SKKN Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường thpt trong giai đoạn hiện nay
- Mã tài liệu: MT0295 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 478 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường thpt trong giai đoạn hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1. Nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo đối với cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên
4.2 Đổi mới công tác quản lý, hoàn thiện chương trình, kế hoạch, chính sách về chuyển đổi số
4.3.Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng trong chuyển đổi số…
4.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường
4.5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyển đổi số trong quản lý, giảng dạy và kiểm tra đánh giá
4.6. Nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong quá trình chuyển đổi số
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách giáo dục và đào tạo được coi quốc sách nước khi tiến hành công nghiệp, hiện đại hóa. Ở nước ta, khi cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với nhiều cơ hội và thách thức mới, giáo dục và đào tạo đã trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, là con đường quan trọng để phát huy nguồn lực con người. Từ Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”, trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện và giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực y tế. Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm kế hoạch tiến độ, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, bảo đảm cho phát triển kinh tế.
Ở Nghệ An, lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm; xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục trở thành “đặc sản” của địa phương. Mặt khác, trước yêu cầu tạo đột phá trong đổi mới giáo dục, tạo ra bước khởi sắc, đổi mới khác biệt, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có các cơ chế, chính sách thúc đẩy đột phá nhằm thực hiện Nghị quyết số 29 trong bối cảnh mới. Thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chủ trương chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay cũng đang làm thay đổi mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục. Nghệ An đã, đang thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu đầu tàu, dẫn dắt về giáo dục và đào tạo. Đồng thời, sự phát triển của tỉnh cũng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh mới. Cùng với cơ chế là chủ trương, định hướng thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số gắn chặt chẽ với cải cách hành chính nhằm phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Chính chuyển đổi số làm thay đổi phương thức hoạt động của giáo dục và đào tạo, giúp cho các cơ sở giáo dục đổi mới quản trị nhà trường, đổi mới dạy học, đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá học sinh theo phẩm chất, năng lực của người học; đảm bảo giám sát được quá trình dạy và học thực chất, hướng tới học thật, thi thật và chất lượng thật; tạo sự kết nối chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh.
Xác định “Chuyển đổi số” là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong những năm gần đây được triển khai mạnh mẽ , tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyển đổi số trong dạy-học, kiểm tra- đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống giáo dục trực tuyến…
Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài sáng kiến.
- Mục đích của đề tài
Làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về công thác chuyển đổi số trong quản lý, dạy học của nhà trường. Từ đó đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường , đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu của sự phát triển đất nước hiện nay.
- Tính mới và kết quả dự kiến đạt được
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT nói chung, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng.
- Đối tượng và phạm vi dự kiến nghiên cứu
– Nghiên cứu một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, giảng dạy, đánh giá chất lượng của nhà trường.
– Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận;
– Phương pháp khảo sát thực tiễn, thông kê, phân tích, tổng hợp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]