SKKN Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 10 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
- Mã tài liệu: MP1296 Copy
Môn: | NGỮ VĂN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 569 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Giang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan B |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Giang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan B |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 10 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
1.3 Một số loại sơ đồ ứng dụng
· K.W.L chart
· Sơ đồ quả núi
· Sơ đồ 4 từ khóa
* Sơ đồ tìm hiểu về nhân vật
· Sơ đồ 5W1H
2. SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
2.2. Một số mẫu phiếu học tập sử dụng trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện
a, Phiếu bài tập trước khi dạy đọc hiểu văn bản truyện
b, Phiếu học tập trong khi đọc hiểu văn bản truyện
c, Phiếu học tập sau khi đọc hiểu văn bản truyện
Mô tả sản phẩm
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: “Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 10 (Chương trình GDPT 2018).
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục – bộ môn ngữ văn cấp THPT
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng việc dạy.
Chương trình GDPT môn Ngữ văn theo Chương trình GDPT với quan điểm lấy việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển năng lực người học, bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của Chương trình 2006. Với quan điểm xây dựng Chương trình theo hướng mở, Chương trình Ngữ văn 2018 được Bộ GDĐT đưa vào danh mục các tác phẩm gợi ý lựa chọn là sáng tác của các nhà văn thời kỳ đổi mới. Đó chính là ưu điểm của Chương trình mới, giúp học sinh được học văn chương của thời đại mình hoặc gần với thời đại mình đang sống. Tuy nhiên, để những giá trị tư tưởng, tinh thần cao đẹp của văn học thời kỳ đổi mới lan tỏa đến mỗi học sinh, rất cần sự nỗ lực học tập, tiếp thu cái mới trong tri thức cũng như phương pháp giảng dạy ở mỗi người giáo viên. Cái mới không thể phát huy công năng với những tư duy, tri thức và phương pháp cũ.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình giáo dục tiếp cận theo hướng phát triển năng lực người học. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức cho HS mà chú trọng nhiều hơn đến việc tiến hành các biện pháp, cách thức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhằm khơi dậy khả năng tìm kiếm, giải quyết vấn đề của người học, giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học gắn liền với cuộc sống để giải quyết các tình huống.
Bên cạnh đó, do đặc thù bộ môn, học sinh tiếp cận kiến thức văn học phải gắn liền với khả năng cảm thụ văn học. Để làm được điều đó, chúng ta phải hình thành và nâng cao ở học sinh năng lực đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản truyện nói riêng. Tuy từ trước đến nay, việc dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường từ phía người dạy lẫn người học đều có những mặt tích cực. Nhưng, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khác. Dễ thấy nhất là về phía người học vẫn còn tình trạng học thụ động, thiếu sáng tạo vì hoàn toàn mất năng lực đọc hiểu văn bản văn học. Hoặc là các em không biết tự học vì mất kiến thức căn bản của bộ môn, hay là học tập thiếu sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò dẫn đến học sinh bị hạn chế các kỹ năng đọc hiểu cần thiết.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh được tiếp cận thể loại truyện với các tiểu loại khác nhau như: Thần thoại, truyện ngắn, tiểu thuyết cùng nhiều văn bản truyện hấp dẫn, lí thú mang tính giáo dục cao. Để phát triển được năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho HS, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, khéo léo, hợp lí các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
Từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 10” (Chương trình GDPT 2018).
2. Giải pháp cũ thường làm
2.1. Bản chất của giải pháp cũ
– Trước đây, khi đọc hiểu văn bản truyện, đôi khi chúng ta chỉ tìm hiểu khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, những lớp trầm tích ý nghĩa và nhiều phương diện nghệ thuật của tác phẩm chưa được phát lộ. Khi hướng dẫn HS ôn luyện tác phẩm tự sự mới chủ yếu đi sâu tìm hiểu nhân vật, tình huống truyện, kết cấu, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ…xuyên suốt toàn bộ tác phẩm mà chưa chú ý đến đoạn văn nhỏ, lát cắt của tác phẩm.. Qua thực tế giảng dạỵ và chấm bài , chúng tôi thấy một nhược điểm phổ biến là việc đọc của học sinh thường khá hời hợt, rơi vào cảm nhận chung chung, xa rời văn bản và dễ bỏ qua những chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Người đọc chưa thực sự có sự hòa mình trong tác phẩm , chưa rung động với tác phẩm, nên chưa thể thưởng thức hết cái hay cái đẹp, tài nghệ của người cầm bút. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bài văn của học sinh khi viết về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi khá mờ nhạt, không có điểm nhấn. Đặc biệt trong xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay, đề thi về văn bnar truyện thường là một văn bản mới, học sinh chưa được học, chưa được đọc trước , nếu không dạy cho học sinh cách đọc, học sinh không thể tạo lập một văn bản đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của đề kiểm tra.
– Trước đây khi giảng dạy , giáo viên chưa chú ý nhiều đến kĩ năng đọc theo đặc trưng thể loại chủ yếu phần đọc, tóm tắt văn bản giao cho học sinh thực hiện tại nhà, một số học sinh lười đọc sao chép thụ động một số văn bnar tom stawts trên các trang mạng sau đó trình bày lại như một con vẹt biết nói.
– Với việc giảng dạy đọc hiểu một cách chung chung về văn bản văn xuôi dẫn đến hiện tượng học sinh học máy móc rồi áp dụng vào bài viết, hoặc học thuộc lòng rồi viết lại dẫn đến có nhiều bài thi na ná giống nhau. Điều đó đã hạn chế rất nhiều khả năng chủ động, tích cực trong việc phát huy năng lực của học sinh.
2.2. Hạn chế của giải pháp cũ
– Giải pháp cũ không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới trong giảng dạy bộ môn ngữ văn nhằm phát huy tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh, hạn chế rất nhiều các năng lực Nghe – Nói- Đọc- Viết… Theo phương pháp cũ, học sinh đọc và ghi nhớ kiến thức một cách thụ động, hời hợt , chung chung sau đó áp dụng một cách máy móc vào bài viết dẫn đến việc khó phân biệt được năng lực thực sự của học sinh.
– Học sinh ít hứng thú và không nhiều sự quan tâm tới môn học đặc biệt là với những tác phẩm văn xuôi thường có dung lượng dài hơn so với văn bản thơ. Việc đọc hiểu tác phẩm văn xuôi hời hợt chưa phản ánh đúng bản chất của tiếp nhận văn học: Một hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
3. Giải pháp mới
3.1 Bản chất của giải pháp mới.
– Chú trọng đến việc dạy học sinh một số phương pháp về đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình ngữ văn lớp 10 hướng tới các vấn đề cụ thể sau:
– Đọc hiểu để có được những ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
– Nhận biết được chủ đề của văn bản.
– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn, sâu sắc.
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
– Nhận biết và hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
– Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
– Nhận biết được điểm giống nhau, khác nhau giữa các nhân vật trong văn bản.
– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
3.2. Tính mới, sáng tạo của giải pháp
– Đối với học sinh
+ Tạo hứng thú và tư duy khoa học trong quá trình đọc hiểu văn bản truyện, tiếp nhận tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
+ Thông qua các yếu tố mang tính đặc trưng của thể loại truyện thể hiện học sinh có thể cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc, toàn diện, nhiều chiều. Học sinh trở thành chủ thể đồng sáng tạo với tác giả.
+ Phát huy khả năng tư duy logic, làm việc nhóm, khả năng sáng tạo, tự tin khi đứng trước những tác phẩm khó, đề bài khó trong chương trình.
– Đối với giáo viên
+ Giáo viên thay đổi được cách dạy học theo lối truyền thụ, áp đặt một chiều, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, tránh được tình trạng “nhồi nhét” kiến thức.
+ Giáo viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc phân chia nội dung cụ thể cho từng tiết học tùy theo yêu cầu cần đạt và phù hợp với đối tượng học sinh từng
+ Giáo viên tập trung dạy cho học sinh cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ hội để người học tự cập nhật thông tin, đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
+ Hình thành phẩm chất tốt, bồi dưỡng năng khiếu cho học trò.
+ Thông qua phần đọc nhiểu văn bản vận dụng kiến thức đã học tạo ra sản phẩm là bài viết có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thi cử của chương trình ngữ văn lớp 10.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]