SKKN Một số giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng trong tình hình dịch covid -19 ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0224 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 957 |
Lượt tải: | 18 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Trần Thị Hương Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lợi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Trần Thị Hương Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lợi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng trong tình hình dịch covid -19 ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức dạy – học trực tuyến
2. Công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa vai trò của của việc tổ chức Dạy học trực tuyến trong tình hình dịch Covid -19
3. Công tác tham mưu, phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường
4. Hướng dẫn tổ chức dạy- học trực tuyến đạt hiệu quả
5. Công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá dạy – học trực tuyến
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học trực tuyến hiệu quả
7. Hình thành tính chủ động, tích cực và mục tiêu học tập cho học sinh
8. Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh
9. Vượt qua những rào cản về tâm lí trong dạy – học trực tuyến
10. Giáo viên phải tâm huyết với nghề, nghiêm túc trong công việc
11. Lưu trữ lại bài giảng, đánh giá kết quả sau mỗi khóa học
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Nghệ An ngày 19/11/2021 đã chỉ rõ quan điểm: “ Phát triển giáo dục, đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi”.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng trong giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ then chốt, hàng đầu của toàn ngành giáo dục, đào tạo của cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay cả nước đang phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống của toàn dân mà đã và đang len lỏi vào trường học. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Thực hiện quyết định số 3896/QĐ-UBND ngày 21/10/2021 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định tạm thời một số biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 để “ Thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19”…Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhà trường không thể thực hiện dạy và học như thông thường. Năm học 2021-2022 dạy học trực tuyến đã được xác định là phương án tối ưu trong tình hình hiện nay để thực hiện nhiệm vụ. Vì lí do đó mà nhóm tác giả chúng tôi lựa chọn đề tài để trao đổi cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng trong tình hình dịch covid -19 ở trường THPT Lê Lợi, Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng trong tình hình dịch covid -19 ở trường THPT Lê Lợi, Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tìm ra được các giải pháp hay trong việc tổ chức dạy hoc trực tuyến ở trường THPT nói chung và trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết – Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Tham khảo ý kiến của giáo viên: Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm
- Thăm dò ý kiến của học sinh và phụ huynh
4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
– Thống kê và xử lý số liệu kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
– Là phương pháp tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu qua các số liệu đã khảo sát và thực nghiệm. Đề xuất ý kiến về những giải pháp dạy học trực tuyến hiệu quả.
5. Đóng góp của đề tài
– Đây là đề tài mới, rất thiết thực trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19 trên toàn cầu. Đề tài chưa có nghiên cứu rộng rãi, cũng chưa có tài liệu nào được in ấn, xuất bản. – Đề tài sẽ giải quyết các vấn đề:
+ Nêu rõ được thực trạng, những ưu điểm, khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức dạy học trực tuyến ở trường THPT Lê Lợi, huyên Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
+ Đề ra giải pháp có tính logic và khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến có thể áp dụng ở các trường THPT trong toàn tỉnh.
+ Các biện pháp trong Sáng kiến đã đáp ứng được nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi của học sinh.
+ Tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, rèn tính tự giác cho học sinh.
+ Giúp giáo viên hoàn thiện thêm kĩ năng dạy học Online , phụ huynh hăng hái và hỗ trợ các con, tin tưởng vào giáo viên và chất lượng giáo dục của nhà trương.
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Cơ sở lý luận.
Từ những tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid -19 bùng phát mạnh mẽ trên thế giới diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Để ứng phó với tinh hình mói, dưới sự chỉ đao của Bộ Giáo dục –Đào tạo (Bộ GDĐT), Sở Giáo duc – Đào tạo tỉnh Nghệ An (Sở GDĐT) đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức dạy học trực tuyến.
E-learning đã được phát triển ở các nước tiên tiến từ lâu, song trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam mới chỉ được đẩy mạnh từ khi dịch Covid – 19 bùng phát. Yếu tổ bị động, bất ngờ trong việc tổ chức dạy học online để đối phó với dịch bệnh trong bối cảnh giãn cách xã hội không thể tránh khỏi sự chuẩn bị chưa thật kỹ lưỡng cho hình thức đào tạo mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục ở các trường THPT nói riêng.
Để bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến, cùng với việc hoàn thiện các chính sách, văn bản hướng dẫn, các công cụ quản lý, giảm sát việc dạy – học trực tuyến, trách nhiệm tự chủ, sự chủ động, sáng tạo của mỗi nhà trường, sự nỗ lực của học sinh và của toàn xã hội, thì một yếu tổ không kém phần quan trọng đó là chất lượng, tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi của đội ngũ Cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập một số giải pháp trong việc tổ chức dạy hoc trực tuyến nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) để đáp ứng yêu cầu và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại đơn vị.
- Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thuận lợi.
Dạy học trực tuyến trong tình hình hiện nay đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục của cả nước khi Đất nước đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của đại dịch. Đa số học sinh các cấp của cả nước không thể đến trường để học tập. E-learning là sự lựa chọn hàng đầu đề giáo viên (GV) và học sinh (HS) tìm giải pháp thích hợp.
Cùng với sự chỉ đạo sát sao của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Nghệ An về dạy và học trực tuyến tại các nhà trường được duy trí hiệu quả, đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn dạy học trực tuyến của các cấp đến các trường học như:
+ Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GDĐT quy định về quản lí, tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
+ Công văn 1712/SGDĐT- GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GDĐT Nghệ An về việc Hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021-2022.
+ Công văn số 1732/SGDĐT –VP, ngày 29/8/2021 của Sở GDĐT Nghệ An về việc tổ chức dạy học ứng phó dịch Covid -19 năm học 2021-2022.
+ Kế hoạch số 218 /KH-THPT LL ngày 26/08/2021 của Trường THPT Lê Lợi , Kế hoạch dạy học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh, năm học 2021 2022.
+ Kế hoạch số 228/KH-THPT LL, ngày 01/09/2021, Kế hoạch tập huấn cho CBQL, giáo viên về cách sử dụng hệ thống học trực tuyến VNPT Elearning.
+ Công văn số 2274/SGDĐT –GDTrH, ngày 02/10/2021, về việc tập huấn sử dụng hệ thống thi trực tuyến VNPT E-liming năm học 2021-2022.
+Công văn số 209/CV-HU, ngay 08/11/2021, tăng cường truyên truyền phòng chống dịch Covid -19 thích ứng tình hình mới.
+ Công văn số 2348/ SGDĐT-GDTH, ngày 11/11/2021 về việc triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
+ Công văn số 2473/SGDĐT-VP, ngày 24/11/2021, về việc tăng cường triển khai môn số biện pháp phòng, chống dịch Covid trong các cơ sở giáo dục.
+ Công văn số 3357/ UBND huyên Tân Kỳ, ngày 30/11/2021 về việc thực hiện các biên pháp phòng chống dịch Covid -19 và tổ chức dạy – học thích ứng với công tác phòng, chống dịch.
2.2. Khó khăn
Trên cơ sở thuận lợi trong việc chỉ đạo các văn bản điều hành, song trên thực tế thực hiện dạy và học trực tuyến tư năm 2020 đến nay vẫn còn gặp phải không ít những khó khăn.
– Khó khăn trước hết thuộc về giáo viên: việc dạy – học trực tuyến không phải là công việc được thực hiện thường xuyên. Vì thế khi dịch Covid bùng phát, giáo viên cực kì lúng túng về kỹ thuật thưc hiện. Có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng.
Một tiết day trực tuyến của giáo viên môn GDTC
– Khó khăn thứ hai thuộc về học sinh: Mặc dù các em khá năng động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, nhất là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Nhiều HS tắt Camera tại một tiết dạy trực tuyến
Khi dạy và học thì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ không trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
Từ những khó khăn như trên, khi triển khai học tập trực tuyến cho học sinh, các nhà trường và bản thân mỗi thầy cô giáo cần có những giải pháp để “gỡ khó”, triển khai có hiệu quả công việc này. Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An đã có hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để các nhà trường triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên kỹ thuật thực hiện. Đối với trường THPT Lê Lợi đã bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]