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Vì vậy, nhiều năm liền trường THCS không có cán bộ, giáo viên, học sinh tử vong do TNTT, đuối nước. Số học sinh vi phạm ATGT giảm đáng kể. 

5. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh trong trường THCS

5.1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống TNTT, đuối nước học sinh, đội An toàn giao thông.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống TNTT, đuối nước học sinh. Thành phần Ban chỉ đạo gồm:

– Hiệu trưởng: Trưởng Ban chỉ đạo

– Phó Hiệu trưởng: Phó ban chỉ đạo (trong đó Phó Hiệu trưởng phụ trách An ninh trường học làm Phó ban trực. 

– Thành viên: Ban thường vụ Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn giáo dục thể chất.

Ban chỉ đạo căn cứ kế hoạch của cấp trên, xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung, hình thức giáo dục phù hợp. Đồng thời chỉ đạo tổ chức triển khai các kỹ năng phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh.

Để đảm bảo ATGT, nhà trường tiến hành thành lập đội An toàn giao thông, thành phần gồm:

– Phó Hiệu trưởng phụ trách An ninh trường học: chỉ đạo chung

– Bí thư Đoàn trường: Đội trưởng

– Phó Bí thư Đoàn trường: Đội phó

– Thành viên: gồm đoàn viên chi đoàn giáo viên (5 người), mỗi chi đoàn học sinh 1 người.

Đội ATGT có nhiệm vụ tuyên truyền học sinh chấp hành Luật giao thông, tổ chức kiểm tra việc chấp hành giao thông của học sinh ở cổng trường vào đầu giờ học và giờ ra về, không để học sinh tụ tập trước cổng trường, báo cáo với Đội trưởng về tình hình thực hiện An toàn giao thông của học sinh, đề xuất xử lý những học sinh vi phạm.

5.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo trật tự ATGT, kế hoạch phòng, chống TNTT, đuối nước cho học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

5.2.1. Kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông.

 

KẾ HOẠCH

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2021

trong ngành Giáo dục và Đào tạo 

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT trong trường học; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao kiến thức, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông, văn hoá giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh;

– Phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc phối hợp tuyên truyền giáo dục, vận động con em chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;

– Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh khi tham gia giao thông, đẩy lùi tình trạng vi phạm giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng cường giải pháp giảm tình trạng ùn tắc giao thông trước các cổng trường trước và sau giờ học.

  1. Yêu cầu

-100% học sinh ký cam kết đảm bảo trật tự ATGT giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường về việc chấp hành pháp luật về ATGT, không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông;

– Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; Kế  hoạch  số 487/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2020 của Ủy ban ATGT Quốc gia về năm ATGT 2021 với chủ đề:“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”;

– Phát huy mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”, đảm bảo trật tự ATGT trước cổng trường, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau buổi học. 

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
  2. Tăng cường quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đảm bảo trật tự ATGT và các kế hoạch, chỉ thị của UBND tỉnh về công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 01/02/2019 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và các văn bản chỉ đạo của Sở về công tác tuyên truyền giáo dục trật tự an toàn giao thông
  3. Phối hợp với Công an và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức giáo dục, tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức tự giác chấp hành luật giao thông trong cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; tiếp tục xây dựng ý thức tự giác khi tham gia giao thông. Đưa nội dung văn hóa giao thông vào bộ quy tắc ứng xử của nhà trường và nghiêm túc thực hiện.
  4. Đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh với chủ đề “Học sinh với văn hóa giao thông”, chú trọng các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh; giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn, kỹ năng điều khiển xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông đối với học sinh;lồng ghép các nội dung tuyên truyền giáo dục ATGT vào các hoạt động ngoại khóa, các sinh hoạt, văn hoá, văn nghệ …, tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở, bắt buộc học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
  5. Tăng cường kiểm tra,phân luồng, xử lý tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, ngã ba vào trường trước giờ vào học, khi tan học và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông trong học sinh.
  6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; tăng cường nâng cao nhận thức về những hiểm hoạ của việc lạm dụng rượu, bia, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông,nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: “Đã uống rượu, bia – Không lái xe”; “không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông”, “Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô”…; tích cực hưởng ứng thực hiện năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”, hưởng ứng tháng an toàn giao thông (tháng 9/2021), các dịp Lễ, tết, nghỉ hè và trong kỳ thi THCS
  7. Phát huy, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Đội ATGT trong việc giữ gìn trật tự ATGT; đẩy mạnh Cuộc vận động “học sinh với Văn hóa giao thông”, tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông tiêu biểu”, mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật ATGT”. Xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh. Đưa tiêu chí chấp hành pháp luật an toàn giao thông vào tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ, cuối năm, xếp loại thi đua các lớp.
  8. Tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ GD&ĐT tổ chức và các cuộc thi do cấp trên tổ chức.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Ban an ninh trường học

– Chủ trì trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo trật tự ATGT trong nhà trường, theo dõi, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học; đẩy mạnh các cuộc vận động và tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Công trường an toàn giao thông tiêu biểu”, mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật ATGT”;

– Tăng cường công tác tuyên truyền đảm bảo ATGT trong các dịp Lễ, Tết, nghỉ Hè và kỳ thi THCS 

– Phối hợp với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm triển khai các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật ATGT do cấp trên tổ chức, đặc biệt là cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” do Bộ GD&ĐT tổ chức

– Phối hợp với Công an tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

– Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác đảm bảo trật tự ATGT. Định kỳ vào đầu năm học mới, triển khai họp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông;

– Phối hợp với các ban, bộ phận tổ chức các buổi tuyên truyền, xây dựng các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo từng chủ đề, chủ điểm về ATGT tạo sự tác động mạnh mẽ đến ý thức học sinh khi tham gia giao thông. Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một trong các nội dung đánh giá thi đua các lớp, các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm ATGT khi có thông báo của cơ quan chức năng

  1. Các tổ chuyên môn

– Tích hợp, lồng ghép giáo dục ATGT trong các môn học: Giáo dục công dân, Địa lý…

– Triển khai giảng dạy bộ tài liệu về ATGT.

  1. Đoàn thanh niên.

– Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh về Luật giao thông đường bộ, đường thủy…

– Thành lập Đội ATGT, tổ chức kiểm tra, phân luồng phương tiện học sinh tránh ùn tắc ở cổng trường trước giờ vào học và sau giờ tan học.

– Phối hợp với Chi đoàn Công an tổ chức tuần tra, kiểm tra việc chấp hành ATGT của học sinh khi đến trường và trên đường về.

– Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những học sinh vi phạm ATGT.

– Phối hợp triển khai có hiệu quả cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” và các cuộc thi do cấp trên tổ chức.

– Triển khai có hiệu quả mô hình “Cổng trường ATGT”, mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật ATGT”

Trên đây là kế hoạch triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trường THCS, Hiệu trưởng yêu cầu Ban ANTH, các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm các lớp triển khai thực hiện nghiêm túc.

Nơi nhận:

– Sở GD & ĐT  (b/c);

– BGH; Đoàn TN, các TTCM, GVCN;

– Lưu VP. 

5.3. Tổ chức triển khai thực hiện.

HIỆU TRƯỞNG

5.3.1 Tổ chức giáo dục thông qua phát thanh tuyên truyền, bảng tin, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích.

* Tuyên truyền qua hoạt động phát thanh tuyên truyền

Mỗi nhà trường đều có hệ thống phát thanh nhằm truyền tải nhiều nội dung đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hệ thống phát thanh nếu phát huy hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh.

Đầu năm học Đoàn thanh niên thành lập Câu lạc bộ phát thanh tuyên truyền (thành viên là các em học sinh), chỉ đạo, cố vấn nội dung, phương thức hoạt động câu lạc bộ.Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo từng tuần, từng tháng. Trong đó, nội dung tuyên truyền về ATGT, phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước là một trong những nội dung quan trọng, được tổ chức thường xuyên. Hình thức tuyên truyền:

– Thông qua phát thanh trong các giờ ra chơi sau khi hết tiết 2;

– Lên tin, đăng các bài viết lên page CLB phát thanh tuyên truyền về các vấn đề như:

+ Những nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ, đường thủy;

+ Quy tắc, xử phạt vi phạm giao thông;

+ Những tai nạn thương tích, đuối nước thường gặp, kỹ năng phòng tránh.

+ Phòng chống bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường;

+ Cảnh báo các điểm đen giao thông trên địa bàn huyện;

+ Cảnh báo các ao hồ sông suối có nguy cơ xảy ra đuối nước tại địa phương;

Do thời lượng phát thanh ít nên cần có bộ phận biên soạn nội dung, chắt lọc những kiến thức cơ bản, cô đọng để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện nhất là những nội dung học sinh hay vi phạm như về an toàn giao thông, bạo lực học đường, các tai nạn thương tích dễ xảy ra, cách phòng tránh…

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Quản lý
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)