SKKN Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường thpt

Giá:
100.000 đ
Môn: Quản lý
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 534
Lượt tải: 1
Số trang: 53
Tác giả: Phạm Thị Thu Trang
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Yên Thành 2
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 53
Tác giả: Phạm Thị Thu Trang
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Yên Thành 2
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh nhà trường.

3.2. Khảo sát nhu cầu đọc sách của các đối tượng (chú ý học sinh mới tuyển sinh vào trường) để xây dựng, bổ sung nguồn học liệu, sách phù hợp.

3.3. Vận động các đơn vị, các cá nhân, tổ chức tặng sách cho thư viện đáp ứng nhu cầu đọc cho giáo viên và học sinh.

3.4. Xây dựng thư viện thân thiện, tạo nhiều tủ sách dùng chung và duy trì nền nếp đọc sách hàng ngày trong Giáo viên, học sinh.

3.5. Tổ chức các sân chơi, các hoạt động bổ trợ, các câu lạc bộ những người yêu sách để thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường.

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Lúc nhỏ, tôi có nghe hay đọc được đâu đó một câu nói đại ý rằng: “Muốn lập thân, lập nghiệp trước hết phải học, muốn học phải lấy đọc sách làm cái gốc”. Sau này lại đọc được một câu của nhà văn Macxin Gorki: “ Mây đen có thể che được ánh sáng mặt trời, nhưng không gì có thể che được ánh sáng của sách mang lại. Mỗi cuốn sách đều mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa của cuộc sống.Không chỉ với người lớn, với trẻ thơ mỗi cuốn sách còn là một thế giới bí ấn, khám phá nó sẽ thấy được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống”.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Bất luận làm việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý, lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…” 

Từ đó, tôi nhận thức được việc đọc sách rất quan trọng, bởi sách không chỉ cho ta những tri thức tổng hợp; hiểu biết kiến thức về nhiều mặt; đọc sách giúp cho ngôn ngữ của chúng ta phong phú hơn, đọc sách còn bồi đắp cho tâm hồn mình những tình cảm nhân văn cao đẹp; sách thắp sáng ước mơ, lí tưởng cho người đọc,…  Như nhà văn Macxin Gorki cũng từng nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người“. 

Để khẳng định những giá trị to lớn của sách báo, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống tinh thần của  mỗi con người và cộng đồng xã hội, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam. Nhằm mục đích khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, góp phần xây dựng và phát triển xã hội học tập. 

Tuy  nhiên, thực tế thì số người Việt thường xuyên đọc sách là rất ít. Theo ghi nhận của báo Thanh niên ngày 18.4.2019 cho biết: “Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi đó, người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, người Hàn Quốc đọc 3 giờ/tuần…thì người Việt Nam trung bình đọc chưa đến 1 giờ/tuần. Hiện người Việt thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa, đồng nghĩa mỗi người mỗi năm chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách mỗi năm”.

Như vậy, Người Việt nói chung và học sinh nói riêng rất ít đọc sách, kể cả sách tham khảo dành cho các môn học. Trong lúc đó, trường học nào cũng trang bị một thư viện với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn đầu sách hay, nhưng nhiều lúc cán bộ thư viện không có việc để làm theo nghĩa thực. Vậy tại sao người Việt ít đọc sách? Phải chăng xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, mà người Việt chủ yếu làm theo kinh nghiệm, nên ít người tự mày mò để lĩnh hội tri thức? Hay do người Việt không có điều kiện để mua sách? Hay họ không biết các đơn vị hành chính cấp Huyện, Tỉnh, các nhà trường đều có thư viện và họ có thể được mượn sách về đọc? Dần dà, họ không có cơ hội tiếp xúc với sách (trừ sách giáo khoa) rồi không hình thành được thói quen đọc sách.

Hiện nay, sự phát triển như vũ bảo của các phương tiện truyền thông, các thiết bị nghe – nhìn hiện đại đầy sắc màu, các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình đa phương tiện, mạng xã hội Facebook, youtube… đã cuốn chúng ta vào đó đặc biệt là giới trẻ. Nhà nhà wifi, người người smart phone.Các thiết bị điện tử, các trang mạng xã hội…chiếm hết sự chú ý của các em, khiến các em say mê hơn bất cứ cuốn sách nào.Sự say mê đó khiến các em không làm chủ được cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu giận, ít quan tâm đến người khác, thậm chí tạo nên tâm lí vô cảm (chai lì cảm xúc)…điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và sự phát triển nhân cách cũng như tâm sinh lí của trẻ. Quĩ thời gian eo hẹp cùng với sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn đã làm thay đổi thói quen đọc sách trong học sinh. Các em không ham đọc sách, nếu đọc cũng đọc nhanh, đọc lướt. Các em có xu hướng tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm các thông tin theo kiểu giật tít, câu like trên mạng internet qua điện thoại thông minh. Việc đọc sách in, báo giấy ngày càng giảm.Vì thế việc hình thành thói quen đọc sách cho các em là rất quan trọng.

Sách quí như vậy, sách cần như vậy nhưng tại sao học sinh lại không muốn đọc sách? Đây là câu hỏi mà bản thân tôi suy nghĩ, trăn trở từ mấy năm nay. Qua khảo sát sát với rất nhiều học sinh về nguyên nhân tại sao các em không muốn đọc sách? Chúng tôi nhận lại được các thông tin có thể gom lại đó là: các phương tiện nghe – nhìn khác đã lấn át sách; không có người định hướng sách cho các em đọc; các em chưa gặp sách hay; các em chưa có kĩ năng đọc sách; các em chưa hình thành được thói quen đọc sách, gia đình không xây dựng truyền thống đọc sách… 

Với vai trò một cán bộ cán bộ quản lí trường học, tôi thấy mình cần phải đưa sách đến với các em, phải làm sao để các em đọc sách nhiều hơn: hướng dẫn kĩ năng đọc sách cho các em; định hướng sách hay cho các em; giúp các em hình thành và phát triển câu lạc bộ đọc sách; tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc đọc sách; tạo thói quen đọc sách cho các em…Đến nay, sau 2 năm từ khi áp dụng các giải pháp để phát triển văn hóa đọc ở trường Trung học phổ thông (THPT) Yên Thành 2 tôi đã thấy được sự lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh, trong cán bộ giáo viên. Vì vậy tôi xin được đúc rút và viết thành sáng kiến “Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An”, như là một sự chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng đến những cán bộ, giáo viên, những nhà quản lí giáo dục có thể áp dụng, triển khai để học sinh nói chung và học sinh trong các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói riêng có thể đọc sách nhiều hơn. Tôi xin cam đoan tất cả những gì tôi viết ở trong bản sáng kiến này là những gì bản thân tôi thấy thực sự cần thiết và những giải pháp tôi đã áp dụng tại đơn vị mình trong 2 năm học vừa qua, có hiệu quả.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

skkn Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thái
Quản lý
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)