SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng anh lớp 10 trường THPT
- Mã tài liệu: MP1325 Copy
Môn: | TIẾNG ANH |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Global Success |
Lượt xem: | 457 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đinh Thị Thu Nhanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đinh Thị Thu Nhanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng anh lớp 10 trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
2.1.1. Động viên học sinh bằng những lời khen
2.1.2. Đơn giản hóa các bài học
2.1.3. Hãy tạo cho những học sinh yếu hơn có cơ hội để được “tỏa sáng”
2.2. Áp dụng những tình huống, hoạt động thực tế vào bài giảng
2.3. Lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tiếng Anh
2.3.1. Lồng ghép âm nhạc để giới thiệu chủ đề của bài học
2.3.2. Lồng ghép âm nhạc trong tiết học ngữ pháp
2.3.3.Lồng ghép âm nhạc để củng cố từ mới hay bảng động từ bất quy tắc
2.4. Sân khấu hóa trong dạy học Tiếng Anh
2.5. Lồng ghép video clip tạo hứng thú trong tiết dạy Tiếng Anh
2.5.1. Lồng ghép video clip trong phần dạy “warm up”
2.5.2. Vận dụng video clip trong phần dạy “post – teaching”
2.5.3. Vận dụng video clip trong các tiết dạy ngữ âm
Mô tả sản phẩm
I. TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG
1.Tên sáng kiến:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT NHO QUAN C” 2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động dạy học
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của giải pháp cũ thường làm.
Từ xưa đến nay, Tiếng Anh là một môn học trọng tâm như các môn văn hóa khác nhưng vẫn là môn học khó trong chương trình giáo dục các cấp, không phải bất cứ học sinh nào cũng có khả năng để tiếp thu môn học này một cách dễ dàng, đặc biệt là những học sinh tại các trường ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa như trường THPT Nho Quan C.
Trường THPT Nho Quan C nằm trên địa bàn còn nhiều khó khăn, đa số gia đình các em học sinh đều làm nông nghiệp hoặc bố mẹ phải đi làm ăn xa. Ngoài giờ học các em phải giúp đỡ ông bà, bố mẹ làm thêm công việc đồng áng, có em đến mùa thu hoạch hoặc thời điểm khắc phục thiên tai lũ lụt còn phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Do đó đa số các em không nhận được cơ hội học tập tốt ở nhà, thiếu điều kiện làm bài tập và ôn bài ở nhà nên một số em còn hạn chế về việc tiếp thu bài học đầy đủ, chất lượng học tập môn Tiếng Anh hàng năm của hầu hết học sinh chưa đạt kết quả cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều.
Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, một vài năm gần đây giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên còn đang lúng túng trong cách thức khi thực hiện, chưa đa dạng hóa các hình thức. Qua thực tế cho thấy, nhiều năm học trước, môn Tiếng Anh ở trường THPT Nho Quan C chưa thu hút được học sinh yêu thích môn học. Đa số các em chưa nắm chắc kiến thức, chưa có phương pháp học tập phù hợp, học sinh còn học tập một cách thụ động, chủ yếu các em mới chỉ ghi chép bài, nhiều em rất ngại thực hành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trên lớp, sợ nói Tiếng Anh bị sai, sợ các bạn chê cười, nhiều em chưa biết vận dụng sử dụng Tiếng Anh vào tình huống thực tế, thậm chí có em còn không ghi chép bài ở trên lớp, nhiều em cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và còn tình trang ngủ gật trong giờ học, đây là những thực trạng phổ biến ở trong tiết học Tiếng Anh.
Năm học 2022 – 2023 qua thực tế điều tra bằng phiếu khảo sát tại một số lớp 10 đại trà ban cơ bản (trước khi áp dụng các giải pháp vào giảng dạy), tôi thu được kết quả như sau:
* Bảng 1A: Khảo sát mức độ yêu thích môn Tiếng anh
Lớp Số học sinh được điều tra Em có thích học môn Tiếng Anh không?
Thích Không thích
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
10E 35 15 42,8 20 57,2
10M 40 12 30 28 70
10N 40 15 37,5 25 62,5
* Bảng 1B: Khảo sát về kết quả học tập môn Tiếng Anh qua kì thi khảo sát chất lượng đầu năm học 2022 – 2023
Khối Số
HS
được điều tra Học lực môn Tiếng Anh
Giỏi Khá TB Yếu / kém
SL % SL % SL % SL %
10E 35 02 5,7 13 37,1 19 54,3 1 2,9
10M 40 0 0 12 30 23 57,5 5 12,5
10N 40 0 0 13 32,5 23 57,5 4 10
Qua bảng khảo sát học sinh đối với môn Tiếng Anh tại các lớp 10E, 10M, 10N tôi thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn học không nhiều, tỉ lệ học sinh khá, giỏi ít, tỉ lệ học sinh yếu, kém còn cao. Vậy tại sao các em không yêu thích môn học Tiếng Anh? Nguyên nhân từ đâu dẫn đến kết quả học tập của học sinh không hiệu quả? Giáo viên đã áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực chưa? Đây là những câu hỏi mà tôi luôn trăn trở, cần tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra các giải pháp giúp kích thích niềm say mê, ham học hỏi của các em học sinh để môn Tiếng Anh trong nhà trường, trong toàn ngành được nâng cao chất lượng hơn.
Việc mong muốn tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh mà tôi đưa ra trước hết là nhằm khơi được hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh của một số lớp học cụ thể nói riêng và hướng đến thử nghiệm với tất cả các đối tượng học sinh nói chung tại trường THPT Nho Quan C để giảm được sự nhàm chán tối đa trong một giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp cho học có điều kiện sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên, hình thành và rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp thực tế và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức, khắc sâu lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả. Thêm vào đó là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và cũng để trao đổi kinh nghiệm trong công việc với các đồng nghiệp của mình.
Như vậy, để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh thì cần có yếu tố là học sinh có sự yêu thích, đam mê môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học đó thì giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Có khá nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tạo hứng thú học tập cho học sinh đã được nhiều giáo viên áp dụng và để làm cho học sinh cảm thấy bài học ở đây nhẹ nhàng“như một trò chơi, mọi người tham dự vô tư, thoải mái” với không khí “hòa nhã, vui vẻ..”. Nếu Tiếng Anh trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, thực tế hơn, vậy thì không còn lý do gì mà học sinh lại không cảm thấy hứng thú để học tập, không tích cực, chủ động tham gia vào bài học. Khi học sinh có hứng thú học tập thì ắt sẽ có kết quả học tập tốt. Đây là nền tảng cho việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. Vì vậy tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh lớp 10 tại trường THPT Nho Quan C”.
2. Bản chất của giải pháp mới cải tiến.
Để nâng cao chất lượng dạy và học và quan trọng hơn là để thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh, tạo cho các em một tâm lý thoải mái, không áp lực, để các em say mê, yêu thích môn học hơn nữa trong các giờ học. Qua quá trình giảng dạy và tham khảo, tôi xin đưa ra một số giải pháp thông dụng mà tôi đã áp dụng và thấy học sinh có hứng thú học tập hơn với môn Tiếng Anh như sau:
2.1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
2.1.1. Động viên học sinh bằng những lời khen
Chúng ta có thể thấy một lời khen bao giờ cũng tốt hơn một lời chê bai. Vì thế để giúp các em mạnh dạn hăng hái phát biểu tôi luôn không bao giờ tiếc những lời khen ngợi động viên các em. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo phê bình. Theo tôi, đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học.
Trong quá trình dạy, để mong học sinh không có cảm giác sợ sai thì giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp…) để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành mà không dám thực hành hay không thấy hứng thú. Vì vậy, bất cứ một câu trả lời tốt nào đều cần được giáo viên khen đôi khi chỉ là một cái gật đầu, một nụ cười hay một tràng vỗ tay…Thậm chí nếu học sinh làm chưa đúng chúng ta cũng vẫn có thể tìm ra điểm đáng để khen.
* Ví dụ 1: Khi học Unit 1. FAMILY LIFE, khi thực hành 2 học sinh hỏi đáp như sau:
Student 1: Does your mum cook ?
Student 2: Oh, yes. My Mum usually do the cooking.
Trong câu này rõ ràng học sinh đã sai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, trong giao tiếp, tôi không quá chú trọng vào ngữ pháp. Thay vì ngắt lời khi các em đang nói để sửa lỗi, tôi để cho học sinh trả lời xong. Mặc dù câu trả lời chưa đúng nhưng tôi vẫn khích lệ hay khen em bằng câu như: “Not bad”. Sau đó tôi hỏi em học sinh đó chúng ta dùng: “Your mum do the cooking or your mum does the cooking” bằng cách này học sinh có thể tự sửa được câu đúng cho mình và chắc chắn em sẽ khắc sâu bài học hơn.
* Ví dụ 2: Khi dạy Unit 4. “FOR A BETTER COMMUNITY” phần củng cố ngữ pháp của bài tôi yêu cầu học sinh làm câu chia động từ trong ngoặc.
+ While Lan (work)…as a volunteer in the countryside, she (meet)… an old friend.
Bài làm của học sinh như sau:
+ While Lan ..(work)..was working..as a volunteer in the countryside, she (meet)..meeted.. an old friend.
Rõ ràng bài làm của học sinh chưa đúng, nhưng em đã nhận biết được câu này dùng thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn nhưng em không nhớ dạng của động từ bất quy tắc “meet” trong quá khứ cần chuyển thành “met” chứ không phải thêm đuôi “ed”. Trong tình huống này giáo viên cần hết sức tránh thái độ chê bai, bực bội “câu dễ như này mà em cũng làm sai”, hay chữa lỗi ngay…. Ngược lại, giáo viên cần tỏ thái độ khích lệ, khen em đã nhận biết được sự phối hợp thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn với “when”/”while” và giúp em nhận ra còn nhầm lẫn ở chỗ nào để em tự sửa. Như vậy sẽ khích lệ được học sinh mạnh dạn và cố gắng hơn ở các tiết học sau.
2.1.2. Đơn giản hóa các bài học
Khi giảng dạy tôi luôn phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học do đối tượng học sinh trong trường tôi còn nhiều hạn chế về chất lượng học tập nên tôi đã mạnh dạn thay đổi một số bài tập trong chương trình sách giáo khoa cho đơn giản và phù hợp với đối tượng học sinh hơn.
*Ví dụ : Khi dạy Unit 5: INVENTIONS phần “GETTING STARTED”, bài tập 4 trang 53 có yêu cầu “Fill in each gap in the summary of the conversation with one word from 1” đối với những lớp có học lực yếu kém nhiều hơn, tôi đưa ra yêu cầu đơn giản hơn. Các em đọc lại đoạn văn và dùng từ cho sẵn mà giáo viên cung cấp để điền vào chỗ trống thay vì yêu cầu học sinh tự tìm các từ trong đoạn văn phần 1 để điền. Như vậy sẽ giúp các em học yếu một chút có cơ sở thêm để hoàn thành bài tập. Nếu các em hoàn thành được bài tập các em sẽ có động lực tham gia học tập tốt hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 105
- 1
- [product_views]
- 5
- 173
- 2
- [product_views]
- 4
- 165
- 3
- [product_views]
- 4
- 129
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 434
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 507
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 546
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 409
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 595
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 538
- 10
- [product_views]