SKKN Một số hoạt động tương tác giúp học sinh hứng thú, tích cực trong thực hành nói Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm

Giá:
100.000 đ
Môn: Tiếng anh
Lớp: 10, 11
Bộ sách:
Lượt xem: 782
Lượt tải: 9
Số trang: 23
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Hoàng Văn Thụ
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 23
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Hoàng Văn Thụ
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số hoạt động tương tác giúp học sinh hứng thú, tích cực trong thực hành nói Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Games (Các trò chơi):
– Case – based story-telling (Kể chuyện dựa trên tình huống):
– Problem-solving (Giải quyết vấn đề):
– Circle conversation (Hội thoại vòng tròn)
– Group discussion and presentation (Thảo luận nhóm và trình bày):
– Role-playing (Đóng vai)

Mô tả sản phẩm

  1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 
  2. Tình trạng giải pháp đã biết: 

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế thì Tiếng Anh được chọn là ngôn ngữ giao tiếp trên hầu hết các lĩnh vực. Nhiều tài liệu học tập hay của các tổ chức giáo dục, các trường đại học lớn đều được viết bằng tiếng Anh. Quá nửa số lượng trang web trên Internet cũng được viết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày: trên bao bì sản phẩm, tên của các tập đoàn nổi tiếng… Có thể nói, đời sống càng phát triển, ngôn ngữ này càng ăn sâu vào từng khía cạnh trong đời sống của chúng ta. Vì vậy, hiểu và biết sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trong thời đại công nghệ số là vô cùng quan trọng để người học có thể thích ứng cách giao tiếp của thời hiện đại.  

 Theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ giáo dục và đào tạo, đường hướng chủ đạo trong môn học Tiếng Anh nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Do vậy, các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Năng lực giao tiếp của môn Tiếng Anh là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.  

Tuy nhiên, có một thực tế là khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của học sinh dân tộc ở miền núi nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng còn có khoảng cách rất xa về trình độ theo yêu cầu chuẩn kiến thức. Nhiều học sinh sau một thời gian dài học tập vẫn không tự tin sử dụng vốn Tiếng Anh để giao tiếp khi tham gia các hoạt động học, cũng như khi gặp người nước ngoài.  

Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Hoàng Văn Thụ – một trường phổ thông miền núi với đa số học sinh là con em dân tộc, tôi nhận thấy đa số các em đều có xuất phát điểm môn Tiếng Anh thấp dựa trên kết quả thi vào 10 và khảo sát đầu cấp học. Nhiều em học sinh e ngại, nhút nhát không dám giao tiếp Tiếng Anh dù chỉ trả lời những câu hỏi đơn giản về bản thân. Do vậy, các em rất thụ động trong các giờ học và hoạt động giao tiếp. Sau 1 năm học ở cấp THPT các em chỉ có thể hỏi và trả lời một số câu rất đơn giản về bản thân, sức khoẻ và gia đình. Khi đặt các em vào các tình huống giao tiếp khác thì đa số các em đều im lặng và không thể phản hồi. Điều này cản trở các em trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức.  

          Chương trình Tiếng Anh hệ 10 năm mới được đưa vào giảng dạy thí điểm ở các trường huyện, vùng sâu vùng xa trong 2 năm gần đây. Chương trình yêu cầu học sinh phải đạt trình độ A2 theo khung năng lực ngoại ngữ nhưng trên thực tế nhiều học sinh chưa đạt đến trình độ này. Ở cấp THCS, các em theo học chương trình sách giáo khoa hệ 7 năm nên khi chuyển cấp THPT học theo chương trình tiếng Anh hệ 10 năm các em thiếu vốn từ vựng, ngữ pháp và kĩ năng giao tiếp còn rất hạn chế. Đây cũng là một khó khăn lớn mà các em học sinh và cả giáo viên phải đối mặt.  

Một thực tế khác vẫn tồn tại là phương pháp dạy tiết speaking thường lặp lại các bài tập hoặc ghi nhớ các đoạn hội thoại trong sách giáo khoa với nội dung chưa phong phú, thiết thực với đời sống xã hội hiện đại. Tiết học dự án thường ít được chú trọng thậm chí học lướt trong khi dự án là tiết học thực hành kĩ năng nói nhiều và thực tế nhất. Hơn nữa, thế giới ngày nay đòi hỏi mục tiêu của việc dạy nói phải nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh, bởi vì, chỉ bằng cách đó, học sinh mới có thể thể hiện bản thân và học cách tuân theo các quy tắc văn hóa xã hội phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp.  

Đã có nhiều biện pháp đổi mới được áp dụng trong quá trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tuy nhiên vẫn nhiều học sinh không tự tin sử dụng vốn tiếng Anh để giao tiếp trong học tập, tham gia các hoạt động học, cũng như khi gặp người nước ngoài.  

Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở ngôi trường khá xa khu vực đô thị, bản thân tôi ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình và luôn trăn trở làm thế nào để các em học sinh của tôi yêu thích môn học và luôn cảm thấy hứng thú với giờ dạy của tôi. Chính điều đó đã thúc đẩy tôi phải tìm tòi nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như đổi mới cách thiết kế bài học và linh động, mềm dẻo hơn trong cách đánh giá sự tiến bộ của các em.  

Xuất phát từ lí do đó tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Một số hoạt động tương tác giúp học sinh hứng thú, tích cực trong thực hành nói Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm để áp dụng vào thực hành giao tiếp Tiếng Anh ngay từ đầu năm học 2021 – 2022 đến nay và học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt trong các hoạt động thực hành giao tiếp. 

 

  • Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
  • Mục đích của giải pháp: 

Nghiên cứu của tôi nhằm thúc đẩy học sinh lớp 10,11 trường THPT Hoàng Văn Thụ tích cực chủ động trong giờ học qua các hoạt động tương tác với môi trường học, tương tác với giáo viên và các bạn học sinh. Biến lớp học thành một môi trường giao tiếp thu nhỏ nơi Tiếng Anh được sử dụng để giao tiếp. Qua các giờ học như vậy các em sẽ hình thành nhu cầu giao tiếp và kĩ năng giao tiếp trong đó đặc biệt là kĩ năng nói sẽ được cải thiện. Các em sẽ tự tin và chủ động hơn trong các tình huống giao tiếp. Kết quả học tập bộ môn sẽ tiến bộ hơn. 

Đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, yêu cầu của xã hội về “chuẩn đầu ra” của người học, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học; đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.  

Vận dụng một số hoạt động tương tác (interactive activities) trong các tiết học, đặc biệt là các tiết dạy kĩ năng nói và các tiết dạy dự án, để tạo sự hứng khởi cho người học trong việc học ngoại ngữ. Từ đó, giúp người học có cái nhìn trực quan sinh động về bộ môn. Việc áp dụng linh hoạt các hoạt động này còn giúp người học thấy việc học Tiếng Anh có mục đích hơn, thích học hơn. Và hơn cả, đối với người dạy, việc tư duy và thiết kế các hoạt động tương tác sẽ giúp họ luôn năng động, sáng tạo, cảm thấy mình có trách nhiệm, không chỉ là người dạy, người điều tiết, mà còn là người tạo hứng khởi (entertainer) cho người học. Người dạy sẽ thấy gắn bó và yêu nghề hơn. 

  • Nội dung của giải pháp 

Các chuyên gia ngôn ngữ học và giáo viên giảng dạy tiếng anh giao tiếp đồng ý rằng học sinh học nói bằng ngôn ngữ thứ hai bằng cách “tương tác”. Việc giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp và học tập hợp tương tác phục vụ tốt nhất cho mục tiêu này. 

Nói là “quá trình xây dựng và chia sẻ ý nghĩa thông qua việc sử dụng các ký hiệu bằng lời nói và không lời, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau” (Chaney, 1998, trang 13). 

Kĩ năng nói, như Bygate (1987) định nghĩa, không chỉ liên quan đến việc sử dụng các âm thanh đúng trong các kiểu nhịp điệu và ngữ điệu, mà còn là sự lựa chọn của các từ, ngữ và có những thay đổi theo đúng thứ tự để truyền đạt thông tin có ý nghĩa. 

Kĩ năng nói là một kỹ năng sản sinh (Productive skill), được chia thành hai loại chính là đối thoại và độc thoại. Trong bài độc thoại, người nói thuyết trình về một vấn đề trong khi đó thì đối thoại người nói tương tác với một hoặc nhiều người khác với mục đích cụ thể. 

“Sự tương tác là gì?” (What is interaction?). Câu hỏi được trả lời trong cuốn sách “Giảng dạy ngôn ngữ tương tác” của Wilga M. Rivers (Đại học Harvard),(“ Interactive language teaching” edited by Wilga M. Rivers (Harvard University) tác giả nhấn mạnh rằng học sinh đạt được mục đích sử dụng một ngôn ngữ khi sự chú ý của họ tập trung vào việc truyền tải và nhận thông tin; thông tin đó liên quan đến người nói và người nghe trong một tình huống quan trọng cho cả hai. Đây là sự tương tác. Tương tác không chỉ liên quan đến việc thể hiện ý tưởng của riêng mình mà còn hiểu về những ý tưởng của người khác. Một người lắng nghe người khác; sau đó trả lời trực tiếp hoặc gián tiếp, người khác nghe và phản hồi lại. Điều này sẽ được tạo ra bởi các hoạt động tương tác. Hơn nữa, trong cuốn sách “Các hoạt động tương tác trong lớp học” của Donna Moss (“Interactive Classroom Activities” of Donna Moss), tác giả chỉ ra một số hoạt động tương tác mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và người học, thúc đẩy người học tích cực trong quá trình học tập. 

Giáo viên cần tạo ra một môi trường lớp học nơi học sinh có giao tiếp thực tế, các hoạt động đích thực và các nhiệm vụ có ý nghĩa nhằm thúc đẩy ngôn ngữ nói. Điều này có thể xảy ra khi học sinh hợp tác trong nhóm để đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế dạy học, các hoạt động tương tác nói chung được áp dụng xuyên suốt vào tất cả các tiết dạy như hoạt động hỏi – đáp. Tuy nhiên, đối với học sinh miền núi còn nhút nhát, thiếu kĩ năng và vốn kiến thức thì hoạt động hỏi – đáp luôn khiến các em lo lắng và e ngại. Hoạt động tương tác theo nhóm sẽ giúp học sinh thêm tự tin vì được hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau, được động viên, khích lệ sử dụng ngôn ngữ đích trong thực hành giao tiếp. Từ đó hình thành năng lực tự học và sáng tạo.  

Một số hoạt động tương tác mà tôi lựa chọn để sử dụng trong thực hành nói Tiếng Anh là:  

  + Games (Các trò chơi): Don’t drop the ball, Grap the toy, Who is faster?… 

 Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp học sinh dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Vì vậy ở hoạt động này, tôi luôn chọn những trò chơi hấp dẫn, vui nhộn, sôi động để kích thích sự hứng thú của các em, cho các em cảm giác thoải mái, sẳn sàng bước vào giờ học mới một cách tự nhiên, chủ động nhất. Lựa chọn trò chơi hướng tới nội dung bài học và thời gian cho phép trong phần khởi động. Thay đổi các trò chơi một cách thường xuyên để không khí lớp học cũng được thay đổi theo làm cho các em luôn hào hứng trông chờ được thử sức và chinh phục những trò chơi mới. 

         Các trò chơi này khá đơn giản, sinh động tạo hứng thú cho học sinh, kết hợp giới thiệu ngữ liệu mới nhưng đòi hỏi học sinh suy đoán và thảo luận tích cực. Thông qua các trò chơi này, các em có cơ hội củng cố lại những kiến thức, từ vựng đã học, rèn luyện kĩ năng nghe, nói và phản ứng nhanh cho các em.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Les remarques à faire dans l’enseignement de la compétence Production Écrite de l’examen DELF Junior correspondant aux nouvelles grilles d’évaluation
Tiếng Anh
4.5/5

100.000 

Tiếng Anh
4.5/5

100.000 

Tiếng Anh
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)