SKKN Một số kinh nghiệm quản lý trong công tác giáo dục học sinh ở trường tiểu học
- Mã tài liệu: BM0249 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3876 |
Lượt tải: | 116 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Võ Thị Sáu. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Võ Thị Sáu. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm quản lý trong công tác giáo dục học sinh ở trường tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Lập kế hoạch chỉ đạo quản lý học sinh
2. Quán triệt tư tưởng, nhiệm vụ giáo dục học sinh có khó khăn về học tập và rèn luyện đạo đức
3. Huy động các lực lượng cùng tham gia quản lý, giáo dục
4. Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động
5. Tiến hành theo dõi, kiểm tra các học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức và xử lý kết quả kiểm tra
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, chúng ta phải có chiến lược phát triển con người, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trong đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở.
Như vậy, có thể nói cấp Tiểu học là cấp học quan trọng, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh, nền móng đó phải được xây dựng thật vững chắc. Vì vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần trang bị cho mình vốn kiến thức, phương pháp cơ bản của việc dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền đạt cho các em có đầy đủ nội dung kiến thức cần thiết trong chương trình sách giáo khoa phù hợp với lứa tuổi mà còn phải giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa; những chủ nhân tương lai của đất nước phải là những con người có tâm hồn trong sáng, có năng lực chuyên môn giỏi, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ như thế nào cho đúng. Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy, việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội quan tâm.
Như chúng ta đã biết, độ tuổi của học sinh tiểu học là từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em với biết bao nhiêu điều mới lạ, khác xa ở tuổi mẫu giáo. Bởi lẽ đây là lứa tuổi các em bắt đầu phải đi vào nền nếp một cách nghiêm túc, phải chịu trách nhiệm trước mọi việc làm của mình, phải cố gắng phấn đấu về mọi mặt, phải tự lập, tự lo cho bản thân… Trong đó, một số em, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức gây ra sự khó khăn cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện của chính các em (đa số ở học sinh lớp 4; 5). Ta thường gọi đó là những học sinh có khó khăn về mặt học tập và rèn luyện đạo đức. Những học sinh này thường có những biểu hiện ngang bướng, khó bảo, hay vi phạm nội quy nhà trường, học yếu, thờ ơ với việc học… làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường, gây khó khăn, cản trở cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, hình thành nhân cách con người, không có lợi cho bản thân các em và xã hội sau này.
Đứng trước thực tế đó, là một cán bộ quản lý ở trường tiểu học với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, tôi thấy cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế những khó khăn trong công tác giáo dục học sinh, tạo điều kiện giúp đỡ cho các em gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức vươn lên hòa nhập cộng đồng cùng phát triển. Đó chính là lý do thôi thúc tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý trong công tác giáo dục học sinh ở trường tiểu học”.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm tìm ra các giải pháp giúp cán bộ quản lý làm tốt công tác quản lý giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học; Lãnh đạo, chỉ đạo để mỗi giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cao hơn việc nâng đỡ và uốn nắn, tích hợp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thân thiện, đoàn kết đặc biệt là ngay từ khi các em bước vào lớp Một.
Nhiệm vụ của đề tài là vận dụng lý luận, kinh nghiệm để phân tích lý giải những vấn đề thực tiễn về quản lý giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp quản lý giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học.
Các em học sinh có khó khăn về mặt học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu.
- Giới hạn của đề tài
+ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã EaBông, huyện Krông Ana, ĐăkLăk
+ Một số thôn, buôn trên địa bàn trường đóng.
+ Thời gian: Năm học ………….
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc tài liệu tham khảo.
– Phương pháp nghiên cứu thực tế.
+ Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp.
+ Quan sát, kiểm tra, đánh giá.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Trong các kì Đại hội, Đảng ta đã đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và ngay trong luật giáo dục cũng đã nêu “Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển”; nói về truyền thống của dân tộc thì từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên”; những cơ sở thực hiện và các văn bản nói trên là những bằng chứng hùng hồn nói lên sự đặc biệt ưu ái của toàn Đảng, toàn dân đối với ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người. Nhất là trong thời kì mở cửa hội nhập này, sự giáo dục con người phát triển toàn diện là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Việc giáo dục để học sinh phát triển toàn diện có cơ sở khoa học và thực tiễn thời đại, giáo dục học sinh phát triển toàn diện là xu thế tất yếu của xã hội, là vấn đề chung của toàn cầu. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho học sinh đi vào thực tế ở trường tiểu học là một vấn đề rất cần thiết. Đây là việc đặt ra với không ít thử thách. Thử thách đó là nhận thức của một số cha mẹ học sinh chỉ cần con em mình giỏi, vì họ cho rằng có học giỏi tương lai mới có khả năng làm giàu nên họ không quan tâm nhiều đến việc giáo dục như thế nào để học sinh được hình thành và phát triển nhân cách một cách đúng đắn nhất để sau này trở thành một người vừa có tài, vừa có đức nên một số học sinh tuy học chăm, học giỏi nhưng lại thụ động, nhút nhát, thiếu tự tin; một số khác thì học giỏi nhưng lười lao động, sống ích kỉ… Chính vì vậy, cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có vị trí hết sức to lớn và hết sức quan trọng đối với việc giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]