SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)

Giá:
200.000 đ
Môn: Văn 6
Lớp: 6
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Lượt xem: 439
Lượt tải: 8
Số trang: 28
Tác giả: Lê Thị Thu Phương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 28
Tác giả: Lê Thị Thu Phương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1. Nắm bắt tâm lý của học sinh để tìm phương pháp dạy học phù hợp

2.3.2. Giúp học sinh xác định động cơ của việc học tốt môn Ngữ văn nói chung, kiểu bài miêu tả nói riêng, từ đó các em không còn tư tưởng xem nhẹ môn học.

2.3.3. Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả và kiểu bài văn miêu tả:

2.3.4. Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát

2.3.5. Hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để định hướng làm bài

2.3.6. Hướng dẫn cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả

2.3.7. Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả

2.3.8. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả

2.3.9. Rèn kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả

2.3.10. Luyện lời văn chuyển ý, liên kết đoạn trong văn miêu tả

2.3.11. Hướng cho học sinh luyện cách mở bài và kết bài miêu tả

Mô tả sản phẩm

1. MỞ ĐẦU

 

1.1. Lý do chọn đề tài

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học là một viên ngọc quý, có giá trị lớn trong đời sống tinh thần của con người . Cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao nếu thiếu đi những tác phẩm văn học. “Văn học giúp con người hiểu bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý ”. Làm thế nào để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, quan trọng hơn là các em có thể sáng tạo những bài văn hay, độc đáo, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, đó là một vấn đề lớn đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy Ngữ văn trong nhà trường.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức về kiểu văn bản, là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn Văn học và Tiếng việt. Bên cạnh cung cấp kiến thức, nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh.

Văn miêu tả là một trong những kiểu bài Tập làm văn quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 6, giúp học sinh tạo lập các đoạn, các bài văn miêu tả sinh động, tinh tế, qua đó giúp học sinh bộc lộ tình cảm đối với những vật gần gũi, bình dị như dòng sông quê, cánh đồng lúa, mái trường…, nói rộng hơn là tình yêu đối với quê hương đất nước, con người. Vì vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 là rất thiết thực. Trong thực tế, một bộ phận học sinh lớp 6 chưa say mê, hứng thú khi học phân môn Tập làm văn, ngại viết văn. Bài văn các em có bố cục chưa cân đối , diễn đạt lủng củng, lan man, bài văn khô khan, không có hồn, lệ thuộc vào văn mẫu…Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học. Chính vì những lí do đó, là một giáo viên nhiều năm dạy Ngữ văn 6, tôi thật sự trăn trở, đã đúc rút và mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến nhằm đúc rút kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 6, cụ thể là:

– Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môn Ngữ văn, yêu thích, chăm chỉ, tích cực học môn học. Cùng với những môn học khác, môn Ngữ văn sẽ là hành trang khám phá những chân trời mới, nguồn tri thức mới và thế giới xung quanh.

– Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Biết cách quan sát cảnh vật, con người…

– Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm ý, lập dàn bài cho bài văn miêu tả.

– Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh.

– Rèn kỹ năng dựng đoạn cho bài văn.

– Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn cho bài văn.

– Luyện viết mở bài, thân bài và kết bài.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này tập trung vào nghiên cứu những phương pháp, rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

– Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết: các tài liệu tham khảo.

– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: điều tra khảo sát chất lượng học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài, khảo sát thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp.

– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thu thập, thống kê xử lý số liệu, thông tin chất lượng học tập của học sinh.

– Phương pháp đối chiếu, so sánh: trước và sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh … làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Muốn miêu tả được, trước hết phải biết quan sát, từ đó nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh…để làm nổi bật lên những đặc điểm của cảnh vật. Chúng ta hãy tham khảo ý kiến sau đây của nhà văn Tô Hoài về văn miêu tả để định hướng giúp học sinh nhận thức đúng về loại văn bản này: “ Nói miêu tả, dễ tưởng miêu tả chỉ là vẽ phong cảnh, trời nắng mưa, chớp bể mưa nguồn và thiên nhiên: vườn cây, bãi cỏ, con sông. Không, mà đầu tiên miêu tả là chú trọng sự việc, con người. Quan sát, suy nghĩ, làm đi làm lại, lặp đi lặp lại không bao giờ ngừng, không bao giờ xong là việc làm và phương pháp duy nhất để khám phá con người và tâm trạng những con người…”

Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn, chúng ta thấy: chương trình Ngữ văn 6 so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen, có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả phải sinh động, giàu hình ảnh, thuyết phục người đọc. Chính vì thế, cần phải giúp các em nắm vững các bước, các thao tác cơ bản, cần thiết cho việc viết văn miêu tả như quan sát, so sánh , tưởng tượng…cũng như kỹ năng tìm ý, lập dàn ý và diễn đạt. Rèn kỹ năng làm văn miêu tả là việc làm thiết thực, giáo viên nên thực hiện một cách cặn kẽ để có được hiệu quả tốt nhất. Điều đó cũng thể hiện sự đổi mới trong quá trình dạy học – gắn lí thuyết với thực hành, cung cấp tri thức gắn với rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nhưng điều quan trọng hơn vẫn là sự vận dụng sáng tạo của giáo viên sau mỗi giờ lên lớp, lòng tâm huyết, say sưa nghề nghiệp, truyền cho các em lòng say mê học tập, sáng tạo nghệ thuật.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trường THCS….nơi tôi đang công tác là một trường có bề dày thành tích trong dạy- học, nhất là thành tích bồi dưỡng HSG. Nhà trường đã có nhiều HS đạt giải cao trong các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh về môn Ngữ văn. Điều đó thể hiện sự cố gắng vươn lên của thầy và trò, mặc dù ở đây đa số là con em của những gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh chưa đồng đều, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 mới bước vào bậc THCS. Đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là phân môn Tập làm văn điều đó càng bộc lộ rõ. Các em chưa được rèn luyện kỹ năng làm bài Tập làm văn nói chung, kiểu bài miêu tả nói riêng. Kỹ năng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng còn hạn chế, đa số học sinh không có thói quen tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. Lời văn của nhiều em còn cứng nhắc, thiếu sáng tạo, ý lan man, chưa biết tập trung vào đối tượng cần tả, chưa biết phân bố các phần hợp lý.

Một bộ phận học sinh thường có thói quen chép văn mẫu trên mạng, trong sách tham khảo, lười suy nghĩ, tìm tòi, khám phá… Một số bộ phận phụ huynh và học sinh có tư tưởng xem nhẹ môn Văn và các môn xã hội. Tâm lý ngại học, ngại viết văn dẫn tới học sinh chưa đầu tư thời gian tìm tòi suy nghĩ, chưa chịu khó học, chưa say mê, hứng thú với môn học. Kết quả các bài Tập làm văn nói chung, kiểu bài văn miêu tả nói riêng còn thấp. Điều tra chất lượng của học sinh lớp 6A qua năm học ………. kết quả tôi thu được như sau:

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

32

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

3,2

4

12,5

22

68,7

5

15,6

 

Kết quả điều tra cho thấy: Tỉ lệ học sinh khá giỏi còn hết sức hạn chế, tỉ lệ học sinh yếu kém còn khá cao. Theo tôi, nguyên nhân của thực trạng trên là:

Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh. Chủ yếu là cung cấp kiến thức lý thuyết về kiểu bài trong các tiết học theo phân phối chương trình mà chưa dành thời gian cho học sinh thực hành, tập quan sát, tập tìm hiểu đề, tập dựng đoạn… trong các tiết dạy chính khóa cũng như trong các tiết dạy bồi dưỡng, phụ đạo.

Giáo viên chưa tạo hứng thú cho học sinh khi học kiểu bài này, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi học Tập làm văn dẫn đến tâm lý ngại học văn.

Về phía học sinh và phụ huynh: Một số bộ phận học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, chưa có phương pháp học đúng đắn, chưa tích cực chủ động học tập mà có thói quen dựa dẫm văn mẫu. Khi làm bài thì lúng túng, bài văn thiếu sáng tạo. Một bộ phận không nhỏ phụ huynh vẫn có tư tưởng xem nhẹ môn Ngữ văn nên chưa quan tâm đến việc của con em.

Thực tế đó đặt ra một vấn đề cần thiết phải thực hiện ngay và duy trì cho những năm học tiếp theo đối với giáo viên dạy Ngữ văn khối 6 là: cần rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho các em.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Để rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6, tôi đã sử dụng các giải pháp sau:

2.3.1. Nắm bắt tâm lý của học sinh để tìm phương pháp dạy học phù hợp

Mới bước vào bậc THCS, các em còn vô tư, hồn nhiên, thích khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Vì vậy, giáo viên cần phải gây hứng thú cho học sinh trong các giờ lên lớp bằng cách sử dụng tăng cường trực quan sinh động như tranh ảnh, hiện vật, máy chiếu, bảng phụ…

Cần khơi gợi, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh: tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, người thân…

Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật, đòi hỏi bài viết phải giàu cảm xúc, tạo nên cái “hồn”, chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và nuôi dưỡng cái thiện, rèn trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.

2.3.2. Giúp học sinh xác định động cơ của việc học tốt môn Ngữ văn nói chung, kiểu bài miêu tả nói riêng, từ đó các em không còn tư tưởng xem nhẹ môn học.

Ngữ văn là môn học góp phần bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng, giáo dục những phẩm chất đạo đức cho con người như Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vì thế, giáo viên giúp cho học sinh hiểu được động cơ để học tốt kiểu bài miêu tả:

– Rèn luyện tư tưởng, đạo đức làm người.

– Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình nói và viết.

– Nâng cao hiệu quả giao tiếp.

– Rèn được óc quan sát, lối tư duy khoa học.

– Nâng cao chất lượng môn học.

2.3.3. Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả và kiểu bài văn miêu tả:

Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của bài văn miêu tả. Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm thông báo thì không phải là miêu tả. Đối với học sinh lớp 6, giáo viên cần định hướng để học sinh nắm những đặc điểm sau.

– Miêu tả thường hướng tới cái đẹp. Miêu tả theo ý tưởng thẩm mĩ và mang đến cho người đọc cảm giác thẩm mĩ. Giáo viên cần định hướng cho học sinh cách lựa chọn chi tiết miêu tả sự vật, con người làm thế nào để thể hiện đặc điểm này của văn miêu tả.

Ví dụ: Đối với đề bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt bên bờ sông quê hương em.

Giáo viên cần định hướng cho học sinh lựa chọn những chi tiết tiêu biểu của dòng sông để thể hiện đó là một dòng sông đẹp, thơ mộng. (Nước sông trong xanh ngọc bích, hai bên bờ là ngô, bãi dâu xanh mướt, thuyền bè qua lại tấp nập, mặt sông như dát vàng mỗi khi trăng lên…)

– Miêu tả phải thể hiện cái riêng biệt của mỗi người. Dù miêu tả bất kì đối tượng nào thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật, hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá sắc sảo của người viết, tạo dấu ấn cá nhân. Từng chi tiết của bài văn đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan. Chính vì thế, cần khích lệ các em tạo cho mình những nét riêng khi làm văn, sự sắc sảo trong cách viết .

– Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình. Đặc điểm này là một phẩm chất của bài văn miêu tả hay. Để tạo nên tính sinh động và tạo hình, đầu tiên các chi tiết miêu tả cần có là cái mới, riêng. Nếu mất đi cái riêng, bài văn trở nên công thức sáo rỗng.

Một yêu cầu của tính tạo hình là tính sinh động và sự hàm xúc, tả ít gợi nhiều. Yếu tố làm nên tính sinh động tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống động, gây ấn tượng. Những chi tiết lấy từ sự quan sát cuộc sống quanh ta. Từ kinh nghiệm sống của bản thân được sàng lọc, gạt bỏ những chi tiết thừa không có sức gợi cảm là bài văn có sức gợi hình.

– Trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh, có sức biểu cảm lớn. Cái đích của người viết văn miêu tả là làm thế nào dễ phác họa được những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt…một cách cụ thể sinh động, có hồn như nó vẫn tồn tại trong cuộc sống. Và làm thế nào khi qua đoạn, bài văn miêu tả, người đọc có thể hình dung ra toàn cảnh như được thấy trước mắt. Tức là người viết phải có khả năng tác động mạnh mẽ, sâu xa đến trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc. Muốn vậy, từ ngữ đưa vào văn miêu tả phải giàu màu sắc, âm thanh, nhạc điệu…Thông thường từ láy tượng thanh, tượng hình đáp ứng yêu cầu này. Chẳng hạn:

+ Tả màu sắc thường dùng các từ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng chanh, vàng tươi, vàng mượt, đỏ chót, xanh biếc, xanh ngắt, xanh pha vàng, tím phớt hồng, thâm xì…

+ Tả âm thanh: tiếng mưa: lẹt đẹt, lách tách, rào rào, ồ ồ, tí tách, lộp độp…; tiếng gió: rít, lanh lảnh, ào ào, vù vù…; tiếng lá rơi: xào xạc, xao xác…; tiếng nói chuyện, cười đùa,…

+ Tả dáng điệu: thướt tha, thong thả, vội vàng…

+ Tả con người: thấp, cao, lom khom, lúi húi, bận rộn, các động từ khi làm việc ,…

Giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ ngữ trên phù hợp với đối tượng cần tả.

Ngôn ngữ trong văn miêu tả là ngôn ngữ có sức liên tưởng, tức là khả năng khơi gợi trí tưởng tượng cho người đọc. Ngôn ngữ được dùng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì vậy, người viết cần sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, nói quá…

Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt dũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn.

– Văn miêu tả gồm các kiểu bài: Tả cảnh (cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cây cối) và tả người.

2.3.4. Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát

Giáo viên cần xác định được tầm quan trọng của việc tổ chức cho học sinh quan sát, hướng dẫn các em ghi chép lại những điều đã quan sát.

Quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh, hình ảnh tiêu biểu và xúc cảm của người đối với vật. Nhờ quan sát mà các em có thể cảm nhận được các đặc điểm của cảnh, ý văn đa dạng, phong phú hơn.

Tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc, thuộc về nguyên tắc trong dạy học văn miêu tả. Nhờ quan sát mà các em có thể cảm nhận được các đặc điểm của cảnh, ý bài văn đa dạng, phong phú hơn. Nhờ quan sát mà học sinh có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét ấn tượng, cảm xúc của mình, học sinh mới bắt tay vào làm bài. Khi quan sát, học sinh cần huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát tốt hơn. Từ đó, hiểu biết và kỹ năng về văn miêu tả được hình thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằng các cách sau:

– Sử dụng nhiều giác quan để quan sát:

+ Quan sát bằng thị giác để nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật.

+ Quan sát bằng thính giác cảm nhận âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.

+ Quan sát bằng khứu giác cảm nhận được những mùi vị tác động đến tình cảm, cảm xúc.

+ Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát cảm nhận.

– Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, trình tự quan sát.

+ Để quan sát đối tượng cần tả, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh chọn vị trí thích hợp (gọi là vị trí đắc địa). Để tả cảnh bao quát, cần phải chọn vị trí quan sát từ xa và trên cao (bờ đê, một mô đất cao, bờ sông…) Để tả cận cảnh cần chọn vị trí từ gần, đi sát có thể sờ, ngửi, lắng tai nghe, nhìn kỹ từng chi tiết nhỏ của sự vật, nếm thử để cảm nhận, thậm chí con phải lật đi, lật lại để tìm ra đặc điểm của đối tượng.

+ Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài cần tả đối tượng trong thời điểm nào để chọn thời điểm miêu tả cho phù hợp.

Ví dụ: Với Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên- Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt, Ngữ văn 6 tập 1, Bộ sách Chân trời sáng tạo, ta cần chọn thời điểm quan sát thích hợp như: sáng tinh mơ, khi mặt trời mới ló, khi mặt trời lên hẳn… Có như vậy mới thấy được sự thay đổi của cánh đồng từ màu sắc, hình ảnh theo thời gian.

 

Muốn miêu tả ngôi trường nơi em đang học cần quan sát ngôi trường mỗi sáng khi em đến sớm để làm trực nhật, những buổi các bạn đến trường đông đủ trong các ngày học, ngày hội, ngày lễ lớn… để cảm nhận được không khí, đặc điểm của ngôi trường; hay khi học sinh vào lớp; học sinh ra chơi ngôi trường cũng nhiều đặc điểm khác nhau…

+ Học sinh có thể lựa chọn những trình tự quan sát khác nhau:

Trình tự không gian: Ví dụ khi tả cảnh cánh đồng lúa có thể quan sát theo trình tự từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, từ gần đến xa…

Trình tự thời gian: Ví dụ khi miêu tả cây cối có thể tả quan sát theo mùa: xuân- hạ- thu- đông, tả cảnh sinh hoạt có thể theo trình tự thời gian: sáng- trưa- chiều- tối. Một sự việc thì quan sát theo trình tự mở đầu – diễn biến – kết thúc… Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc thì quan sát trước.

– Cần định hướng cho học sinh lựa chọn những chi tiết tiêu biểu của đối tượng để quan sát.

Phải tìm những nét riêng tiêu biểu cho sự vật. Không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất, thống kê tỉ mỉ mọi chi tiết về sự vật.

Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thể dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu kỹ. Trọng tâm quan sát thường là nét chính của bài, nêu bật chủ đề bài văn và dụng ý người viết. Có như vậy, bài viết mới tránh khỏi dàn trải, nhạt nhẽo, lan man, xa đề.

– Tạo hứng thú, cảm xúc khi quan sát.

Quan sát trong văn học cần giúp học sinh có hứng thú, say mê. Từ đó, bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước đối tượng quan sát. Xuất phát từ sự hứng thú, say mê với cảnh vật là tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật, yêu con người, lòng ham thích khám phá thế giới xung quanh. Sự hiểu biết về cảnh thông qua bài học trên lớp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng: mạng In-tơ-net, báo, đài…Vì vậy, giáo viên phải giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, lòng căm ghét cái xấu, cái ác…

– Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh quan sát.

Đối tượng cần miêu tả cái gì? Trọng tâm miêu tả? Quan sát đối tượng vào lúc nào? Quan sát theo trình tự nào? Sử dụng những giác quan nào để quan sát? Quan sát như vậy nhìn thấy hình ảnh gì nổi bật? Nghe thấy âm thanh gì? Em có cảm xúc gì? Từ quan sát em rút ra nhận xét gì?

2.3.5. Hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để định hướng làm bài

Đề tài, chủ đề của bài văn quyết định cách quan sát, tìm ý, sắp xếp ý và cách diễn đạt của bài. Nếu không nắm vững yêu cầu của đề bài thì bài văn sẽ đi chệch hướng, đi lạc đề. Yêu cầu của đề nằm trong toàn bộ lời văn của đề ra. Vì thế, việc đầu tiên là tìm những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề bằng cách trả lời câu hỏi: tả đối tượng nào? (đối tượng cần tả), tả như thế nào? (đặc điểm, tính chất của đối tượng), tả lúc nào, ở đâu? (thời gian, không gian), tả để làm gì? (mục đích miêu tả). Khi trả lời được những câu hỏi này chính là định hướng được cái khung (bộ xương) của bài văn.

Ví dụ : Với đề bài: Em hãy miêu tả cảnh sinh hoạt tại quê hương em vào một buổi chiều.

Giáo viên yêu cầu học sinh xác định được:

+ Đối tượng miêu tả: cảnh sinh hoạt tại quê hương em.

+ Thời điểm: vào một buổi chiều.

+ Không gian: cao, rộng, khoáng đạt.

+ Mục đích miêu tả: tái hiện hình ảnh về đời sống sinh hoạt tại quê hương với nét đặc trưng riêng biệt, bộc lộ niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, con người.

Trên đây là một dạng đề bài miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? Đề tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “ một miền quê”, “quê hương em”, “cảnh vùng quê”, hoặc “cảnh nơi em ở” … Cảnh tổng hợp là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa, giếng nước, sân đình, khu vườn nhà… Sau đó, giáo viên giúp học sinh hình dung ra được cụ thể cảnh miêu tả ở thời gian nào? (mùa nào), ở không gian nào? cảnh đó như thế nào… Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình đối tượng miêu tả.

2.3.6. Hướng dẫn cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả

– Hướng dẫn học sinh tìm ý:

Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả những học sinh vẫn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh thực hiện điều này, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn miêu tả như sau:

Cần phải tả theo trình tự: tả bao quát, sau đó tả cụ thể đối tượng.

Tả bao quát đối tượng được coi là một thao tác sơ khoáng rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người đọc bằng ngôn từ. Vì vậy, học sinh cần nắm được cách tả phần bao quát như thế nào?

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu văn bản thơ đường luật cho học sinh lớp 8
8
Ngữ Văn
4.5/5

Ngữ Văn
4.5/5

8
Ngữ Văn
4.5/5

300.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)