SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt dạng toán tìm x ở lớp 6 theo bộ sách Kết nối tri thức
- Mã tài liệu: MT6005 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 6 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 422 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Tăng Bạt Hổ B |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Tăng Bạt Hổ B |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt dạng toán tìm x ở lớp 6 theo bộ sách Kết nối tri thức ” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Dạng 1: Tìm x trong tập hợp số tự nhiên
2.3.2. Dạng 2: Tìm x trong tập hợp số nguyên
2.3.3. Dạng 3: Tìm x chứa dấu giá trị tuyệt đối, tìm x trong hai phân số bằng nhau và trong số thập phân
Mô tả sản phẩm
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ lớp 3 các em đã được làm quen với toán tìm x và dạng toán này luôn theo các em trong chương trình phổ thông từ tiểu học, lớp 6, lớp 7 và các lớp sau này là giải phương trình, chính vì vậy số lượng bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và trong các tài liệu tham khảo dạng toán này tương đối nhiều, đặc biệt trong các bài kiểm tra, các bài thi cuối kì luôn có dạng toán này, do đó việc dạy cho các em làm thành thạo dạng toán này là hết sức quan trọng và cần thiết.
Đối với học sinh lớp 6 mặc dù các em đã làm quen với toán tìm x ở tiểu học nhưng lên lớp 6 các em vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải dạng toán tìm x, đặc biệt khi các em tìm x trong tập hợp số nguyên, tập hợp số hữu tỉ. Đối với giáo viên việc giảng dạy cho các em dạng toán này cũng gặp nhiều khó khăn lúng túng do toán tìm x ở lớp 6 có rất nhiều dạng bài tập, lý thuyết liên quan đến dạng bài tập này nhiều, rải rác ở các bài trong SGK và khó nhớ với các em, các em hay nhầm lẫn các dạng toán tìm x với nhau, không biết cách làm, cách trình bày.
Mặc dù đề tài toán tìm x đã có một số sáng kiến nghiệm, một số sách viết tuy nhiên các tài liệu còn thiên về đưa ra các dạng toán tìm x, cách giải toán tìm x mà chưa đúc rút ra kinh nghiệm giảng dạy dạng toán này đặc biệt là kinh nghiệm dạy cho các học sinh yếu kém, qua những năm giảng dạy và phát hiện thấy sự khó khăn của giáo viên trong dạy học dạng toán này nên tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy tốt dạng toán tìm x ở lớp 6 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” Với mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm dạy toán tìm x trong chương trình lớp 6.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này giúp giáo viên đánh giá lại khả năng làm toán tìm x của học sinh lớp 6 trường … để từ đó giúp giáo viên tìm hiểu các phương pháp giảng dạy các dạng toán tìm x tốt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Giúp giáo viên hình thành cho HS các bước, các kinh nghiệm giảng dạy dạng toán tìm x ở lớp 6 .
Giúp các em HS lớp 6 nắm được các dạng toán tìm x cơ bản và một số dạng nâng cao , hình thành cho các em các bước giải bài toán tìm x.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm dạy tốt dạng toán tìm x ở lớp 6. Các dạng toán tìm x trong chương trình lớp 6 và các bước giải.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng , sách giáo khoa, sách tham khảo…
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ở các năm dạy học các học sinh lớp 6 để đúc rút kinh nghiệm cho các năm dạy sau, trao đổi với đồng nghiệp…
– Nghiên cứu qua việc giải các bài toán thực tế của học sinh, các bài kiểm tra, bài thi, qua trao đổi với các em học sinh yếu, kém…
– Phương pháp thống kê .
– Phương pháp phân tích, tổng hợp .
– Phương pháp so sánh .
– Phương pháp điều tra .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
Trước khi học về phương trình học sinh đã được làm quen một cách khác về phương trình ở dạng toán “Tìm số chưa biết trong một đẳng thức”, mà thông thường là các bài toán “Tìm x”.
2.1.1 Các dạng tìm x đơn giản
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng
“Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết”.
- Tìm “số bị trừ”, “số trừ”, “hiệu” trong một hiệu
– “Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ”
– “Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu ”
– “Muốn tìm hiệu , ta lấy số bị trừ trừ số trừ”
- Tìm thừa số chưa biết trong một tích
– “Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết”
- Tìm “số bị chia”, “số chia”, “thương” trong phép chia:
– “Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.
– “Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương”
– “Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia chia cho số chia”
2.1.2. Vận dụng định nghĩa, quy tắc, tính chất trong tìm x
- Quy tắc chuyển vế
“ Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.”
- Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia, các số nguyên, phân số,..các tính chất phép cộng, phép nhân số nguyên, phân số…
2.1.3. Vận dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số để tìm x
- Giá trị tuyệt đối của một số luôn lớn hơn hoặc bằng 0.
- Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.
- Giá trị truyện đối của một số nguyên âm là số đối của nó
a nếu a 0
-a nếu a < 0
2.1.4. Vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau để tìm x
- Hai phân số = nếu a.d = b.c
2.1.5. Vận dụng định nghĩa lũy thừa, hai lũy thừa bằng nhau… để tìm x
an = a . a ….. a ( n N)
n thừa số a
- Hai lũy thừa có cùng cơ số bằng nhau thì số mũ bằng nhau
- Hai lũy thừa có cùng số mũ lẻ bằng nhau thì cơ số bằng nhau
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Qua khảo sát 35 học sinh lớp 6A trường THCS ……. tôi thấy các em còn lúng túng, mắc nhiều sai lầm trong cách giải do chưa nắm vững lý thuyết, các bài toán tìm x cơ bản, nhầm lẫn giữa các dạng tìm x với nhau…
Kết quả khảo sát đạt được như sau:
Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu và kém | |
6A
35 HS |
1 HS
2,9% |
4 HS
11,4% |
12 HS
34,3% |
18 HS
51,4% |
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Dạng 1: Tìm x trong tập hợp số tự nhiên
(Tìm x trong tập hợp số tự nhiên, Chưa có quy tắc chuyển vế)
a. Các dạng cơ bản
Ngay từ đầu năm học lớp 6 tôi đã ôn tập lại cho các em các dạng tìm x cơ bản mà các em đã học ở tiểu học bằng cách lồng ghép vào các tiết luyện tập, chữa bài tập hoặc các buổi học thêm ở trường, đặc biệt chú trọng cho học sinh yếu, kém, trung bình các dạng tìm x cơ bản này vì nếu các em không nhớ được cách giải dạng toán tìm x cơ bản này thì đến dạng tổng hợp, nâng cao sẽ hay mắc sai lầm hoặc không làm được :
Dạng cơ bản 1: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng
a + x = b (1)
Cách tìm: “Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết”. a + x = b (1)
x = b – a
Dạng cơ bản 2: Tìm “số bị trừ”, “số trừ”, “hiệu” trong phép trừ x – a = b (2)
a – x = b (3)
a – b = x (4)
Cách tìm (2): “Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ”
x – a = b (2)
x = b + a
Cách tìm (3): “Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu ”
a – x = b (3)
x = a – b
Cách tìm (4): a – b = x (4)
x = a – b
Dạng cơ bản 3: Tìm thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia
a.x = b (5)
Cách tìm (5): “Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết”
a.x = b (5)
x = b : a
Dạng cơ bản 4: Tìm số bị chia, số chia, thương, trong phép chia
x : a = b (6)
a : x = b (7)
a : b = x (8)
Cách tìm (6): “Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia”.
x : a = b (6)
x = b.a
Cách tìm (7): “Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương”
a : x = b (7)
x = a : b
Cách tìm (8): “Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia chia cho số chia”
a : b = x (8)
x = a : b
Các bước giải:
Đối với các em học sinh yếu kém trong mỗi dạng cơ bản phải cho các em xác định được các số hạng, tổng trong phép cộng, số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ, các thừa số, tích trong phép nhân, số bị chia, số chia, thương trong phép chia và cách tìm các số ấy .
Xem thêm:
- SKKN Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức
- SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp Học thông qua chơi nhằm nâng cao chất lương môn Toán 6 (KNTT) (W+PPT)
- SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn toán của học sinh lớp 7 – Kết nối tri thức với cuộc sống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 3
- 183
- 1
- [product_views]
- 4
- 154
- 2
- [product_views]
- 1
- 191
- 3
- [product_views]
- 4
- 150
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 105
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 102
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 3
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 166
- 10
- [product_views]