SKKN Một số giải pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có hiệu quả trong việc giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0285 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 599 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có hiệu quả trong việc giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng các văn bản phối hợp giữa nhà trường, gia đình với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn để giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm
Biện pháp 2: Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trên địa bàn và gia đình nhận diện học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm
Biện pháp 3: Nhà trường phối hợp lập kế hoạch giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm tại trường, gia đình và cộng đồng
Biện pháp 4: Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trên địa bàn và gia đình thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm
Biện pháp 5: Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, tạo dựng một phong trào toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
Biện pháp 6: Tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh có khuyết điểm, học sinh cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 cuả Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”;
Kế hoạch Số: 2244/KH-SGD&ĐT ngày 28 tháng 10 năm 2021 về triển khai mô hình “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 -2026”. Sở GD&ĐT Nghệ An chọn trường THPT Quế Phong là 1 trong 5 trường thí điểm để triển khai mô hình;
Đảm bảo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội về nhận thức và hành động trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo cho học sinh có điều kiện phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của bản thân nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh; tăng cường mối quan hệ, phát huy vai trò và trách nhiệm của gia đình, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội, các ngành liên quan đối với hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh;
Xây dựng mối liên hệ, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào công tác giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Do vậy chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số giải pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có hiệu quả trong việc giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm tại trường THPT Quế Phong”
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp xác định được tầm quan trọng của việc quản lý, chỉ đạo xây dựng các biện pháp việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về nhận thức, hành động trong việc giáo dục học sinh;
- Giúp cán bộ quản lý (CBQL), các đoàn thể và giáo viên nghiên cứu và sử dụng các biện pháp phù hợp, hiệu quả với đối tượng là học sinh, thống nhất quan điểm, nội dung và phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục;
- Tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục học sinh, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục nhà trường. – Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo cho học sinh có điều kiện phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của bản thân nhằm thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh chưa tích cực, học sinh mắc khuyết điểm đang học tập tại trường THPT Quế Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp có hiệu quả cao trong tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm tại trường THPT Quế Phong.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế;
+ Phương pháp thực nghiệm điều tra, quan sát thực tiễn;
+ Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm; + Phương pháp lựa chọn xây dựng các giải pháp.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
4.1. Tính mới của đề tài
- Đề tài này được thực nghiệm tại trường THPT Quế Phong, gắn với việc thực hiện mô hình “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2026” của Sở GD&ĐT Nghệ An triển khai theo Kế hoạch Số: 2244/KH-SGD&ĐT ngày 28 tháng 10 năm 2021.
- Trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng và các Trường THPT trong toàn tỉnh Nghệ An nói chung chưa thực hiện việc nghiên cứu hoặc đề cập về vấn đề này một các khhoa học, có hệ thống cùng các biện pháp phối hợp, tác động giáo dục tích cực đến học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm để các em tiến bộ.
4.2. Những đóng góp của đề tài
Một, làm rõ thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa tích cực, học sinh mắc khuyết điểm tại trường THPT Quế Phong.
Hai, đề xuất một số biện pháp có hiệu quả tích cực trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm tại trường THPT Quế Phong”.
Ba, làm tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý giáo dục, các trường học thực hiện tốt việc quản lý, chỉ đạo việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và trường học hạnh phúc.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Cơ sở lý luận
1.1. Quản lý giáo dục
Các thành tựu nghiên cứu về giáo dục đã thừa nhận quản lý giáo dục (QLGD) là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục vì thông qua QLGD mà việc thực hiện mục tiêu đào tạo, thực hiện các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục… mới được triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu, điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất”.
Như vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, ngoài ra còn phải kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) và công cụ quản lý giáo dục (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật).
1.2. Công tác phối hợp giữa nhà trường gia đình, và xã hội trong việc giáo
dục học sinh
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động trong công tác giáo dục học sinh, trong đó nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực hiện mục tiêu, nội dung GD và xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội khi tham gia các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường theo một kế hoạch đã được bàn bạc.
Phối hợp là một khái niệm có tính chất liên minh các lực lượng tham gia hoạt động: trước hết thể hiện cùng nhau, gắn kết với nhau, không rời nhau và diễn ra trong cả quá trình.
Nguyên tắc phối hợp trong hoạt động giáo dục học sinh thể hiện sự thống nhất từ nhận thức đến hành động giữa các thành viên tham gia phối hợp, thể hiện sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau về mục tiêu, về quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm và sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn hay thuận lợi. Liên kết đòi hỏi tính tự giác, tự nguyện, sự nỗ lực vượt khó với nhận thức sâu sắc mục tiêu chung phải đạt được, đôi khi phải tạm gác quyền lợi cá nhân hay lợi ích bộ phận.
Nguyên tắc phối hợp trong giáo dục học sinh là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp. Sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]