SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh trường thpt

Giá:
100.000 đ
Môn: HĐTN - HN
Lớp: 10.11,12
Bộ sách:
Lượt xem: 454
Lượt tải: 4
Số trang: 65
Tác giả: Phạm Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Tân Kỳ
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 65
Tác giả: Phạm Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Tân Kỳ
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
2.3.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV tham gia giáo dục hướng
nghiệp trong nhà trường2.3.3. Lồng ghép giáo dục nghề nghiệp vào các môn học cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ
2.3.5. Tổ chức hội thi tìm hiểu nghề nghiệp qua hình thức rung chuông vàng
2.3.6. Tổ chức cho HS tham quan một số cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Tân Kỳ
2.3.7. Phát huy hiệu quả vai trò của tổ tư vấn hướng nghiệp trường THPT Tân Kỳ
2.3.8. Tư vấn nghề nghiệp gián tiếp qua mạng xã hội facebook, zalo, messenger, email và điện thoại

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 

1. Lí do chọn đề tài 

Nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tương lai của mỗi con người.Vì thế lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là vấn đề được rất nhiều học sinh quan tâm. Để có tương lai tươi sáng, thì mỗi học sinh phải lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. Việc tư vấn nâng cao hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh theo hướng tích cực là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết cho học sinh trong trường THPT hiện nay. 

Xuất phát từ tình hình thực tế tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, phần lớn học sinh chưa có hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp, dẫn đến khi ra trường học sinh chưa biết làm gì, không biết định hướng cho mình nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với điều kiện gia đình…Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp 

THPT không có việc làm, hoặc có chăng cũng chỉ là những công việc không phù hợp với bản thân nên hiệu quả chưa cao.Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao mức độ hiểu biết nghề nghiệp, việc làm cho học sinh ở trường THPT Tân Kỳ theo hướng tích cực thông qua tổ chức các hoạt động tác động đến ý thức học sinh; góp phần giải quyết tình trạng học sinh sau khi tốt nghiệp không có việc làm, giảm tệ nạn xã hội. Đồng thời, góp phần giúp nhà trường nhìn nhận đúng thực trạng giáo dục nghề nghiệp của học sinh trường mình để có những định hướng, giải pháp đúng đắn, hiệu quả về giáo dục nghề nghiệp cho học sinh trường mình. 

Với lý do lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Tân Kỳ” làm nội dung sáng kiến của mình. 

2.Tính mới của đề tài 

Đây là đề tài hoàn toàn mới được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Tân Kỳ. Vì từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh tại các trường THPT. Song các bài viết, các đề tài này còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc các giải pháp cụ thể nhưng chỉ ứng dụng ở một số lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống xã hội. Đặc biệt, các đề tài đề cập đến các giải pháp nâng cao hiểu biết nghề nghiệp cho HS THPT tại các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng gần như chưa thấy triển khai và áp dụng. 

Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu thực trạng, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp giúp các em có được hiểu biết nghề nghiệp hiện nay. 

Qua đó giúp các em định hướng được nghề nghiệp phù hợp với bản thân mỗi HS. 

3. Mục tiêu của đề tài 

Nâng cao mức độ hiểu biết nghề nghiệp, thay đổi xu hướng chọn nghề theo hướng tích cực, nâng cao động lực niềm tin của bản thân với nghề nghiệp. 

4. Phương pháp nghiên cứu 

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 

Chúng tôi đã đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm: 

  • Phương pháp phân tích – tổng hợp nhiều tài liệu liên quan. 
  • Phương pháp khái quát hóa những nhận định độc lập. 

4.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 

  • Dự án sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết 
  • Các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài. 

4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm 

  • Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phương pháp thực nghiệm. 
  • Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu được sử dụng để khảo sát mức độ hiểu biết nghề nghiệp của HS trườngTHPT Tân Kỳ. Điều này được khảo sát ở các phương diện:  
  1. Mức độ hiểu biết nghề nghiệp của HS tại trường THPT Tân Kỳ. 
  2. Thái độ nhận thức nghề nghiệp tương lai của HS trường THPT Tân Kỳ. 
  3. Xu thế lựa chọn nghề nghiệp tương lai của HS trường THPT Tân Kỳ. 
  4. Động lực, niềm tin về bản thân với nghề nghiệp của HS trường THPT Tân Kỳ. 
  • Phương pháp thực nghiệm: sử dụng để kiểm tra kết quả tác động của các giải pháp. Điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng trong đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động mà dự án thực hiện. 

4.4. Các phương pháp xử lý số liệu 

Các số liệu thu thập được được xử lý bằng các phương pháp thống kê toán học thông qua phần mềm tính toán microsoft excel 2010. 

  • Thống kê mức độ hiểu biết nghề nghiệp của HS tại trường THPT Tân Kỳ được tính toán qua tỷ lệ % HS được khảo sát. 
  • Thái độ nhận thức nghề nghiệp tương lai của HS trường THPT Tân Kỳ  được tính toán tần số, tần suất câu trả lời của học sinh. 
  • Xu thế lựa chọn nghề nghiệp tương lai của HS trường THPT Tân Kỳ được khảo sát và tính toán tỷ suất % . 
  • Động lực, niềm tin về bản thân với nghề nghiệp của HS trường THPT Tân Kỳ được khảo sát bằng phiếu và tính tỷ lệ %. 
  • Tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất được xác định qua sử dụng phần mềm Google Form để tiến hành khảo sát, kết hợp với phần mềm microsoft 

Excel 2010 để tính điểm trung bình X 

  • Tính hiệu quả của giải pháp được xác định qua tỷ lệ các đánh giá tích cực từ phía HS sau khi tham gia các hoạt động do dự án thiết kế. Các đánh giá được thu thập qua phiếu khảo sát sau tác động. 

 

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 

CHƯƠNG  I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC MỘT SỐ GIẢI 

PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 

 

1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 

1.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 

1.1.1.1. Khái niệm nghề nghiệp 

Hiểu một cách đơn giản, nghề nghiệp là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng. Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, thợ mộc… 

Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn kết lâu dài. Vì thế nghề nghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng như sự suy xét lưỡng. Ai ai cũng muốn thực hiện, theo đuổi và ngày càng phát triển nghề nghiệp của bản thân. 

1.1.1.2. Ý nghĩa của nghề nghiệp 

Nghề nghiệp không chỉ đem đến cho chúng ta nguồn lực về tài chính mà còn bồi dưỡng nhân cách, áp dụng chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn niềm khát khao và tạo nên sự hài lòng về chất lượng cuộc sống. 

Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần suy xét thật cẩn thận theo nhiều khía cạnh trước khi đi đến quyết định chọn nghề. Một quyết định chọn nghề sai lầm có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cá nhân. Nó gây nên hàng loạt cảm xúc tiêu cực như cảm giác chán nản, thất bại, bất lực, kiệt sức… Từ đó khiến bạn đánh mất niềm tin và cảm nhận cuộc sống trống rỗng, bế tắc. 

1.1.1.3. Vai trò của định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT 

Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp được tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Từ trước tới nay công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh luôn được cả xã hội quan tâm. Tại Quyết định 126/CP của Hội đồng Bộ trưởng ngày 19 tháng 03 năm 1981 về công tác giáo dục trong trường phổ thông tốt nghiệp ra trường nêu rõ “công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân”… 

Như vậy công tác định hướng, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh THPT là rất quan trọng; vừa mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh vừa góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương, giải quyết tình trạng thanh niên không có việc làm và giảm các tệ nạn xã hội…

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay
10.11,12
Kỹ năng sống
4.5/5

100.000 

10.11,12
Kỹ năng sống
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)