SKKN Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt
- Mã tài liệu: MT0290 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 446 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Lập kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện công tác xã hội trong nhà trường
2. Lập kế hoạch quản lý việc tổ chức khảo sát, phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân với các học sinh có những vấn đề cần phải được phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp, hộ trợ phát triển.
3. Xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức phòng ngừa, hộ trợ, giúp đỡ học sinh thông qua tổ CTXH và tổ TVTLHĐ của nhà trường
4. Lập kế hoạch quản lý của tổ CTXH về việc phối hợp với GVCN, GV, Đoàn trường, TCM, Công đoàn, HCMHS, phụ huynh, học sinh thôn xóm, chính quyền địa phương nơi các em cư trú
5. Huy động các nguồn lực nhằm phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp và hộ trợ phát triển đối với học sinh
6. Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý nhằm nâng cao năng lực, xây dựng các kỹ năng cần thiết, học tập kinh nghiệm của tổ công tác xã hội trong nhà trường,
7. Quản lý tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng HS nhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, phát triển kỹ năng sống
Mô tả sản phẩm
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác xã hội ra đời từ đầu thế kỷ XX và phát triển như một ngành khoa học, hướng vào việc trợ giúp cho cá nhân, nhóm, cộng đồng trong xã hội, nâng cao năng lực của họ để khắc phục các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngành công tác xã hội đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ trợ cung cấp các dịch vụ xã hội.
Công tác xã hội trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào 04 đối tượng chính ở trường học đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục với những hoạt động từ phòng ngừa đến giải quyết vấn đề. Công tác xã hội trường học trở thành cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và phát triển kỹ năng sống. Có thể thấy rằng công tác xã hội hiện nay là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà trường giải quyết những vấn đề các em gặp phải một cách hiệu quả nhất.
Trong bối cảnh xã hội mới thì việc phát triển kỹ năng sống, phát triển phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là then chốt, quyết định thành công trong sự phát triển của mỗi học sinh. Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao thì khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp còn yếu và thiếu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu KNS.
Công tác xã hội trường học là một trong những giải pháp phát huy năng lực bản thân, phát triển kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang cho sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên có những sự việc có thể sử dụng các kiến thức về khoa học, kiến thức phương pháp khoa học để giải quyết, tuy nhiên những vấn đề đòi hỏi các phương pháp khác mà trong đó phuong pháp xã hội học đã phát huy triệt để tiềm năng của nó.
Học sinh trong độ tuổi trung học với những biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí đang thể hiện cái tôi một cách rõ nét nhưng thường chưa có định hướng. Lúc này nếu được quan tâm và định hướng đúng đắn sẽ tạo động lực cho học sinh hoàn thiện nhân cách. Do đó, các thầy cô đặc biệt là những thầy cô làm quản lý và làm công tác chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nhân cách cũng như nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn các em. Tạo cho các em một môi trường học đường hạnh phúc, an toàn, thân thiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kỹ năng sống và phẩm chất của học sinh.
Hiện nay những nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng sống phát triển kỹ năng sống thì tương đối nhiều nhưng rất ít tài liệu đưa ra các phương pháp quản lý thông qua công tác xã hội nhằm phát triển giáo dục đạo đức học sinh, phát triển kỹ năng sống chưa có nhiều.
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp quản lý khả thi để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, phát triển kỹ năng sống chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức và phát triển KNS cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện đối với học sinh THPT.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng, lập bảng biểu so sánh, đánh giá, trắc nghiệm khách quan, ý kiến đóng góp của thầy cô, HS, PH, sử dụng các tài liệu tham khảo.
PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về hướng dẫn CTXH trong trường học nhằm hướng dẫn các nhà trường về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện CTXH trong trường học. Nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sở giáo dục Nghệ An tổ chức tập huấn CTXH trong trường học có hiệu quả, thiết thực đối với công tác quản lý của các nhà trường.
2. Khó khăn
Nhân viên công tác xã hội trường học không chuyên: là GVCN, GVBM, cán bộ đoàn họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về CTXH trường học để có thể thực hiện được tốt vai trò của mình.
Công tác giáo dục đạo đức lối sống, KNS cho HS trong nhà trường là một việc làm đa dạng và gặp nhiều khó khăn phức tạp khi giải quyết các tình huống xảy ra.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Do ảnh hưởng từ những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhận thức của một bộ phận học sinh có những thay đổi lệch lạc, trong khi đó PH chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn phó thác cho nhà trường, hành vi lệch chuẩn đạo đức trong HS ngày càng phức tạp, công tác quản lý còn có một số hạn chế, chưa hợp lý, thiếu sáng tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Một bộ phận GV, NV sợ liên quan trách nhiệm, ngại va chạm, có phần nương nhẹ trước những biểu hiện sai trái của HS nên chưa xử lí đúng mức. Tâm lý chung của một bộ phận GV cho rằng trách nhiệm trong giáo dục đạo đức cho HS là của GV chủ nhiệm lớp, của lãnh đạo nhà trường vẫn còn tồn tại, thực tiễn công việc của cán bộ, GV, NV các nhà trường vẫn còn hiện tượng thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục đạo đức học sinh sự bất hợp lý này đang là “lực cản” đối với công tác giáo dục đạo đức ở học sinh.
Nhà trường chưa chủ động thực hiện CTXH, công tác tư vấn tâm lý, định hướng, giáo dục cho HS một cách đúng nghĩa; mỗi cán bộ, GV, NV chưa thật sự là một “cán bộ tư vấn” tích cực.
Một bộ phận PH làm ăn xa nhà, dành ít thời gian giáo dục con cái, một số học sinh thiếu đi nền tảng giáo dục gia đình, thiếu đi khuôn phép đạo đức ngay từ ở gia đình các em. Bên cạnh đó, vẫn còn có “lỗ hổng” từ phía PH trong việc giáo dục đạo đức, không ít PH, HS có quan điểm và lối giáo dục chưa đúng, không phù hợp; còn xem nhẹ kết quả rèn luyện đạo đức của con em mình. Như vậy, giáo dục đạo đức không chỉ là chuyện của nhà trường mà cần được nhìn nhận đầy đủ hơn về mặt xã hội, ở góc độ toàn diện hơn.
Thực tế cho thấy, tình trạng HS thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: Ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp, nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, nghiện game, nghiện Facebook.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận CBQL, GV. Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng(chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể). Tổ chức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác(hoạt động NGLL, câu lạc bộ,..) cho nên phải tính đến CSVC, kinh phí để thực hiện, mà hiện nay việc đầu tư CSVC, kinh phí chưa đáp ứng được công việc của nhân viên làm CTXH. Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâm giáo dục KNS cho học sinh.
Chúng tôi khảo sát thực trạng của đề tài qua phiếu điều tra, phiếu khảo sát, qua đường linh khảo sát: https://forms.gle/ChQVZSmDs5badCCD8.
Lập bảng biểu khảo sát học sinh có khó khăn trong học tập và cuộc sống, cá biệt, thiếu kỹ năng sống, có hành vi lệch chuẩn, thường vi phạm nội quy của nhà trường, gặp khó khăn trong học tập, hay bỏ học, gặp khó khăn trong cuộc sống, bố mẹ li thân, bố mẹ li dị, bố mất, mẹ mất.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]