SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10
- Mã tài liệu: MP0950 Copy
Môn: | Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 873 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thống Nhất |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thống Nhất |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10″ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1.1 Đối với giáo viên
– Xác định rõ nội dung kiến thức cần đạt ( mục tiêu bài học) theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
– Xác định kiến thức liên môn cần tích hợp trong bài học
– Cần xác định các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh. Cần xác định phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng linh hoạt các phương pháp khi tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học; lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy và học hiệu quả
– Cần có hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tìm hiểu kiến thức của môn học và các kiến thức liên môn trước mỗi bài học kĩ lưỡng
2.3.1.2 Đối với Học sinh
Để học tập đạt hiệu quả thì yêu cầu học sinh cần
– Có sự chuẩn bị bài chu đáo như đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép, bút, giấy…
– Có tìm hiểu trước kiến thức của bài học và kiến thức liên môn chu đáo
– Tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Tích cực tích hợp kiến thức liên môn để nâng cao hiệu quả học tập
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn coi trọng yếu tố con người; coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”( Trích VKĐHĐBTQ lần XI, NXB CTQG – ST, Hà Nội 2011, tr 76); coi phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là một trong ba khâu đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020.
Vấn đề trên đặt ra cho giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình. Trong những năm gần đây, nhất là năm ………. tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học hiện đại. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD). Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn trong môn GDCD giúp cho bài giảng (nhất là các bài phần triết học) trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề đối với giáo viên. Nguyên tắc này giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức trong sự liên kết các ngành khoa học: Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội học cùng nhiều chuyên ngành khoa học khác… Tạo tầm kiến thức sâu, rộng của giáo viên trong giảng dạy, làm đậm thêm nét đẹp trí tuệ của người thầy trong thời đại mới.
Đối với học sinh, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn GDCD làm cho nhận thức học tập của học sinh được nâng cao, khắc phục tâm lý ngại khó, phát huy tính tích cực trong học tập, giúp các em hình thành khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các tình huống trong học tập, trong cuộc sống; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội… Đấy chính là điều rất quan trọng quyết định đạo đức và nhân cách của mỗi con người Việt Nam.
Tích hợp kiến thức liên môn không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới các phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu của thời đại mà thực sự đã mang lại những hiệu quả cao trong dạy học. Để bồi đắp thêm những kinh nghiệm trong Dạy và Học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn học nói riêng, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói chung phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10 nói riêng nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong dạy – học môn GDCD, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về vai trò, ý nghĩa cách thức thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay đạt hiệu quả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về Tích hợp liên môn trong dạy học.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về việc Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói riêng trong dạy học nói chung.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tiếp thu, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.
Trong Triết học duy vật biện chứng Mác – Lênin khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Như vậy, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
2.2 Thực trạng vấn đề
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn học, nhất là với môn GDCD. Nếu như giai đoạn trước là yêu cầu tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị, kĩ năng sống… Gần đây là việc tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng ; phòng chống tác hại của game online có nội dung bạo lực không lành mạnh cũng được Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai vào chương trình của môn học. Như thế, có thể nói, giáo viên GDCD đã được làm quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp này từ khá sớm. Thế nhưng, trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua hoặc cũng có giáo viên đã thể hiện được tinh thần tích cực của việc tích hợp nhưng lại lúng túng trong nội dung và phương pháp thực hiện, xem tích hợp như là tổ hợp, gộp chung các kiến thức lại… nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong giảng dạy của giáo viên.
Đối với nội dung kiến thức phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10, là phần kiến thức rất khó, có tính trừu tượng khái quát cao, nhưng lại có vai trò rất quan trọng là góp phần hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn cho người học. Thế nhưng, tâm lý chung trong học sinh là chờ đợi, thụ động trong tiếp nhận kiến thức, trên lớp các em có thói quen tiếp nhận kiến thức theo kiểu một chiều, nghe và ghi chép những kiến thức mà thầy cô truyền thụ, vì thế kiến thức của môn học vốn đã khó, khô khan, trừu tượng lại càng tăng thêm sự ngại học của các em, đôi khi còn xem nhẹ, coi đó là môn phụ nên các em càng lười học hơn, khi gặp nội dung khó dễ có tâm lý bỏ qua không chịu suy nghĩ, tìm cách chiếm lĩnh kiến thức.
Trên tinh thần của nghị quyết Hội nghi Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trường THCS- THPT Thống Nhất trong những năm học gần đây đã được Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và từng giáo viên đưa vào kế hoạch trọng tâm trong kế hoạch năm học, triển khai cụ thể trong kế hoạch tháng, tuần cả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, giáo dục của mỗi giáo viên. Hầu hết ở các bộ môn, nhất là trong môn GDCD, dù ở mức độ khác nhau, đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học của nhà trường, trở thành phong trào thi đua trong họat động Dạy và Học của cả thầy và trò. Song trên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]